Có nên học Tiếng Anh khi ngủ không? Có thực sự hiệu quả không?

Có nên học Tiếng Anh khi ngủ không? Có thực sự hiệu quả không? Học Tiếng Anh khi ngủ – nghe qua có vẻ không khả thi. Nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Nếu bạn áp dụng đúng phương pháp cộng với một tinh thần chủ động học tập. Kết quả mang lại có thể khiến bạn phải bất ngờ! Hãy thôi lướt Facebook trước khi ngủ một cách thụ động đi, thay vào đó bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một kiểu thụ động khác – học thụ động – để ngay cả khi nghỉ ngơi, bạn cũng có thể làm giàu thêm vốn Tiếng Anh của mình!

Có nên học Tiếng Anh khi ngủ không?

Thời gian là tài sản cá nhân của bạn. Sắp xếp nó như thế nào, quyết định là của bạn. Nhưng guồng quay của cuộc sống thời hiện đại tạo ra vô số “kẻ cắp thời gian”. Nếu không biết cách tranh thủ khoảng trống thời gian để lấp vào đó những mảnh ghép tri thức, bạn sẽ rất dễ bị thụt lùi. Đặc biệt, việc học Tiếng Anh đòi hỏi mức đầu tư về thời gian rất lớn. Nếu bạn không tận dụng kể cả lúc ngủ, sẽ là một chặng đường dài để có thể làm chủ ngôn ngữ này! Đi ngủ rồi vẫn còn học không có nghĩa là bạn đang hà khắc với bản thân. Mà là một hướng đi để tận dụng quỹ thời gian theo cách triệt để nhất.

Vậy bạn có biết não bộ khi ngủ tiếp thu học hỏi kiến thức thế nào? Tìm hiểu ngay qua phân tích dưới đây.

Giải mã khả năng tiếp thu kiến thức của não bộ khi đang ngủ

Con người dành tới 1/3 thời gian cuộc đời chỉ để ngủ. Nếu như có thể tận dụng khoảng thời gian này để đồng thời làm gì đó hữu ích thì quả là thú vị. Ý tưởng Hypnopedia – được hiểu là khả năng học trong khi não vẫn ngủ – đã ra đời.

Nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Pháp đăng tải trên tạp chí Nature Communications năm 2017 đã ủng hộ cho lý thuyết này. Theo đó, khi con người chìm vào giấc ngủ, một loại trí nhớ thính giác có thể hình thành, hỗ trợ đắc lực việc học hỏi nếu có một “đầu vào tri thức” được nạp vào tại thời điểm đó. Một nghiên cứu khác được dẫn dắt bởi nhà tâm sinh lý học Björn Rasch tiến hành trên 60 sinh viên người Đức. Theo đó, giữa việc học từ vựng lúc còn thức so với áp dụng nghe trong khi ngủ, kết quả tốt hơn được ghi nhận ở phương pháp thứ hai.

Thậm chí, chưa bàn tới những nghiên cứu khoa học ở tầm vĩ mô. Không ít người đã vô tình phát hiện ra tính hiệu quả của việc học khi đi ngủ. Nhiều học viên Tiếng Anh lỡ ngủ quên khi đang luyện nghe. Và đến hôm sau, kinh ngạc phát hiện ra mình đã ghi nhớ được không ít kiến thức.

Tại sao nên học Tiếng Anh khi ngủ?

Là biện pháp cứu cánh cho một số đối tượng đặc biệt

Tranh thủ học kể cả khi đi ngủ có thể là cực hình đối với những “tỷ phú thời gian” ưa nhàn nhã. Nhưng sẽ là biện pháp cứu cánh cho những người bận rộn. Với họ, sau khi đã dành toàn bộ thì giờ trong ngày giải quyết công việc khác, có thể tranh thủ học Tiếng Anh khi ngủ, cảm giác như thành tựu một ngày lại được nối dài thêm bội phần.

Biến Tiếng Anh thành người bạn quen thuộc

Để “thuần phục” được một ngôn ngữ mới, bạn phải làm quen với nó. Có thể lúc học ở lớp hay trung tâm, bạn xem Tiếng Anh như ở phía đối địch. Vì lúc này bạn học với tâm thế “hoàn thành nghĩa vụ”. Nhưng nếu chủ động học khi rảnh, khi đi ngủ. Tiếng Anh đã ở vị trí là một người bạn của bạn. Việc tiếp thu sẽ hiệu quả hơn. Đó là về khía cạnh tâm lý.

Vậy xét về mặt chuyên môn thì sao? Tranh thủ thời gian học sẽ giúp bạn “quen tai”. Dần dần ghi nhớ vào não bộ cách phát âm, ngữ điệu, bối cảnh sử dụng của câu/từ,… Hiệu quả sẽ càng tăng lên đáng kể nếu bạn học Tiếng Anh khi ngủ, khi mà não bộ ở trong tâm thế nghỉ ngơi, hoàn tất sắp xếp lại thông tin để đón nhận cái mới.

Cách học nghe Tiếng Anh khi ngủ như thế nào?

Luyện nghe (Listening) sẽ là kỹ năng được khuyến khích thực hành nhiều nhất nếu áp dụng học Tiếng Anh khi ngủ. Hiệu quả của nó phụ thuộc phần lớn vào lộ trình và tài liệu mà bạn sử dụng.

Nếu như bạn đang theo học một khóa học cụ thể (Anh văn giao tiếp, TOEIC, IELTS,..), hãy lựa chọn audio bài học và nghe khi ngủ. Việc này sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều hơn với ngôn ngữ, bắt kịp với độ khó của bài học và rèn kỹ năng nghe điêu luyện.

Nếu như bạn bắt đầu học Tiếng Anh khi ngủ từ con số 0 thì sao? Có rất nhiều tài liệu trên Internet được thiết kế phù hợp với tính chất của phương pháp học Tiếng Anh khi ngủ và đa dạng chủ đề. Bạn phải chọn được loại tài liệu phù hợp với trình độ bản thân và chủ đề mình muốn học. Việc luyện nghe lúc này sẽ giúp bạn làm quen với Anh ngữ từ mức độ cơ bản nhất. Dần biến nó trở thành phản xạ tự nhiên. Làm nền tảng để chinh phục những level cao hơn nữa.

Bên cạnh đó, thỉnh thoảng bạn có thể “đổi gió”, chỉ đơn giản là nhẩm lại những từ mới trong ngày trước khi ngủ hay một bản nhạc Tiếng Anh êm ái nhẹ nhàng.

Những công cụ học nghe tiếng Anh hiệu quả

Nguồn tài nguyên trên Internet vô cùng lớn. Không thiếu những tài liệu được thiết kế riêng cho những người muốn học Tiếng Anh khi ngủ. Chúng tôi giới thiệu một số kênh YouTube bạn có thể tham khảo:

  1. Eko Languages: https://youtu.be/lIezXp-Jl2I
  2. Learn English With Calle: https://youtu.be/zVXoZMsK-QY
  3. Learn English with EnglishClass101.com: https://youtu.be/juKd26qkNAw
  4. Sleep Learning: https://youtu.be/41BnYcRzPAY
  5. TED× Talks: https://youtu.be/xNmf-G81Irs

Một số lưu ý khi học nghe Tiếng Anh khi ngủ

Không nên sử dụng như cách học tiếng Anh chính thức

Học tiếng Anh khi ngủ là cách học thụ động, vì vậy, nếu muốn tiến bộ nhanh chóng, bạn không nên áp dụng như một cách học tiếng Anh chính thức. Chẳng hạn như sau khi đi làm về, bạn không có thời gian học tiếng Anh nên bạn học theo phương pháp này nhưng vẫn mong một ngày sẽ thành thạo tiếng Anh thì chuyện đó dĩ nhiên là không thể. Học tiếng Anh khi ngủ chỉ nên là một cách học bổ trợ, vừa giúp bạn ôn luyện thêm vừa giúp bạn thư giãn. Còn nếu bạn muốn thành thạo tiếng Anh, bạn phải thực sự đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào việc luyện tập tiếng Anh hằng ngày.

Nên chọn tai nghe không dây

Lựa chọn tốt nhất để học tiếng Anh khi ngủ là tai nghe không dây. Tai nghe Bluetooth chính là lựa chọn phù hợp nhất trong trường hợp này, có thể giúp bạn tránh mọi trường hợp ảnh hưởng tới thính giác của bạn.

Nên để âm lượng vừa phải

Khi ngủ, bạn chỉ nên điều chỉnh mức âm lượng vừa phải. Không nên để quá to vì bạn dường như sẽ cắm tai nghe suốt cả đêm khi ngủ. Nếu để mức âm thanh quá to, buổi sáng thức dậy, bạn sẽ bị đau đầu, về lâu dài có thể ảnh hưởng trầm trọng tới thính giác. Điều này thực sự không tốt cho sức khoẻ và công việc, cuộc sống hằng ngày của bản thân bạn đấy!

Hãy đảm bảo rằng bạn đang nghe và hiểu! Sa đà vào việc nghe một cách quá thụ động chỉ giúp bạn quen tai với Tiếng Anh. Không đảm bảo được tiến bộ. Nên tranh thủ đọc transcript của audio trước khi hoàn toàn chìm vào giấc ngủ. Và đảm bảo bạn đang học theo hình thức thụ động nhưng trong một tâm thế chủ động. Nếu không, kết quả sẽ không mấy khả quan. Chán nản là điều không tránh khỏi.

Mặt khác, không được xem nhẹ các vấn đề về sức khỏe và thính lực. Hãy đảm bảo bạn nghe ở âm lượng phù hợp. Đảm bảo việc học Tiếng Anh khi ngủ là bạn đồng hành chứ không là kẻ phá hoại giấc ngủ của bạn!

Học Tiếng Anh là cả quá trình dày công khổ luyện

Việc học tập, suy cho cùng là một phạm trù đầy nghệ thuật. Bởi lẽ, để học tập hiệu quả đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố chủ quan – sự quyết tâm, tính chủ động và khả năng sắp xếp của người học, với nhiều yếu tố khách quan – nguồn tri thức, các phương pháp và công cụ học tập, người chỉ dạy,… Đặc biệt đối với việc học một ngôn ngữ mới, tiêu biểu là Tiếng Anh, đòi hỏi nghệ thuật học tập rất cao.

Bạn chỉ cần học tiếng anh khi ngủ là giỏi?

Một ngày bạn thức dậy và nhận ra rằng bạn đã thành thạo tiếng Anh. Wow! Chắc chắn rằng bạn đang mơ mà thôi.

Chỉ học tiếng Anh trong lúc ngủ thôi mà kết quả lại tuyệt vời như vậy. Bạn có thể học tiếng Anh trong khi ngủ nhưng bạn không thể thành thạo tiếng Anh chỉ bằng việc ngủ. Để giỏi tiếng anh cần kết hợp rất nhiều kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết, phát âm…và phải được rèn luyện thường xuyên.

Cách tác động vào tiềm thức cũng như việc học nói Tiếng Anh không thể làm trong một sớm một chiều, mà đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ không chỉ lúc ngủ để thực sự có một khả năng nghe nói tiếng Anh trôi chảy.

Khám phá ý tưởng học Tiếng Anh khi ngủ cũng là đặt ra vấn đề về tính chủ động trong học tập. Phương pháp và tài liệu trong thời đại kỹ thuật số vô cùng phong phú. Vấn đề ở đây là bạn có chủ động biến nguồn tri thức quý giá đó thành của mình hay không! Chúc các bạn sẽ nhanh tìm được phương pháp học phù hợp nhất với bản thân mình nhé!

==> Xem thêm tại Ngolongnd

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);