Tổng hợp 20 đề thi công chức môn kiến thức chung✅ Cách làm bài thi công chức môn kiến thức chung, Câu hỏi trắc nghiệm thi công chức 2020, De thi công chức môn Kiến thức chung năm 2021, De thi công chức môn kiến thức chuyên ngành, Đề thi trắc nghiệm viên chức môn kiến thức chung, De thi trắc nghiệm công chức môn Kiến thức chung, Bộ câu hỏi trắc nghiệm thi công chức khối nhà nước năm 2020, Cách học môn kiến thức chungHội đồng tuyển dụng công chức đăng tải☑️ Bộ đề thi và câu hỏi môn thi kiến thức chung và nghiệp vụ chuyên ngành, kỳ thi tuyển công chức cho các bạn tham khảo tất cả các chuyên ngành
Nội dung chính:
Đề số 1
Câu 1
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, anh (chị) hãy cho biết:
1. Chính quyền địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nào? Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính được quy định như thế nào?
2. Trong hoạt động của mình, Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nào? Hãy nêu cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn đó?
Câu 2
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, anh (chị) cho biết:
1. Trách nhiệm và quyền lợi của công chức trong đào tạo, bồi dưỡng?
2. Công chức được biệt phái trong trường hợp nào?
3. Nội dung quản lý cán bộ, công chức? biên chế của các cơ quan sau do ai quyết định: Bộ Nội vụ; Bộ Ngoại giao; UBND cấp tỉnh; Toà án nhân dân.
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết nhằm để quy định những nội dung gì?
2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trong việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh?
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án luật, dự thảo nghị quyết của quốc hội theo trình tự như thế nào?
Có ý kiến cho rằng: Đối với tất cả các dự án luật, dự thảo nghị quyết của quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ xem xét, cho ý kiến một lần. Anh (Chị) hãy cho biết quan điểm của mình đối với ý kiến trên?
Đề số 2
Câu 1
Tỉnh B là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại 2, có 870.000 dân; trung tâm tỉnh lị là thành phố A, ngoài ra có thêm 2 thị xã và 7 huyện trực thuộc. Căn cứ quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, anh (chị hãy cho biết):
1. Tỉnh B thuộc chính quyền địa phương ở đô thị hay ở nông thôn? Vì sao?
2. Tỉnh B được bầu bao nhiêu đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và có bao nhiêu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh? Vì sao?
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh B?
Câu 2
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, anh (chị) cho biết:
1. Trong những trường hợp nào công chức được hưởng chế độ thôi việc?
2. Nêu những cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức?
3. Nêu các ngạch công chức? điều kiện bổ nhiệm ngạch công chức? việc bổ nhiệm ngạch công chức được thực hiện trong trường hợp nào?
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Trong trường hợp nào thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi ban hành nghị định? Hồ sơ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành nghị định được quy định như thế nào?
2. Cơ quan nào có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị định trước khi trình Chính phủ? Chính phủ xem xét, thông qua dự thảo nghị định theo trình tự như thế nào?
3. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định: Trong quá trình soạn thảo nghị định, cơ quan chủ trì soạn thảo phải lấy ý kiến các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Anh (Chị) hãy cho biết việc lấy ý kiến đối với dự thảo nghị định được quy định như thế nào?
Đề số 3
Câu 1
Huyện A là huyện miền núi, có 96.000 dân, có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, được cơ quan có thẩm quyền quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp huyện loại 2. Căn cứ quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, anh (chị) hãy cho biết:
1. Huyện A được bầu bao nhiêu đại biểu Hội đồng nhân dân? Vì sao?
2. Tại phiên họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân huyện A đã thông qua nghị quyết xác nhận kết quả bầu cử thành viên Ủy ban nhân dân huyện gồm: Chủ tịch, 03 Phó chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện là đại diện lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Anh (chị) hãy cho biết số lượng và cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân huyện A được Hội đồng nhân dân huyện bầu như trên đúng hay sai? Vì sao?
3. Nêu cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện A?
Câu 2 Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, anh (chị) cho biết:
1. Mục đích, nội dung đánh giá cán bộ?
2. Cán bộ, công chức bị tạm đình chỉ công tác trong trường hợp nào? Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức?
3. Nêu và phân tích các nguyên tắc trong tuyển dụng công chức?
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định?
2. Để tiến hành thẩm định đề nghị xây dựng nghị định, cơ quan nào chịu trách nhiệm chủ trì? Cơ quan nào có trách nhiệm phối hợp? Nội dung thẩm định đề nghị xây dựng nghị định tập trung vào những vấn đề nào?
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ đề nghị xây dựng nghị định, hồ sơ trình Chính phủ bao gồm những loại hồ sơ nào? Tại phiên họp của Chính phủ, Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định theo trình tự như thế nào?
Đề số 4
Câu 1
1. Anh (chị) hãy trình bày quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 về việc điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân?
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn gì để thực hiện chức trách là người đứng đầu Ủy ban nhân dân huyện?
3. Việc thành lập, giải thể, chia tách thôn, tổ dân phố ở địa phương do cơ quan nào quyết định?
Câu 2
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, anh (chị) hãy nêu:
1. Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ và bí mật nhà nước?
2. Mục đích, nội dung đánh giá công chức?
3. Các hình thức kỷ luật đối với công chức? theo anh (chị) hình thức kỷ luật nào là nặng nhất, vì sao?
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Trách nhiệm của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đối với việc thẩm tra về dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được quy định như thế nào?
2. Hồ sơ dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được gửi đến cơ quan chủ trì thẩm tra để thẩm tra bao gồm những loại hồ sơ nào?
3. Khi tiến hành thẩm tra dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nội dung thẩm tra tập trung vào những vấn đề nào?
Đề số 5
Câu 1
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, anh (chị) hãy cho biết:
1. Việc phân loại đơn vị hành chính được thực hiện như thế nào? Chính quyền địa phương được tổ chức ở những đơn vị hành chính nào?
2. Trong trường hợp một đơn vị hành chính được nhập với một đơn vị hành chính cùng cấp khác hoặc được chia thành nhiều đơn vị hành chính cùng cấp thì chính quyền địa phương ở những đơn vị hành chính đó được tổ chức như thế nào?
Câu 2
1. Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, anh (chị) hãy nêu các quy định khác liên quan cán bộ, công chức bị kỷ luật?
2. Những việc cán bộ, công chức không được làm quy định trong Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương?
3. Anh (chị) hiểu như thế nào là Lễ phục được quy định tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước?
Câu 3
Căn cứ Thông tư số 01 của Bộ Nội vụ năm 2011, Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Căn cứ để ban hành Thông tư số 01/2011/TT-BNV, ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ? Phạm vi và đối tượng áp dụng?
2. Đối với bản sao, kỹ thuật trình bày được quy định như thế nào?
3. Thể thức của bản sao? Việc đóng dấu giáp lai đối với văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo được quy định như thế nào? Độ khẩn của văn bản được xác định là bao nhiêu mức, nêu tên cụ thể của từng mức, đối tượng nào đề xuất mức độ khẩn, ai là người quyết định độ khẩn của văn bản?
Đề số 6
Câu 1
Sau khi nghiên cứu Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, anh (chị) hãy cho biết:
1. Quy định về phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân?
2. Trong hoạt động của mình, các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Câu 2
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, anh (chị) cho biết:
1. Các quy định về thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức?
2. Nêu nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, nhà nước và nhân dân?
3. Trong thi hành công vụ cán bộ, công chức phải thực hiện các nguyên tắc gì?
Câu 3
Căn cứ Thông tư số 01 của Bộ Nội vụ năm 2011, Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Thể thức văn bản là gì? Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm những nội dung nào?
2. Nội dung của văn bản phải đảm bảo những yêu cầu cơ bản nào?
3. Có một văn bản hành chính (đánh trên khổ giấy A4) đã phát hành, trong đó lưu ý một số phần của văn bản được trình bày như sau:
– Định lề văn bản:
+ Lề trên: cách mép trên 30 mm;
+ Lề dưới: cách mép dưới 25 mm;
+ Lề trái: cách mép trái 25 mm;
+ Lề phải: cách mép phải 25 mm.
– Quốc hiệu: Dòng thứ nhất “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình bày bằng chữ in hoa, cở chữ 12, kiểu chữ đứng, đậm. Dòng thứ hai “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in thường, cở chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm.
– Quyền hạn, chức vụ của người ký được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 12, kiểu chữ đứng, không đậm. Họ tên của người ký văn bản bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, không đậm.
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Trần Văn A
– Từ “Nơi nhận” sau không có hai dấu chấm, bằng chữ in thường, cở chữ 13, kiểu chữ nghiêng, không đậm.
Căn cứ Thông tư số 01 của Bộ Nội vụ năm 2011 hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Anh (Chị) hãy nhận xét cách trình bày tại văn bản nói trên?
Đề số 7
Câu 1
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, anh (chị) hãy cho biết:
1. Ủy ban nhân dân họp mỗi tháng mấy lần? Những tổ chức, cá nhân nào được mời tham dự phiên họp của Ủy ban nhân dân?
2. Việc phân công phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của các thành viên Ủy ban nhân dân được thực hiện như thế nào?
3. Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương bao gồm những cơ quan nào?
Câu 2
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, anh (chị) cho biết:
1. Người được đăng ký dự tuyển công chức phải đảm bảo những điều kiện gì?
2. Thế nào là chuyển ngạch, nâng ngạch công chức?
3. Công chức được phân thành mấy loại? gồm những loại nào? Nếu trúng tuyển kỳ thi công chức đợt này, anh (chị) được xếp vào loại gì?
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Việc đăng công báo văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào ? Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là mấy ngày kể từ ngày ra quyết định?
2. Trong trường hợp nào thì văn bản quy phạm pháp luật ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
3. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Đề số 8
Câu 1
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, anh (chị) hãy cho biết:
1. Hội đồng nhân dân họp mỗi năm mấy kỳ? Đó là những kỳ họp nào? Khi nào thì Hội đồng nhân dân phải tổ chức họp kín?
2. Việc triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân được thực hiện như thế nào?
3. Trong lĩnh vực xây dựng chính quyền, Hội đồng nhân dân tỉnh phải thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Câu 2
1. Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, anh (chị) hãy cho biết:
– Nội dung đánh giá cán bộ, công chức?
– Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ?
2. Anh (chị) hãy nêu những việc cán bộ, công chức không được làm trong quan hệ nhiệm vụ, công vụ và khi giải quyết các yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức và của công dân quy định tại Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương.
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Để tiến hành xây dựng, ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan chủ trì soạn thảo đối với việc soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào?
2. Trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được tiến hành như thế nào?
3. Việc thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do cơ quan nào thực hiện? Thời hạn, hồ sơ, nội dung thẩm định, báo cáo thẩm định được thực hiện như thế nào?
Đề số 9
Câu 1
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015:
1. Anh (chị) hiểu thế nào là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân? Cơ quan nào quy định cụ thể về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân?
2. Trong hoạt động của mình, Ủy ban nhân dân huyện có những nhiệm vụ, quyền hạn gì? Việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới có những điểm khác biệt nào so với Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch?
Câu 2
1. Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, anh (chị) hãy giải thích các từ ngữ sau:
Cơ quan quản lý cán bộ, công chức;
Cơ quan sử dụng cán bộ, công chức;
Vị trí việc làm; Ngạch; Bổ nhiệm;
Miễn nhiệm; Bãi nhiệm; Giáng chức;
Cách chức; Điều động; Luân chuyển;
Biệt phái; Từ chức.
– Công chức lãnh đạo, quản lý có thể từ chức hoặc miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
2. Theo quy định tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, việc thực hiện văn hóa công sở phải tuân theo những nguyên tắc gì?
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Để tiến hành xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, việc lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết được quy định như thế nào?
2. Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bao gồm những tài liệu gì?
3. Tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh, việc xem xét thông qua dự thảo nghị quyết được tiến hành theo trình tự như thế nào? Hồ sơ dự thảo nghị quyết phải được gửi đến các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh là mấy ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân?
Đề số 10
Câu 1
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, anh (chị) hãy cho biết:
1. Trong hoạt động của mình, ngoài nhiệm vụ tổ chức, đảm bảo việc thi hành Hiến pháp, pháp luật và lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền, Hội đồng nhân dân huyện còn có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
2. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân thị xã có những điểm khác biệt nào so với Hội đồng nhân dân huyện?
3. Trường hợp nào thì đại biểu Hội đồng nhân dân thôi làm nhiệm vụ đại biểu, bị tạm đình chỉ và mất quyền đại biểu?
Câu 2
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, anh (chị) cho biết:
1. Sự giống nhau và khác nhau giữa bầu cử, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ chức chính trị – xã hội với cán bộ trong cơ quan nhà nước?
Các chức vụ: Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh; Chánh văn phòng UBND tỉnh; Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện; Phó trưởng phòng Nội vụ huyện chức vụ nào bầu cử, chức vụ nào bổ nhiệm?
2. Các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức?
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Việc soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã được quy định như thế nào? Trình tự xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã?
2. Việc soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã? Trình tự xem xét, thông qua dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã được quy định như thế nào?
3. Có tình huống như sau: Tại kỳ họp cuối năm 2016 của Hội đồng nhân dân xã A, các đại biểu Hội đồng nhân dân xã đã biểu quyết thông qua một nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã do Ủy ban nhân dân xã A trình, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã A đã ký chứng thực nghị quyết. Trong quá trình thực hiện, Hội đồng nhân dân xã A tự kiểm tra và phát hiện nghị quyết trên ban hành là trái pháp luật. Anh (Chị) hãy cho biết: Trong tình huống trên, Hội đồng nhân dân xã A có thẩm quyền bãi bỏ toàn bộ nghị quyết nói trên được hay không? Vì sao?
Đề số 11
Câu 1
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, anh (chị) hãy làm rõ:
1. Sự giống nhau và khác nhau về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giữa chính quyền địa phương ở nông thôn và chính quyền địa phương ở đô thị?
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh?
Câu 2
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, anh (chị) cho biết:
1. Quy định đối với đạo đức của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ gồm những nội dung gì? Phân tích các nội dung đó?
2. Để bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ vào những điều kiện nào?
3. Nêu thời hiệu, thời hạn kỷ luật đối với cán bộ, công chức?
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Việc soạn thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp?
2. Việc soạn thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và thẩm định dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện được quy định như thế nào?
3. Có tình huống như sau: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của huyện A là cơ quan được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện A phân công dự thảo một quyết định quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Sau khi hoàn thành dự thảo quyết định, Phòng NN&PTNT gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Ủy ban nhân dân huyện A trước ngày Ủy ban nhân dân huyện A họp là 07 (bảy) ngày làm việc để chuyển đến các thành viên Ủy ban nhân dân; Hồ sơ gửi đến Ủy ban nhân dân huyện A gồm có dự thảo quyết định bằng bản giấy.
Anh (Chị) hãy cho biết, cơ quan soạn thảo (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Huyện A) thực hiện như vậy đã đúng hay chưa? Vì sao?
Đề số 12
Câu 1
Quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, để thực hiện nhiệm vụ của mình, đại biểu Hội đồng nhân dân có những quyền gì?
Câu 2
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, anh (chị) cho biết:
1. Trong thi hành công vụ cán bộ, công chức được bảo đảm các quyền gì?
2. So sánh sự giống và khác nhau về nghĩa vụ, quyền giữa cán bộ và công chức?
3. Nêu những cơ quan có thẩm quyền quyết định biên chế đối với cán bộ, công chức.
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Việc thành lập Ban soạn thảo và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định như thế nào?
2. Để triển khai xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết được quy định như thế nào?
3. Anh (Chị) hãy cho biết nhiệm vụ của Ban soạn thảo, Trưởng Ban soạn thảo và thành viên Ban soạn thảo trong việc soạn thảo dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội?
Đề số 13
Câu 1
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, anh (chị) hãy cho biết:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có những thành viên nào? Số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được quy định như thế nào?
2. Với vị trí là người đứng đầu Ủy ban nhân dân tỉnh, trong hoạt động quản lý, điều hành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn nào? Nêu cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn đó?
Câu 2
1. Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, anh (chị) cho biết:
– Những việc cán bộ, công chức không được làm?
– Ngoài nghĩa vụ chung, đối với cán bộ, công chức là người đứng đầu theo quy định phải có những nghĩa vụ gì?
2. Theo quy định tại Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương, trong quan hệ nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức không được làm những nội dung gì?
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Quốc hội xem xét, thông qua dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được thực hiện theo trình tự như thế nào?
2. Thời hạn và hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh được quy định như thế nào?
3. Anh (Chị) hãy cho biết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban pháp luật và Bộ Tư pháp có trách nhiệm như thế nào trong việc chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh?
Đề số 14
Câu 1
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, anh (chị) hãy cho biết:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện do ai bầu và ai phê chuẩn? Trường hợp khuyết Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong nhiệm kỳ thì việc giới thiệu người ứng cử để bầu bổ sung Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện được thực hiện như thế nào?
2. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh? Trong hoạt động của mình, Ủy ban nhân dân tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn nào? Nêu cụ thể những nhiệm vụ, quyền hạn đó?
Câu 2
1. Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, anh (chị) cho biết:
– Trong thi hành công vụ, cán bộ, công chức phải thực hiện những nghĩa vụ gì?
– Ông Nguyễn Văn K, Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường của huyện Q do tham nhũng nên bị kỷ luật bằng hình thức cách chức. Sau 24 tháng ông Nguyễn Văn K hoàn thành tốt nhiệm vụ được Chủ tịch UBND huyện Q quyết định bổ nhiệm Phó chánh Văn phòng HĐND & UBND huyện, anh (chị) cho biết quyết định bổ nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Q đối với ông Nguyễn Văn K đúng hay sai, vì sao?
2. Anh (chị) cho biết trong Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương, cán bộ, công chức trong giao tiếp hành chính phải thực hiện những yêu cầu gì?
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành nhằm để quy định những nội dung gì?
2. Việc lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh được quy định như thế nào?
3. Đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh?
Đề số 15
Câu 1
Anh (chị) hãy cho biết:
1. Vị trí pháp lý và chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013?
2. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã do cơ quan nào quyết định? Theo Hiếp pháp năm 2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn nào đối với tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh?
3. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương?
Câu 2
1.Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, anh (chị) cho biết để đảm bảo thi hành công vụ, cán bộ, công chức cần có những điều kiện gì?
2. Theo quy định tại Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương, anh (chị) cho biết khi thực thi nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức phải chấp hành các quyết định gì?
3. Ông Trần Văn T, năm 2016 được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ ngạch chuyên viên sang ngạch kế toán viên đồng thời được nâng 01 bậc lương. Theo anh (chị) đúng hay sai, vì sao?
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Để tiến hành xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, đối với việc thẩm định dự thảo nghị quyết do Ủy ban nhân dân tỉnh trình phải được cơ quan nào thực hiện? Những nội dung nào được thẩm định?
2. Để tiến hành xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp được quy định như thế nào?
3. Liên quan đến việc xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, có ý kiến cho rằng: Ban của Hội đồng nhân dân không có trách nhiệm thẩm tra dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Theo Anh (Chị), quan điểm đó đúng hay sai? Căn cứ vào Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy giải thích rõ nội dung trên?
Đề số 16
Câu 1
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, anh (chị) hãy cho biết:
1. Để thông qua dự thảo các văn bản tại kỳ họp Hội đồng nhân, phải thực hiện theo trình tự như thế nào?
2. Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát thông qua những hình thức và hoạt động nào? Trên cơ sở kết quả giám sát, Hội đồng nhân dân được quyền thực hiện những nội dung gì?
3. Hãy trình bày quy định về từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu?
Câu 2
1. Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, Anh (chị) hãy nêu các nội dung đánh giá công chức? phân tích nội dung đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý?
2. Anh (chị) hãy nêu các nội dung giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức được quy định tại Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước.
3. Anh (chị) cho biết Bộ Nội vụ quyết định ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương để làm gì?
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Nhiệm vụ của cơ quan chủ trì soạn thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ?
2. Để tiến hành xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, nhiệm vụ của cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết được quy định như thế nào?
3. Trong quá trình xây dựng, ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, đối với việc thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết do Ủy ban nhân dân tỉnh trình và việc lấy ý kiến đối với dự thảo nghị quyết được tiến hành như thế nào?
Đề số 17
Câu 1
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, anh (chị) hãy cho biết:
1. Để trở thành đại biểu Hội đồng nhân dân phải đảm bảo những tiêu chuẩn nào?
2. Việc bầu và phê chuẩn các chức chức danh của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được thực hiện như thế nào?
Câu 2
1. Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, Anh (chị) hãy:
– Nêu và phân tích các nguyên tắc tuyển dụng công chức?
– Bà Lê Thị B, công chức làm việc tại Sở A, có 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nên cơ quan có thẩm quyền giải quyết thôi việc. Bằng kiến thức của mình, Anh (chị) cho biết việc cơ quan có thẩm quyền giải quyết thôi việc đối với bà Lê Thị B đúng hay sai, vì sao?
2. Anh (chị) cho biết căn cứ pháp lý nào để Bộ Nội vụ quyết định ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương?
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
2. Trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, những hành vi nào bị nghiêm cấm?
3. Có tình huống như sau: Bộ tài Tài chính được Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm chủ trì soạn thảo một quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến chế độ tiền lương, khi trình dự thảo quyết định, Bộ Tài chính đã gửi toàn bộ các loại hồ sơ có liên quan đến Văn phòng Chính phủ bằng bản giấy. Theo Anh (Chị) việc làm đó đúng hay sai? Vì sao?
Đề số 18
Câu 1
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, anh (chị) hãy cho biết:
1. Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp của chính quyền địa phương ở nông thôn gồm những chức danh gì? Những chức danh đó được bầu hay bổ nhiệm? Phân biệt sự khác nhau về cơ cấu tổ chức của Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp của chính quyền địa phương ở nông thôn?
2. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, xây dựng chính quyền và tổ chức, đảm bảo việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, Hội đồng nhân dân huyện có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Câu 2
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, Anh (chị) hãy nêu:
1. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức? so sánh sự khác nhau giữa hình thức kỷ luật đối với cán bộ và công chức? vì sao?
2. Nêu và phân tích các nguyên tắc tuyển dụng công chức?
3. Cơ quan nào sau đây có trách nhiệm giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công chức?
– Ban Tổ chức Trung ương.
– Văn phòng Chính phủ.
– Bộ Nội vụ.
– Văn phòng Quốc Hội
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh được quy định như thế nào?
2. Quốc hội ban hành luật, nghị quyết để quy định những nội dung gì?
3. Có ý kiến cho rằng: Để xem xét thông qua đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do chính phủ trình thì Chính phủ chỉ cần thảo luận và biểu quyết thông qua chính sách trong từng đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Chính sách được thông qua khi có trên hai phần ba (2/3) tổng số các thành viên chính phủ biểu quyết tán thành. Theo Anh (Chị) ý kiến đó đúng hay sai? vì sao? Để xem xét các đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh thì Chính phủ phải thực hiện trình tự như thế nào?
Đề số 19
Câu 1
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, anh (chị) hãy cho biết:
1. Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân bắt đầu và kết thúc khi nào? Nhiệm kỳ của những tổ chức, cá nhân nào thực hiện theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?
2. Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong mấy lĩnh vực chung? Đó là những lĩnh vực gì?
3. Để tổ chức, đảm bảo việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Câu 2
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, Anh (chị) cho biết:
1. Sự giống nhau và khác nhau giữa cán bộ và công chức? chức danh Phó chủ tịch UBND huyện là cán bộ hay công chức? vì sao?
2. Căn cứ pháp lý nào để Quốc Hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật cán bộ, công chức?
3. Ông Nguyễn Văn A, Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch của Sở B vi phạm pháp luật bị Giám đốc Sở B xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo và hạ bậc lương. Bằng kiến thức của mình Anh (chị) cho biết quyết định xử lý kỷ luật của Giám đốc Sở B đối với ông Nguyễn Văn A đúng hay sai? Vì sao?
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
2. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định để quy định những nội dung gì?
3. Có ý kiến cho rằng: Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không được ban hành quyết định. Theo Anh (Chị) ý kiến đó đúng hay sai? Vì sao?
Đề 20
Câu 1
Anh (chị) hãy cho biết:
1. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 được ban hành dựa trên căn cứ pháp lý nào? Có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm nào và thay thế văn bản luật nào?
2. Hãy trình bày những quy định chung đối với Hội đồng đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015?
3. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, việc phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương được quy định như thế nào?
Câu 2
Theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008, Anh (chị) cho biết:
1. Thế nào là cán bộ, công chức?
. Những chức danh sau, chức danh nào không phải là cán bộ, công chức? vì sao?
– Chủ tịch Hội Người cao tuổi huyện.
– Chủ tịch Hội Nông dân huyện.
– Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh.
– Chủ tịch Hội doanh nghiệp tỉnh.
– Chủ tịch Hội chữ thập đỏ tỉnh.
– Chủ tịch Hội Cầu đường tỉnh.
– Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh.
3. Trong thực thi công vụ cán bộ, công chức cần phải đảm bảo các yếu tố gì để giữ gìn phẩm chất đạo đức?
Câu 3
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Anh (Chị) hãy cho biết:
1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật?
2. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật?
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết để quy định những nội dung gì?