Tải full bài tập thuế gtgt có đáp án , lời giải cụ thể, chi tiết

Tải full bài tập thuế gtgt có đáp án , lời giải cụ thể, chi tiết (link Google driver bản pdf, word). Link tải và Download bản doc và pdf mới nhất 2018.Giải bài tập thuế giá trị gia tăng, Bài tập thuế tổng hợp có đáp an, Bài tập tính thuế GTGT hàng nhập khẩu, Bài tập thuế GTGT và TTĐB, Bài tập thuế tiêu thụ đặc biệt, Bài tập thuế có lời giải, Bài tập tính huống thuế GTGT, Bài tập viết hóa đơn giá trị gia tăng . Cách cách trình bày bài tập thuế giá trị gia tăng, bài tập thuế gtgt 2021, 2022, và các dạng bài tập thuế gtgt được khấu trừ

Bài 1 : công ty A bán một lô hàng X cho công ty B với giá bán đã có thuế GTGT của cả lô hàng là 22 triệu, thuế suất thuế GTGT là 10%. Vậy giá tính thuế của lô hàng này là bao nhiêu?

Bài làm
Giá trị tính thuế giao tăng của lô hàng :

 

Giá tính thuế giá trị gia tăng cho lô hàng là 20.000.000 (đ)

Bài 2: Cửa hàng kinh doanh thương mại điện tử Hồng Phú xuất bán một lô hàng nồi cơm điện với giá bán 800.000 đ/cái với số lượng là 5.000 cái. Để khuyến mãi nhân dịp  khai trương cửa hàng quyết định giảm giá bán đi 5%. Vậy giá tính thuế của lô hàng này là bao nhiêu?
Giải:

Giá tính thuế của một nồi cơm điện: 800.000 – (800.000 x 0.05) = 760.000 đ.
Giá tính thuế của lô hàng 5.000 cái: 760.000 x 5.000 = 3.800 tr.đ.
Vậy giá tính thuế của cả lô hàng này là 3.800.000.000 đồng.

Bài 3: DN thương mại Hồng Hà có tài liệu như sau :

DN sản xuất 4 sp A,B,C,D và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ :

Giá mua chưa thuế SP A : 9000 đ/sp, sp B 15.000 đ/sp, sp C 20.000 đ/sp, sp D 25.000 đ/sp. Với thuế suất thuế GTGT sp A 5%, sp B 10%,sp C 5%, sp D 0 %

Giá bán chưa thuế SP A : 15.000 đ/sp, sp B 20.000 đ/sp, sp C 30.000 đ/sp, sp D 35.000 đ/sp. Thuế suất là 10 % trên mỗi mặt hàng. Hãy tính thuế GTGT phải nộp của từng mặt hàng

Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải mới nhất 2021

 
Bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải gốm đầy đủ các dạng từ trắc nghiệm, trả lời đúng sai, tự luận ôn kiến thức về thuế giá trị gia tăng và các dạng bài tập tính thuế GTGT 
 
 
Các dạng bài tập thuế giá trị gia tăng có lời giải bao gồm dạng bài tập tính thuế GTGT, bài tập câu hỏi đúng sai, bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận ôn luyện về thuế giá trị gia tăng
 

1. Dạng bài tập tính thuế giá trị gia tăng

 
Bài 1
Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm X chịu thuế giá trị gia tăng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong tháng tính thuế tài liệu sau:
– Xuất kho tiêu thụ 10.000 sản phẩm X, trong đó 6.000 sản phẩm xuất khẩu với giá bán tại cửa khẩu xuất là 150.000 đồng/sản phẩm; 4.000 sản phẩm tiêu thụ trong nước với giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng là 100.000 đồng/sản phẩm.
– Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu vào tập hợp trên các hóa đơn giá trị gia tăng mua vào trong tháng đủ điều kiện được khấu trừ là 12.000.000 đồng. Thuế GTGT trên chứng từ nộp thuế của TSCĐ dùng để sản xuất sản phẩm X là 50.000.000 đồng.
Yêu cầu: Xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp biết thuế suất thuế giá trị gia tăng của sản phẩm X là 10%.
Lời giải:
Tính thuế giá trị gia tăng đầu ra:
– Đối với sản phẩm xuất khẩu: 6.000 × 150.000 × 0% = 0 đồng.
– Đối với sản phẩm tiêu thụ trong nước: 4.000 × 100.000 × 10% = 40.000.000 đồng. Tổng thuế GTGT đầu ra: 40.000.000 đồng.
Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ: 12.000.000 + 50.000.000 = 62.000.000 đồng. Thuế GTGT phải nộp: 40.000.000 – 62.000.000 = – 22.000.000 đồng.
Bài 2
Một doanh nghiệp sản xuất 2 loại sản phẩm A và B nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong tháng tính thuế có tài liệu sau:
– Doanh thu tiêu thụ sản phẩm A trong nước: 100 triệu đồng. Doanh thu xuất khẩu sản phẩm A: 300 triệu đồng.
– Doanh thu tiêu thụ sản phẩm B trong nước: 50 triệu đồng. Doanh thu xuất khẩu sản phẩm B: 150 triệu đồng.
– Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm A là 20 triệu đồng.
– Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm B là 15 triệu đồng.
Yêu cầu: Xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp. Sản phẩm A chịu thuế giá trị gia tăng. Sản phẩm B không chịu thuế GTGT. Thuế suất thuế GTGT của sản phẩm A là 10%.
Lời giải:
Tính thuế giá trị gia tăng đầu ra:
– Sản phẩm A: 100 × 10% + 300 × 0% = 10 triệu đồng.
– Sản phẩm B: 150 × 0% = 0 đồng.
Tổng số thuế GTGT đầu ra: 10 + 0 = 10 triệu đồng. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
– Của sản phẩm A: 20 triệu đồng.
– Của sản phẩm B: (150 × 10)/(150 + 50) = 7,5 triệu đồng.
Tổng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 20 + 7,5 = 27,5 triệu đồng. Thuế GTGT phải nộp: 10 – 27,5 = – 17,5 triệu đồng.
Bài 3
Một cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý trong tháng tính thuế có tài liệu sau:
 – Doanh thu bán vàng bạc theo giá thanh toán: 500 triệu đồng
– Tổng doanh thu mua vàng bạc tương ứng với số vàng bạc bán ra trong tháng là 400 triệu đồng.
Thuế suất thuế giá trị gia tăng của vàng bạc đá quý là 10%. Yêu cầu: Xác định thuế GTGT phải nộp.
Lời giải:
Giá trị gia tăng của vàng bạc đá quý bán ra: 500 – 400 = 100 triệu đồng. Thuế giá trị gia tăng phải nộp: 100 × 10% = 10 triệu đồng.
Bài 4
Một doanh nghiệp kinh doanh xe máy nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong tháng tính thuế có tài liệu sau:
– Mua vào 50 chiếc xe máy với giá mua chưa có thuế GTGT là 20 triệu đồng/chiếc.
– Đã tiêu thụ được 5 chiếc với giá bán chưa có thuế GTGT là 21 triệu đồng/chiếc.
Yêu cầu: Xác định thuế giá trị gia tăng phải nộp trong tháng. Biết thuế suất thuế GTGT là 10%. Tổng số thuế GTGT đầu vào khác tập hợp trên các hóa đơn mua vào trong tháng được khấu trừ là 5 triệu đồng. Hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra đều thanh toán qua ngân hàng và có hóa đơn GTGT hợp pháp.
Lời giải:
– Thuế giá trị gia tăng đầu ra: 5 × 21 × 10% = 10,5 triệu đồng.
– Thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ: 50 × 20 × 10% + 5 = 105 triệu đồng. Thuế GTGT phải nộp: 10,5 – 105 = – 94,5 triệu đồng.
Bài 5
Một doanh nghiệp sản xuất thuốc lá trong tháng có tình hình sau:
– Tiêu thụ trong nước 50.000 bao thuốc lá với giá bán chưa có thuế giá trị gia tănglà 15.000 đồng/bao.
– Mua thiết bị dùng để sản xuất thuốc lá, giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn GTGT 150.000.000 đồng. Doanh nghiệp đã thanh toán qua ngân hàng
– Mua nguyên liệu để sản xuất thuốc lá, trị giá mua vào chưa có thuế giá trị gia tăng 18.000.000 đồng. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt.
Mua thuốc lá của nông dân, trị giá mua vào ghi trên bảng kê 10.000.000 đồng.
Yêu cầu: Tính thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ? Biết thuế suất thuế GTGT của thiết bị 10%; của thuốc lá bao và nguyên liệu là 10%; Hàng hóa, dịch vụ mua vào đều có hóa đơn GTGT hợp pháp (trừ trường hợp mua của người nông dân).
Lời giải
Thuế giá trị gia tăng đầu ra: 50.000 x 15.000 × 10% = 75 triệu đồng. Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
– Của thiết bị: 150.000.000 × 10% = 15 triệu đồng.
– Của nguyên liệu: 18.000.000 × 10% = 1,8 triệu đồng.
Tổng thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ: 15 + 1,8 = 16,8 triệu đồng. Thuế GTGT phải nộp: 75 – 16,8 = 58,2 triệu đồng
 

Dạng bài tập câu hỏi đúng/sai về thuế GTGT

 
1. Thuế giá trị gia tăng là sắc thuế thuộc loại thuế gián thu.
Đáp án đúng là: Đúng.
Vì: Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng cuối cùng.
2. Thuế giá trị gia tăng có tính lũy thoái so với thu nhập.
Đáp án đúng là: Đúng.
Vì: Khi thu nhập tăng thì tỷ lệ điều tiết về thuế so với thu nhập giảm.
3. Thuế suất thuế giá trị gia tăng thường thấp hơn thuế suất thuế TTĐB.
Đáp án đúng là: Đúng.
Vì: Thuế giá trị gia tăng đánh vào phần lớn các loại hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng trong nước, kể cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu nên thuế suất thường thấp.
4. Thuế giá trị gia tăng không đánh vào hàng nhập khẩu.
Đáp án đúng là: Sai.
Vì: Hàng nhập khẩu về đến cửa khẩu phải chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
5. Thuế giá trị gia tăng đầu vào và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là như nhau trong mọi trường hợp.
Đáp án đúng là: Sai.
Vì: Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh phải đáp ứng đủ các nguyên tắc và điều kiện khấu trừ mới được khấu trừ.
 

Dạng bài tập trắc nghiệm thuế giá trị gia tăng

 
1. Đối với sản phẩm cơ sở kinh doanh xuất để tiêu dùng nội bộ không phục vụ sản xuất kinh doanh thì:
A. Không phải tính thuế giá trị gia tăng đầu ra, không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào dùng để sản xuất số hàng hóa này.
B. Phải tính thuế giá trị gia tăng đầu ra, được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào dùng để sản xuất số hàng hóa này.
C. Phải tính thuế giá trị gia tăng đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào dùng để sản xuất số hàng hóa này.
D. Không phải tính thuế giá trị gia tăng đầu ra, nhưng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào dùng để sản xuất số hàng hóa này.
2. Thời điểm để xác định doanh thu tính thuế giá trị gia tăng đối với bán hàng hóa trả góp là:
A. Thời điểm người mua trả tiền.
B. Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa.
C. Thời điểm chuyển giao quyền sử dụng hàng hóa.
D. Không cần xác định.
3. Thuế GTGT là sắc thuế thuộc loại:
A. thuế tiêu dùng.
B. thuế thu nhập.
C. thuế tài sản.
D. thuế trực thu.
4. Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng nhập khẩu bằng:
A. Giá bán chưa có thuế GTGT của hàng nhập khẩu bán trong nước.
B. Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB.
C. Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.
D. Giá bán chưa có thuế GTGT của hàng hóa cùng loại ở trong nước.
5. Thuế giá trị gia tăng là sắc thuế:
A. chỉ đánh vào khâu sản xuất.
B. chỉ đánh vào khâu tiêu dùng.
C. chỉ đánh vào khâu lưu thông.
D. đánh vào tất cả các khâu từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Đáp án bài tập trắc nghiệm thuế giá trị gia tăng trên
1. Đáp án đúng là: B. phải tính thuế GTGT đầu ra, được khấu trừ thuế GTGT đầu vào dùng để sản xuất số hàng hoá này.
2. Đáp án đúng là: B. thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá.
3. Đáp án đúng là: A. thuế tiêu dùng.
4. Đáp án đúng là: B. Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB.
5. Đáp án đúng là: D. đánh vào tất cả các khâu từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
 
Dạng bài tập tự luận về thuế giá trị gia tăng
1. Nêu đối tượng áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%. Phân tích  ý nghĩa  của việc áp dụng thuế suất 0%?
2. Hãy phân biệt trường hợp không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng với trường hợp chịu thuế giá trị gia tăng với thuế suất 0%.
3. Phân biệt các trường hợp không phải kê khai, tính và nộp thuế giá trị gia tăng với trường hợp không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng.
4. Nêu đặc điểm của những hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định hiện hành ở nước ta.
5. Nêu và phân tích các nguyên tắc và điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
6. Nêu các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng. Ý nghĩa của hoàn thuế GTGT.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);