Những điều rất quan trọng cần biết khi nghĩ về “Thôi việc”

Những điều rất quan trọng cần biết khi nghĩ về “Thôi việc” :Thôi việc có rất nhiều hệ quả và nhiều những tác động đến cuộc sống và sự nghiệp của bạn. Làm thế nào để ra được một quyết định nên thôi việc hay không? Làm thế nào để chắc chắn hơn những quyết định thôi việc của mình. Làm thể nào để cân bằng và tìm một công việc mới dễ dàng. Hãy cùng  xem những chia sẻ sau nhé:
Những điều rất quan trọng cần biết khi nghĩ về "Thôi việc"
Những điều rất quan trọng cần biết khi nghĩ về “Thôi việc”

Những điều rất quan trọng cần biết khi nghĩ về “Thôi việc”

1.     Nếu bạn không thể chịu đựng được công việc của mình thêm một phút nào nữa, bạn có thể bỏ việc để săn jobs toàn thời gian. Nếu bạn được hỏi “Tại sao bạn bỏ công việc của mình?” Bạn có thể trả lời “Tôi bỏ để tập trung vào việc tìm việc. Tôi đã học được tất cả mọi thứ từ công việc, và đã sẵn sàng cho thách thức mới.”
 
2.     Trong những trường hợp thông thường, bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu bạn tự ý nghỉ việc. Nếu công ty “sa thải” hoặc cho bạn nghỉ việc, bạn có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu bạn ở trong tình huống đó, hãy nhớ chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để xin trợ cấp theo quy định!
 
3.     Nếu bạn không thể chịu đựng được công việc của mình, nhưng bạn vẫn chưa có công việc mới, xin hãy ghi nhớ rằng bạn có quyền để từ bỏ bất cứ lúc nào. Việc nhớ rằng bạn có sự lựa chọn giúp bạn đi qua những ngày khó khăn trong công việc. Việc bạn có thể ở lại cho đến khi bạn có được một công việc mới sẽ giúp đỡ vấn đề tài chính của bản thân, nhưng nếu nếu bạn đang ở trong một tình huống nguy hiểm hoặc bị lạm dụng, thì hãy ra đi càng sớm càng tốt.
 
4.     Khi bạn chấp nhận job offer mới, hãy nói cho Phụ trách nhân sự mới biết rằng ngày bạn có thể bắt đầu là “flexible”, có thể là 30 (45) ngày nhưng cũng có thể sớm hơn. Hãy hỏi họ xem nếu bạn có thể bắt đầu công việc mới sớm nếu bạn cần hay không, bởi vì Công ty hiện tại của bạn có thể cho phép bạn thôi việc ngay lập tức khi bạn thông báo nghỉ việc.
 
5.     Đừng giả định rằng nếu bạn đưa ra thông báo trước 30 ngày thì bạn sẽ được phép làm việc trong 30 ngày. Công ty sử dụng lao động có thể cho bạn biết bạn có thể “lên đường” ngay vào giây phút bạn nói “Tôi sẽ nghỉ việc”. Hãy sẵn sàng “ra đi” khi bạn đưa ra thông báo nghỉ việc. Dọn dẹp trước đồ dùng cá nhân và xóa thông tin / files cá nhân trong máy tính.

6. Cách tốt nhất để thông báo nghỉ việc là nói chuyện riêng. Chờ cho đến khi sếp của bạn ở riêng trong văn phòng của mình, hoặc yêu cầu họ nói chuyện trong trong phòng họp hoặc khu vực riêng. Nói “Thưa sếp, em muốn báo cho sếp biết là em sẽ rời khỏi công ty. Em muốn báo cho sếp biết trước 30 ngày và em sẽ chuyển các công việc dang dở sang cho người phụ trách”. Hãy thể hiện sự thân thiện và hợp tác nhất có thể. Đừng giải thích tại sao bạn muốn thôi việc, hãy nói “Em rất biết ơn anh/chị đã cho cơ hội làm việc tại công ty và chỉ bảo em”. Hãy nói với sếp là bạn sẽ xác nhận đơn thôi việc bằng văn bản và hỏi họ ai là người trong bộ phận Nhân sự phụ trách việc nghỉ việc này.

7. Khi bạn và sếp của bạn đồng ý ngày cuối cùng làm việc của bạn và những người bạn sẽ training / handover (nếu có), hãy xác nhận việc nghỉ việc của mình bằng email gửi cho sếp và CC cho Nhân sự.

8. Email thôi việc của bạn có thể ngắn và ngọt ngào: ” Dear Mr/Ms…., I want to confirm that as I mentioned this morning, my last day at ABC will be (date). I want to thank you for your support during my time here and wish you and the team great success.”

9. Bạn có thể quyết định có tham dự một buổi phỏng vấn thôi việc (Exit Interview) với bộ phận Nhân sự hay không (một số công ty thực hiện việc này). Nhiều công ty sử dụng việc phỏng vấn thôi việc để xin ý kiến của bạn cho toàn bộ thời gian bạn làm việc cho họ. Bạn có thể trao đổi về lý do liên quan đến công việc và công ty mà bạn không hài lòng. Tuy nhiên, hãy nói sao cho khéo léo và không làm tổn thương đến hình ảnh của công ty hay của sếp. Đặc biệt, không nên nói ra những suy nghĩ / đánh giá tiêu cực của bản thân trên internet và cho người khác. Những nhận xét tiêu cực của bản thân có thể không đúng với toàn bộ nhân viên công ty và điều này sẽ có thể ảnh hưởng tới danh tiếng của công ty. Công ty có thể kiện bạn vì điều đó. Bản thân người đánh giá cũng sẽ không được coi trọng trong con mắt của nhà tuyển dụng khác trên thị trường lao động.

10. Hãy tìm hiểu khi nào Bảo hiểm y tế mà công ty đang đóng cho bạn hết hạn và làm thế nào để chuyển Bảo hiểm y tế đó về dạng cá nhân phải đóng. Bản thân bạn có thể tự đóng Bảo hiểm y tế cho mình cho đến khi bạn tìm được một công việc mới và người chủ sử dụng lao động mới đóng BHYT theo Luật đinh. Hãy hỏi xem bạn còn bao nhiêu ngày phép chưa sử dụng và các trách nhiệm / quyền lợi hành chính khác của bản thân đối với công ty trước ngày cuối cùng làm việc.

Trước khi nghỉ, hãy nhớ lưu địa chỉ email của những người mà bạn muốn kết nối, và đề nghị họ giới thiệu việc làm tiềm năng nếu họ thoải mái trong việc giúp đỡ bạn khi bạn “xuống đường”.

Hãy chắc chắn để lại bàn làm việc và công việc bàn giao của bạn trong tình trạng tốt, ghi lại tất cả mọi thứ có thể để giúp người thay thế của bạn hoàn thành tốt công việc. Bạn là người chuyên nghiệp trong công việc thì hãy chuyên nghiệp trong cả cách nghỉ việc.

Life is long, and as you travel along your path you want the people you leave behind to think good about you!
Nguồn bài viết: Source: http://www.forbes.com/sites/lizryan/2016/11/25/ten-things-you-need-to-know-about-quitting-your-job/#2cf0dc177e0f

Có thể bạn quan tâm:

4 thoughts on “Những điều rất quan trọng cần biết khi nghĩ về “Thôi việc”

  1. Pingback: read here

  2. Pingback: ที่พักรายวัน แถวรามอินทรา

  3. Pingback: next page

  4. Pingback: วิเคราะห์บอลวันนี้

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);