Hạt giống tâm hồn:Vì sao nuôi con kiểu “bao bọc” thường tạo ra những kẻ VÔ ƠN ?

Hạt giống tâm hồn:Vì sao nuôi con kiểu “bao bọc” thường tạo ra những  kẻ VÔ ƠN ?. Trên đời này, người mẹ tốt nhất là người biết lui về một cách thích hợp, tình thân vĩ đại nhất là biết buông tay đúng lúc. Tước đoạt những cơ hội trưởng thành về nhân cách của con cái, thì chúng sẽ không có tâm hồn, tín ngưỡng của bản thân. Chúng chỉ là những em bé to xác và những kẻ vô ơn.
Cách chung sống tốt nhất giữa con người với con người chính là: Cuộc sống của bạn, tôi chỉ chúc phúc chứ không can thiệp, quyết định của bạn, tôi chỉ tôn trọng chứ không ép buộc.

Ngọc Mai 36 tuổi, sau khi ly hôn cô đưa con về sống với mẹ đẻ. Cũng từ đó cô ấy mang theo những rắc rối bất tận cho mẹ của mình. Trước kia cô cũng nợ một khoản tiền lớn. Sau này cô cả tin vào một “người bạn” không hề quen biết, cùng hùn vốn làm ăn với họ. Chẳng bao lâu sau số tiền vốn ấy cũng đội nón ra đi.

Điều khiến người ta không thể hiểu được là: Cô ấy biết rõ rằng người bạn này có hành vi không ngay chính, nhưng vẫn giấu kỹ sự thực này khiến mẹ cô phải vay mượn họ hàng cả trăm triệu cho cô buôn bán.

Kết quả là việc làm ăn thất bát và mẹ cô phải cõng cả một khoản nợ kếch xù trên lưng. Chủ nợ thường tới nhà đòi nợ, đe dọa liên miên, khiến người nhà luôn phập phồng lo sợ, bất an. Nhưng thu nhập của cô ấy không cao lại chẳng có tiền tiết kiệm.

Cho nên hai món nợ này đều do mẹ cô gánh vác. Nhưng kỳ lạ là trong hoàn cảnh túng quẫn như vậy, cô vẫn không chăm chỉ làm ăn mà lại để con cho mẹ già chăm sóc. Còn cô suốt ngày bù khú ăn chơi nhậu nhẹt với đám bạn xấu.

Quá bất lực hai hàng nước mắt của bà lăn dài. Bà vừa khóc vừa nói: “Nếu con vẫn không hối cải mẹ sẽ không tiếp tục lo lắng cho hai mẹ con con nữa. Con hãy ra khỏi nhà của mẹ và học cách sống tự lập!”. Nhưng cô con gái không thấy xấu hổ mà cầu xin mẹ tha thứ.

Ngược lại, sự oán hận của cô còn lớn hơn cả mẹ mình. Cô nói rằng cô mới là người phải chịu oan ức, đây đều là sai lầm của mẹ. Mẹ cô tròn mắt kinh ngạc, không ngờ cả đời che chở và yêu thương, chăm lo cho con gái lại đổi lại những lời vong ơn bội nghĩa như thế này.

Câu chuyện của Ngọc Mai khiến tôi nhớ đến Nam, một người họ hàng xa, cũng chẳng để tâm đến việc nhà hay ngó ngàng đến con cái. Suốt ngày anh ấy chỉ biết ăn chơi hưởng thụ và kết bạn kết bè. Nam cũng bị một người bạn không đáng tin cậy lừa đến mức suýt chút nữa phải lưu lạc đầu đường xó chợ. Cuối cùng nhờ anh trai chạy đôn chạy đáo vay mượn tiền mới giúp Nam giữ được căn nhà.

“Những em bé lớn xác” chưa trưởng thành về tâm hồn và trí tuệ

Nam và Ngọc Mai có khá nhiều điểm tương đồng. Họ đều không biết chịu trách nhiệm về những việc mình làm, đầu óc khá đơn giản, cả tâm hồn và trí huệ đều chưa trưởng thành.

Những người như thế này trong tâm lý học gọi là “Những em bé lớn xác”.

Đặc điểm chủ yếu của những em bé lớn xác là tuổi sinh lý đã đạt được tiêu chuẩn của người trưởng thành, nhưng tâm hồn và trí tuệ lại chỉ như những đứa trẻ.

Nhân cách của những em bé lớn xác này rốt cuộc được hình thành như thế nào?

Kỳ thực chủ yếu bắt nguồn từ hai phương diện: Một là giáo dục gia đình, hai là môi trường xã hội.

Mẹ của Ngọc Mai là một phụ nữ khá cứng rắn. Nghe nói mọi chuyện trong nhà từ việc lớn đến việc nhỏ đều do bà quyết định. Con cái và chồng xưa nay chỉ đóng vai những người phục tùng vâng lệnh. Tức là mọi chuyện đều do mẹ cô nắm giữ. Ngay cả hai món nợ của Ngọc Mai cũng do mẹ cô chịu trách nhiệm bồi hoàn.

Còn anh trai của Nam thì vô cùng gia trưởng. Khi cha mẹ qua đời, Nam vẫn là một đứa trẻ. Mọi chuyện trong nhà đều do một mình anh trai quyết định. Ngay cả việc Nam lấy vợ như thế nào, làm công việc gì, thậm chí con cái Nam sẽ học trường nào, cũng đều phải nghe theo sự sắp đặt của anh trai. Anh trai thường không yên tâm về Nam và cho rằng em trai mình không biết cách giải quyết việc nhà. Vậy nên trước sau anh trai Nam vẫn không chịu buông tay, không để cho Nam có cơ hội tự mình lo liệu mọi chuyện.

Bao nhiêu năm qua, anh trai Nam đã dốc biết bao tâm sức hoạch định cuộc đời cho em trai mình, hết lòng lo lắng, vun vén cho Nam. Nhưng kết quả lại khiến lòng người băng giá. Anh ấy càng quản chặt thì Nam lại càng không có chí tiến thủ. Nam càng không có chí tiến thủ thì anh trai lại càng lo lắng. Lâu dần đã hình thành nên một vòng luẩn quẩn.

Trên thực tế, trong một mối quan hệ, những người được người khác “chăm sóc” đương nhiên dễ hình thành một lối tư duy dựa dẫm, ỷ lại. Ngược lại những người bao bọc quá phận sự lại cho rằng họ đang che mưa che gió, giúp người thân của mình giải quyết những phiền phức. Vậy nên những người được chăm sóc kỹ càng trên thực tế đều không thực sự trưởng thành. Nói cách khác là họ đã bị tước đoạt cơ hội trưởng thành.

Có thể bạn quan tâm:

3 thoughts on “Hạt giống tâm hồn:Vì sao nuôi con kiểu “bao bọc” thường tạo ra những kẻ VÔ ƠN ?

  1. Pingback: astro quad carts

  2. Pingback: ข่าวบอล

  3. Pingback: tubulatura ventilatii

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);