Chia sẻ kinh nghiệm tìm việc và phỏng vấn kế toán ,44 câu hỏi phỏng vấn kế toán,câu hỏi phỏng vấn kế toán kho, câu hỏi phỏng vấn nghiệp vụ kế toán, câu hỏi phỏng vấn kế toán trưởng
,bài test phỏng vấn kế toán, phỏng vấn kế toán bán hàng, những câu hỏi phỏng vấn kế toán thuế,câu hỏi phỏng vấn nghiệp vụ kế toán trưởng
GÓC CHIA SẺ KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN
Chào cả nhà, lại là em đây, em xin tiếp tục chuỗi chia sẻ từ xin nghỉ việc, tới đi phỏng vấn và bàn giao công việc cho người mới.
Sau 1 tuần tròn trĩnh đi phỏng vấn, em rải hồ sơ trên vieclam24h và topcv khá nhiều, số cty gọi phỏng vấn có lẽ phải hơn chục, em từ chối ko ít, photo 4 bộ hồ sơ, 1 bộ gốc là 5, đi pv 5 cty thì 1 cty ko mang hồ sơ, 1 cty quyết định đi làm nên đã nộp gốc, dư 1 bộ photo.
Nội dung chính:
GÓC CHIA SẺ KINH NGHIỆM PHỎNG VẤN
Sau 1 tuần tròn trĩnh đi phỏng vấn, em rải hồ sơ trên vieclam24h và topcv khá nhiều, số cty gọi phỏng vấn có lẽ phải hơn chục, em từ chối ko ít, photo 4 bộ hồ sơ, 1 bộ gốc là 5, đi pv 5 cty thì 1 cty ko mang hồ sơ, 1 cty quyết định đi làm nên đã nộp gốc, dư 1 bộ photo.
2 công ty ứng tuyển vị trí chứng từ xnk thực sự em ko có chút tự tin nào, thứ nhất bằng cấp liên quan ko có, thứ hai tiếng anh khá hạn chế. 3 công ty kế toán thuộc chuyên môn nên tự tin có thừa, mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm mình có, những điều em cóp nhặt được trên gia đình kế toán và cộng đồng kế toán trước kia.
Kết quả em nhận được là cả 3 cty kế toán đều đồng ý nhận vào làm với vị trí kế toán tổng hợp mặc dù 4 năm qua em chỉ làm nội bộ. 2 công ty chứng từ 1 đã trượt dù họ ko thông báo và 1 còn đang chờ kết quả, nhưng khả năng cũng trượt.
Kinh nghiệm của em sau 5 lần phỏng vấn này rút ra được đó là nếu mình đã có kiến thức, hãy tự tin thể hiện, cái gì chưa biết có thể học hỏi, ko có gì là ko biết và ko làm được cả. Nếu bản thân mạnh ở lĩnh vực nào, hãy phát huy lĩnh vực đó với 1 công việc liên quan tới nó.
Ngoài ra em còn phỏng vấn online với công ty Nhựa Á Đông làm chứng từ xuất khẩu, chế độ tốt nhưng tận Lạc Yên, Hoài Đức quá xa nên em từ chối làm, nếu ai gần mạn đó có thể liên hệ xin phỏng vấn, chị nhân sự bên đó có nhờ em giới thiệu giúp, cuối năm họ chuyển văn phòng về khu Tân Hoàng Minh Trần Duy Hưng nha.
Điều cuối cùng nữa là nếu ai cảm thấy không thể tiếp tục làm việc với sếp cũ, hãy mạnh mẽ ra đi, tìm chân trời mới, đừng sợ thất nghiệp, nhưng trước khi đi hãy trang bị lượng kiến thức đủ để làm được việc và thời gian ít nhất là 1 năm ở cty cũ, các ông sếp rất thích nhân viên gắn bó lâu dài, họ ko thích người nay làm cty này mai nhảy công ty khác đâu. Em xin hết ạ
Những câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp nhất
1. Bạn hãy giới thiệu sơ về bản thân cũng như kinh nghiệm làm việc.
Đây là câu đơn giản nhưng hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng hỏi, mục đích là để kiểm chứng lại độ xác thực của 1 số điểm trong CV của bạn mà thôi. Với câu hỏi này, bạn chỉ nói nhanh về ngành học của bạn và các công ty bạn đã làm việc, cố gắng nhấn mạnh những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí đang phỏng vấn, tuyệt đối không nói về đời sống cá nhân như sở thích…
2. Theo bạn, đâu là ba kỹ năng của một kế toán giỏi?
Bạn lưu ý là nhà tuyển dụng cần biết 3 kỹ năng của một kế toán giỏi chứ không phải hỏi bạn giỏi kỹ năng nào. Không có câu trả lời cố định cho câu hỏi này vì nó phụ thuộc vào vị trí bạn tuyển dụng là gì nhưng tôi gợi ý cho bạn 1 số kỹ năng của một kế toán giỏi: giỏi toán, cẩn thận, chi tiết, giỏi hệ thống (tất cả kế toán), kỹ năng phân tích, tư duy logic, kỹ năng dự báo (trưởng phòng tài chính, kế toán trưởng).
3. Bạn đã sử dụng những phần mềm kế toán nào?
Với câu hỏi này, mục đích của nhà tuyển dụng là câu hỏi tiếp theo sau khi bạn trả lời câu hỏi này: Bạn đánh giá thế nào về những phần mềm đó, cái nào tốt nhất? Bạn phải thể hiện được thế mạnh về hệ thống trong câu hỏi này, cố gắng nêu ưu nhược điểm của từng hệ thống. Thật sự nếu bạn không giỏi hệ thống thì cũng khó giỏi về kế toán vì ngày nay công ty nào không xài hệ thống ERP. Và cũng đừng quên đề cập đến excel nếu bạn giỏi excel vì nó hỗ trợ rất tích cực trong công việc kế toán và tài chính
4. Bạn đã từng làm những báo cáo kế toán, tài chính nào?
Hãy trả lời những báo cáo nào bạn biết và nếu có liên quan đến công việc đang phỏng vấn càng tốt, lưu ý là có thể người phỏng vấn sẽ hỏi bạn chi tiết hơn trong báo cáo bạn nêu.
5. Những quy trình kế toán nào bạn đã viết hoặc chỉnh sửa?
Nếu bạn đã từng viết quy trình kế toán thì câu này quá đơn giản nhưng nếu bạn chưa viết thì ngay bây giờ hãy lấy các quy trình hiện tại của công ty bạn và đọc, cố gắng hiểu các quy trình thì bạn sẽ trả lời được câu hỏi này dễ dàng.
6. Theo bạn thì công việc kế toán có những khó khăn nào?
Câu này bạn có thể nêu về hệ thống pháp luật Việt Nam đang đổi mới nên quy định về thuế và kế toán thay đổi liên tục, thị trường kinh doanh canh tranh nên cầu của ban giám đốc về số liệu kế toán cũng nhanh hơn, chính xác hơn và cụ thể hơn…
7. Hãy nêu một khó khăn / sự cố kế toán mà bạn đã giải quyết thành công.
Câu này bạn tập trung vào những khó khăn, thử thách bạn đã phải đối mặt khi giải quyết vấn đề đó, kết quả là tiết kiệm tiền, giảm rủi ro, giảm phạt…như sự cố về hệ thống, sự cố thanh tra thuế…
8. Làm sao để đảm bảo bạn hay nhân viên của bạn không có phạm sai lầm trong công việc?
Phạm sai lầm là chuyện thường tình của con người nhưng kế toán là liên quan đến tiền và pháp luật nên mục tiêu là phải zero mistake. Tôi bật mí các bạn 1 bí kíp để hạn chế sai sót trong kế toán là luôn luôn tìm một mốc để đối chiếu số liệu, mốc đối chiếu có thể là số liệu phòng khác, sổ chi tiết-sổ cái, tháng trước, năm trước, tính toán bên ngoài…
9. Bạn sẽ làm được gì cho công ty chúng tôi?
Câu này thường được hỏi cho các vị trí kế toán trưởng trở lên, câu trả lời sẽ tùy thuộc và tình trạng của doanh nghiệp đang tuyển dụng. Nếu một công ty đang xây dựng thì nhiệm vụ quan trọng sẽ là tối ưu TSCĐ (Capex) và thuế nhà thầu, nếu một công ty đang gặp vấn để về dòng tiền thì cần tối ưu vốn lưu động…
10. Bạn sẽ làm gì nếu bản cân đối tài khoản không cân?
Về nguyên tắc, bản cấn đối tài khoản là phải cân cù hệ thống bao giờ cũng kiểm tra bút toán kép rồi, nếu không cân thì chỉ cần kiểm tra lại số dư đầu kỳ mang sang, phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ có thiếu tài khoản mới nào không, dùng excel kiểm tra làm tròn số thập phân.
11. Kiến thức, kỹ năng nào là quan trọng nhất đối với một kế toán trưởng?
Một kế toán trưởng phải đảm bảo cho bộ máy kế toán hoạt động hiểu quả và chính xác do đó phải có kiến thức kinh doanh, am hiểu pháp luật và giỏi chuyên môn đặc biệt là về thuế, giá thành và báo cáo tài chính, giỏi hệ thống và chịu được áp lực cao.
12. Những thành tích nào bạn đã đạt được trong suốt thời gian đi làm?
Đây là lúc để bạn khoe khoan về những thành quả mà bạn đã làm được, hãy nêu những công việc mà bạn đã cải tiến để mang lại hiểu quả cho công ty.
13. Bạn quản lý nhân viên như thế nào?
Quản lý nhân sự là cả một nghệ thuật và nó vô cùng linh động nên câu trả lời nó tùy thuộc vào phong cách quản lý của bạn là khéo léo hay thân thiện, đa số kế toán thì quản lý theo kiểu thân thiện. Tuy nhiên, phong cách gì cũng cần tuân thủ quy tắc: theo dõi –> kiểm tra –> đánh giá –> hỗ trợ/điều chỉnh để đạt mục tiêu chung của phòng và công ty
14. Vì sao bạn muốn chuyển việc?
Nếu bạn đã đi làm thì câu này 99% nhà tuyển dụng sẽ tò mò muốn biết lý do tại sao bạn quyết định nhảy việc. Đây không phải là câu hỏi đơn giản vì chỉ cần không khéo léo, bạn có thể dễ dàng bị mất điểm trước nhà tuyển dụng.. Nếu bạn qua một công ty lơn hơn hay vị trí cao hơn thì hãy trả lời “phát triển nghề nghiệp”, nếu bạn về gần nhà hơn thì “cho gần nhà”, bí quá thì hãy nói “thay đổi môi trường”, tuyệt đối không chê công ty cũ, tránh phàn nàn về mức lương, chán công việc, mâu thuẩn với sếp, khó thăng tiến… Nếu bạn biết lý do nào hay hơn thì comment bên dưới cho tôi nhé 🙂
15. Vì sao bạn nghĩ bạn phù hợp cho vị trí này? hoặc hãy nêu lý do chúng tôi nên tuyển bạn cho vị trí này?
Để trả lời câu hỏi này bạn phải đọc kỹ bản mô tả công việc (job description), cố gắng làm nổi bật nhấn mạnh đến những kinh nghiệm bạn đang có liên quan đến các yêu cầu trong bản mô tả công việc và kết luận rằng với những thế mạnh và kinh nghiệm của tôi thì rất phù hợp với yêu cầu của công việc
16. Điểm mạnh và điểm yếu cả bạn là gì?
Bạn nêu những điểm mạnh liên quan đến các kỹ năng mà công ty đang yêu cầu và những điểm yếu mà ít liên quan đến công việc đang cần.
17. Bạn đã và đang làm kế toán trưởng tại Công ty cũ được thời gian khá dài vây tại sao bạn lại muốn tìm công việc khác?
Câu này cũng tương tự như câu 14 bên trên nhưng nhấn mạnh ở chỗ vị trí cao nhất của phòng kế toán và thời gian công tác lâu năm nên nếu bạn có lý do gia đình thì nêu ra vì ít ai đi sâu hay phản bác về chuyện gia đình nếu vì lý do công việc thì bạn hãy trình bày rằng định hướng và mục tiêu của bản thân không còn phù hợp với công ty hiện tại nên sau nhiềm năm gắn bó bạn muốn tìm môi trường mới phù hợp hơn cho mục tiêu nghề nghiệp của bạn (nhớ chuẩn bị mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì và nó phải liên quan đến công việc đang ứng tuyển)
Một số câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng có thể hỏi để các bạn tham khảo
Những cầu này khá đơn giản nên tôi không đưa ra câu gợi ý trả lời mà chỉ để các bạn tự trả lời, có thắc mắc gì thì comment hỏi tôi
18. Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong những năm tới là gì?
19. Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu ngay ngày báo cáo cuối tháng, cuối năm mà hệ thống bị trục trặc?
20. Khả năng ứng dụng tin học của bạn tới mức nào?
21. Bạn hãy cho biết tại sao Bạn theo nghề kế toán?
22. Bạn hiểu mục đích của công việc kế toán trưởng là thế nào?
23. Bạn có những tố chất nào phù hợp với vị trí kế toán trưởng?
24. Nghề kế toán có những điểm nào làm cho Bạn thích và Bạn không hài lòng?
25. Bạn sẽ theo nghiệp kế toán bao lâu?
26. Nghề kế toán có điều gì giúp Bạn trong cuộc sống không?
27. Bạn hãy cho chúng tôi biết tầm quan trọng của công tác kế toán?
28. Bạn hãy cho chúng tôi biết vai trò và chức năng của công tác kế toán?
29. Bạn dụ tuyển vào vị trí kế toán trưởng vậy Bạn có biết soạn thảo quy chế kế toán không ? Mục đích của quy chế này là gì ? Có cần thiết để có quy chế không?
30. Những tố chất nào mà người kế toán trưởng cần phải có? Để làm gì?
31. Bạn đã có kinh nghiệm về kế toán, vậy những kinh nghiệm đó thuộc phần hành nào?
32. Nếu số liệu do Bạn làm sai có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh lời, lỗ của Công ty thì Bạn chịu trách nhiệm như thế nào?
33. Nếu một kế toán kho có số liệu không trùng khớp với số liệu của thủ kho thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
34. Bạn là kế toán tiền mặt, vậy nếu số liệu của Bạn không trùng khớp với số liệu của thủ quỹ thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
35. Bạn là Kế toán thuế, nếu Bạn làm sai kéo theo việc Công ty phải đóng thuế giá trị gia tăng của tháng đó thì bạn sẽ xử lý thế nào?
36. Bạn dự tuyển vào vị trí kế toán bán hàng, vậy theo nghiệp vụ kế toán Bạn biết làm những gì ? bạn cần loại chứng từ, hóa đơn nào, các tài khoản nào Bạn cần phải sử dụng thường xuyên (Tương tự như câu hỏi này dành cho kế toán kho, kế toán thuế, kế toán thu, chi, kế toán công nợ ..v . .v. .)
37. Bạn có quyền hạn gì trong công viêc của mình?
38. Bạn có trách nhiệm gì trong công việc của mình? Trách nhiệm đó thể hiện như thế nào?
39. Điều gì quan trọng nhất khi làm công việc kế toán trưởng?
40. Điều gì quan trọng nhất đối với người làm kế toán trưởng?
41. Khả nằng ứng dụng vi tính vào công việc kế toán của Bạn được bao nhiêu %? (Hoặc ở mức độ nào ?) bạn hãy kể ra?
42. Bạn có tự tin vào năng lực ứng dụng vi tính của mình không, nếu chúng tôi kiểm tra năng lực đó bằng thực tế ngay bây giờ?
43. Hiện nay việc ứng dụng phần mếm kế toán, hệ thống ERP vào trong công việc đã được rộng rãi. Theo Bạn, Bạn thích làm bằng phần mềm kế toán hay làm trực tiếp trên excel, tại sao?
44. Nhiều người cho rằng phần mềm kế toán là con dao hai lưỡi, quan điểm của bạn như thế nào về điều này?
45. Trong suốt quá trình đi làm, điểm bạn thích nhất và không thích nhất trong công việc trước đây của bạn là gì?
46. Bạn biết gì về công ty chúng tôi?
Khi chuẩn bị đi tham gia phỏng vấn, bạn thường hay chuẩn bị cho những câu thường sẽ được nhận từ nhà tuyển dụng, mà quên mất rằng, kỹ năng đặt ra những câu hỏi ngược lại và hack được não của nhà tuyển dụng, cũng sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao!
Một số câu hỏi hay dành cho ứng viên kế toán hỏi về công ty để ghi điểm với Nhà tuyển dụng.
- Anh / Chị có thể vui lòng cho tôi biết về cấu trúc của công ty và phòng tài chính không?
- Phần yêu cầu công việc thì tôi đã đọc trong bản mô tả công việc rồi nhưng Anh / Chị có thể nhấn mạnh cho tôi biết kỹ năng nào là đặc biệt cần cho vị trí này? Thử thách lớn nhất đối với vị trí này là gì?
- Hiện công ty đang sử dụng hệ thống gì cho việc ghi nhận và quản lý số liệu? Hệ thống này có toàn diện từ đầu cuối không? (Từ công đoạn lập kế hoạch đến thu tiền)
- Hiện tại công ty có ban hành các quy trình, chính sách để kiểm soát hoạt động kinh doanh và hướng dẫn công việc không?
- Đây là vị trí tuyển mới hay tuyển thay thế?
- Mong đợi lớn nhất của công ty dành cho vị trí này trong năm đầu tiên là gì?
Câu này bạn nên hỏi ở vòng phỏng vấn chuyên môn, không nên hỏi ở vòng nhân sự. Câu trả lời của nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn xem xét khả năng có đáp ứng được mong đợi của công ty hay không.
Một số lưu ý khi đi phỏng vấn để có ấn tượng tốt
1. Tìm hiểu thông tin nhà Tuyển dụng:
- Trước khi đến phỏng vấn việc đầu tiên bạn cần phải làm đó là tìm hiểu kỹ về Công ty tuyển dụng như: Công ty đó hình thành và hoạt động về lĩnh vực gì, sản phẩm, dịch vụ là gì…Các bạn có thể tìm hiểu qua website, thông tin trên các website tuyển dụng …
- Nếu các bạn chứng tỏ được sự hiểu biết của bạn về Công ty đó thì Nhà tuyển dụng sẽ rất hài lòng về bạn, như vậy là bạn đã thể hiện được sự quan tâm đối với công ty và thực sự quan tâm tới vị trí mà bạn ứng tuyển.
2. Thời gian khi đi phỏng vấn:
- Thời gian tốt nhất cho buổi phỏng vấn là bạn đến trước khoảng 10 -15p trước lịch hẹn. Bạn không nên đến quá sớm và tối kỵ là không được đến muộn. Trường hợp đến muộn bạn có thể liên hệ với người phỏng vấn để giải thích và mong họ thông cảm chờ bạn.
- Bạn đến sớm sẽ rất tốt cho bạn, thứ nhất là bạn đến đúng giờ, thứ hai là bạn có thời gian để bình tĩnh và tự tin hơn trước khi vào phỏng vấn, thứ ba là bạn có thời gian để sắp xếp lại hồ sơ, trang phục …
3. Trang phục khi đi phỏng vấn:
- Đã xác định đi xin việc tức là bạn đã xác định đi làm. Như vậy bạn cần phải xem lại phong cách ăn mặc của mình, Bạn nên thay đổi phong cách ăn mặc theo kiểu sinh viên như: Áo thun, áo phông, màu sắc lòe loẹt…Tốt nhất là bạn nên mặc áo sơ mi và quần âu, vải, jean hoặc váy.
- Các bạn nữ thì nên chú ý đến vấn đề trang điểm, không nên trang điểm quá đậm, tốt nhất là các bạn trang điểm nhẹ nhàng thôi.
4. Những điều cần làm trước khi vào phỏng vấn:
- Nếu hôm tuyển dụng đó có nhiều ứng viên: Bạn hãy nói chuyện với các ứng viên khác, hỏi ý kiến, kinh nghiệm của họ…
- Hãy chuẩn bị những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể hỏi. Hoặc có thể hỏi những người phỏng vấn trước các câu hỏi về nghiệp vụ kế toán.
- Chỉnh sửa lại trang phục thật gọn gàng, lịch sự.
- Hãy để điện thoại ở chế độ im lặng
5. Khi phỏng vấn:
- Khi bước vào phòng phỏng vấn, bạn hãy cố gắng tự tin và nhìn vào ánh mắt của người phỏng vấn để nở 1 nụ cười, luôn mỉm cười khi phỏng vấn.
- Hãy tập trung lắng nghe thật kỹ các câu hỏi của người phỏng vấn để có thể đưa ra 1 câu trả lời ngắn gọn mà trúng đích. Những câu hỏi khó bạn không chắc thì không nên trả lời vòng vo hoặc nói em không biết. Các bạn có thể nở 1 nụ cười rồi nói khéo với người phỏng vấn: E chưa làm phần này nên em không rõ lắm, a/chị có thể giải thích giùm em được ko.
6. Khi kết thúc phỏng vấn:
- Sau khi phỏng vấn sau, các bạn hãy nói lời cảm ơn với người phỏng vấn.
- Hoặc bạn có thể gửi email, tin nhắn để cảm ơn. Bản thân mình chỉ cảm ơn người phỏng vấn ngay sau khi phỏng vấn chứ cũng không dùng email hay tin nhắn.
Bài test phỏng vấn kế toán tổng hợp, Bài test phỏng vấn kế toán có đáp an, Bài test phỏng vấn kế toán trưởng, Câu hỏi phỏng vấn nghiệp vụ kế toán, Kinh nghiệm phỏng vấn kế toán sản xuất, Câu hỏi phỏng vấn nghiệp vụ kế toán tổng hợp, Phỏng vấn kế toán cho người chưa có kinh nghiệm, Câu hỏi phỏng vấn kế toán hành chính sự nghiệp