Hình ảnh ngựa được sử dụng nhiều trong văn học dân gian ngụ ý cho tính cách mỗi người như: Thẳng như ruột ngựa, Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ,… bởi từ lâu, chúng đã trở thành người bạn đồng hành thân thiết của con người. Bởi vậy, ngựa phong thủy là một trong những vật phẩm không thể thiếu trên bàn làm việc của gia chủ và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Cùng Ngolongnd tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung chính:
Hình tượng ngựa là gì?
Ngựa là con vật có hình dáng bên ngoài đẹp đẽ, mạnh mẽ nhưng cũng không kém phần thanh nhã, hiền lành, ngựa đó đức tính trung thành với con người, nhiều con ngựa được coi là con vật có tình nghĩa.
Sự năng động của ngựa đôi khi được coi là nguồn gốc hoặc tượng trưng cho sự luân hồi giữa những mặt đối lập của vũ trụ và nhân thế: Sáng – tối, nóng – lạnh, sống – chết, hòa hợp – xung đột… Ở nhiều địa phương, ngựa là hiện thân của may mắn, hạnh phúc, mơ thấy ngựa hoặc ra ngõ gặp ngựa là điềm may hoặc gặp được người đang cần tìm. Tại các đình, đền, chùa, hai bên thường thờ hai con ngựa gỗ giống nhau nhưng khác màu (một con màu trắng, một con màu đỏ), tượng trưng cho uy linh, sự tôn nghiêm và tính cân xứng.
Ý nghĩa ngựa trong phong thủy?
Hình tượng ngựa được biết đến là đại diện của cung Nhân Mã (người ngựa) – cung hoàng đạo thứ 9 trong 12 chòm sao của các nước phương Tây. Ngựa đại diện cho khả năng chinh phục, vinh quang và chiến thắng, tiêu biểu là thần thoại “Con ngựa thành Troy”. Trong văn hóa phương Đông, ngựa tượng trưng cho tính Dương, đại diện cho hành Hỏa trong ngũ hành. Ngựa gắn liền với hình ảnh xông pha nơi trận mạc, vào sinh ra tử cùng những chiến binh quả cảm nhất. Vì vậy mà ngựa được gọi là chiến mã, tượng trưng cho sự thần tốc, dũng mãnh, bền bỉ và đầy dũng khí của một mãnh tướng.
Trong văn hóa phương Đông, ngựa tượng trưng cho tính Dương, đại diện cho hành Hỏa trong ngũ hành. Ngựa gắn liền với hình ảnh xông pha nơi trận mạc, vào sinh ra tử cùng những chiến binh quả cảm nhất. Vì vậy mà ngựa được gọi là chiến mã, tượng trưng cho sự thần tốc, dũng mãnh, bền bỉ và đầy dũng khí của một mãnh tướng.
Trong ngôn ngữ Việt Nam, hình ảnh ngựa xuất hiện vừa phổ biến, đa dạng lại vừa hấp dẫn. Chúng ta gặp “ngựa” ở đủ mọi lĩnh vực ngôn từ: Tự nhiên và xã hội, lý thuyết sách vở và giao tiếp thực tiễn. “Sức ngựa” (mã lực) là đơn vị công suất, xấp xỉ bằng 75kg/m trong 1 giây – tương đương công suất của một con ngựa khỏe; “ngựa chứng” là thói ương bướng, ngổ ngáo; “vành móng ngựa” là chỗ đứng của người bị truy tố nơi tòa án; “ghế ngựa” là giường gỗ độc đáo, đóng thành hai tấm hình chữ nhật, kê ghép lại trên hai cái mễ; “mã tấu” là dao dài, to bản, mũi vát nhọn; “mã vũ” là thiết bị âm nhạc làm từ lông đuôi ngựa, dùng để kéo đàn nhị…
Tuổi nào nên sử dụng tượng Ngựa phong thủy?
Theo phong thủy, mối quan hệ của tuổi Ngọ:
– Tam hợp: Dần – Ngọ – Tuất thuộc nhóm độc lập. Do đó tuổi Ngọ hợp với tuổi Tuất, tuổi Dần. Ở nhóm độc lập mang tinh thần tự do, chủ quan, thiên về tình cảm và có chút nông nổi, hiếu động. Người tuổi Ngọ mang chất của nhà chiến lược. Nhưng cần phải có xung lực mạnh mẽ của Dần để khởi động. Và sự quyết đoán của Tuất để cái nhìn xuyên suốt sự việc.
– Theo lục hợp phong thủy: Ngọ – Mùi rất hợp nhau.
Tượng Ngựa phong thủy hợp nhất với tuổi Tuất, Dần, Mùi. Chủ nhân ở 3 tuổi này nếu đặt tượng Ngựa hoặc treo tranh Ngựa phong thủy thì cực kỳ vượng. Nhưng cần lưu ý kết hợp mệnh của chủ nhân nữa để lựa chọn tranh Bát Mã treo tường hợp phong thủy nhất.
– Theo bộ tứ hành xung: ” Tý – Ngọ” xung khắc thuộc bộ tứ “Tý – Ngọ, Mẹo – Dậu”
– Lục Hại: “Ngọ – Sửu”
– Tự hình: “Ngọ – Ngọ”