Phân biệt nhanh sự khác nhau giữa công chức và viên chức

Phân biệt nhanh sự khác nhau giữa công chức và viên chức .Sự khác nhau giữa công chức và viên chức, Hiệu trưởng là công chức hay viên chức, Giáo viên là công chức hay viên chức, Chuyên viên là công chức hay viên chức, Bác sĩ là công chức hay viên chức, Nhân viên ngân hàng là công chức hay viên chức, Cán bộ Agribank là công chức hay viên chức, Bộ đội là công chức hay viên chức
Phân biệt nhanh sự khác nhau giữa công chức và viên chức
Phân biệt nhanh sự khác nhau giữa công chức và viên chức

Có nhiều thành viên thắc mắc về sự khác nhau giữa “Công chức” và “Viên chức”, cũng đã có nhiều bài liệt kê những quy định pháp luật để phân biệt “Công chức” và “Viên chức” nhưng nhiều bạn vẫn bảo là chưa rõ ràng.

Công chức là gì

Công chức là các công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Viên chức là gì

Viên chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo từng vị trí việc làm và làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc.

Sự khác biệt giữa công chức và viên chức

ĐẶC ĐIỂM CÔNG CHỨC VIÊN CHỨC
Tính chất  Công chức làm nhiệm vụ quản lý, vận hành quyền lực nhà nước. Đồng thời thực hiện công vụ thường xuyên.  Viên chức sẽ trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ mang tính chất chuyên môn. Thực hiện các công việc chức năng xã hội bằng các kỹ năng cũng như nghiệp vụ chuyên sâu. 
Nơi làm việc  – Công chức làm việc ở trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương – tỉnh – huyện. – Làm việc ở trong các cơ quan, các đơn vị thuộc Quân đội mà không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng. – Làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp. – Làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà Nước hoặc các tổ chức chính trị.  Viên chức sẽ làm việc ở trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành. 
Hình thức tuyển dụng Chỉ có 1 hình thức tuyển dụng công chức duy nhất đó chính là thi công chức. Người thi đậu sẽ được tuyển dụng và bổ nhiệm vào các chức ngạch, chức vụ trong biên chế nhà nước.  Có 2 hình thức tuyển dụng viên chức đó là thi tuyển và xét tuyển. Việc tuyển dụng cần dựa vào nhu cầu công việc, vị trí làm việc, chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương. 
Thời gian tập sự – Đối với những công chức loại C thì thời gian tập sự là 12 tháng. – Đối với những công chức loại D thì thời gian tập sự là 6 tháng.  Thời gian tập sự của viên chức sẽ được quy định rõ ràng trong hợp đồng lao động giữa 2 bên, thường từ 3 tháng đến 12 tháng. 
Tiền lương Lương của công chức được hưởng sẽ lấy từ ngân sách Nhà Nước hoặc từ quỹ lương của các đơn vị sự nghiệp công lập đối với những người trong bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập.   Lương của viên chức sẽ được hưởng từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Hợp đồng làm việc Công chức sẽ vào biên chế luôn và không làm việc theo hình thức hợp đồng.  Viên chức làm việc theo chế độ hợp đồng lao động. 
Bảo hiểm xã hội  Công chức sẽ không cần phải đóng bảo hiểm thất nghiệp. Viên chức cần đóng bảo hiểm thất nghiệp. 
Các hình thức kỷ luật Các hình thức kỷ luật hiện nay áp dụng đối với công chức bao gồm:- Khiển trách- Cảnh cáo- Hạ bậc lương- Giáng chức- Cách chức- Buộc thôi việc Các hình thức kỷ luật hiện nay áp dụng đối với viên chức bao gồm:- Khiển trách- Cảnh cáo- Cách chức- Buộc thôi việc( Nhiều trường hợp nghiêm trọng sẽ áp dụng hình thức hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp)
Phụ cấp Công chức sẽ được áp dụng các loại phụ cấp gồm: Phụ cấp vượt khung; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp độc hại, nguy hiểm. Công chức sẽ được áp dụng các loại phụ cấp gồm: Phụ cấp lưu động; Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Một số ví dụ cho vị trí  – Chánh án, Phó Chánh án của TAND tại các cấp tỉnh, huyện. – Viện trưởng, Phó Viện trưởng của VKSND tại các cấp tỉnh, huyện.- Thẩm phán- Thư ký tòa án- Kiểm sát viên – Giảng viên, giáo viên- Bác sĩ tại bệnh viện công 
Căn cứ – Căn cứ theo luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi năm 2019. – Căn cứ theo Nghị định 138/2020 Căn cứ theo luật Viên chức năm 2010, sửa đổi năm 2019.- Căn cứ theo Nghị định 115/2020
Bảng 1 – Sự khác nhau giữa công chức và viên chức
Kiểm sát viên là những người thuộc công chức
Bác sĩ làm việc tại bệnh viện công là viên chức

Điều kiện để có thể chuyển từ viên chức sang công chức

Theo luật sửa đổi vào ngày 1/7/2020 quy định để chuyển đổi từ viên chức sang công chức cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

– Viên chức cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức được quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức. 

– Viên chức phải đảm bảo không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật. 

– Viên chức phải có đủ 5 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp đối với từng vị trí việc làm cần tuyển dụng. Trường hợp nếu có thời gian công tác không liên tục thì sẽ được cộng dồn. 

Viên chức thi tuyển lên công chức cần phải thực hiện theo đúng quy trình và quy định chung của Nhà Nước, đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng.  

Kỳ thi tuyển viên chức lên công chức

Hy vọng rằng qua bài viết trên đây của khacnhaugiua.vn sẽ giúp bạn đọc nắm được sự khác nhau giữa công chức và viên chức, cũng như các điều kiện để thi tuyển từ viên chức sang công chức. 

1/1

Công chức và viên chức có khác nhau không?

 

 

Nay mình làm một bảng phân biệt để cho mọi người dễ theo dõi hơn.

 

Công chức

Viên chức

Nơi làm việc

Cơ quan nhà nước, Tổ chức chính trị – xã hội

Đơn vị sự nghiệp công lập

Công tác tuyển dụng

– Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.

– Thực hiện thông qua thi tuyển và xét tuyển trong trường hợp đặc biệt theo Điều 36 Luật Cán bộ Công chức 2008.

– Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.

– Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập

– Thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

– Bảo đảm tính cạnh tranh, công khai, minh bạch.

– Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức.

Tính chất nghề nghiệp

Hoạt động công vụ và quản lý nhà nước.

Hoạt động nghề nghiệp, chuyên môn

Nguồn lương

Ngân sách nhà nước hoặc quỹ lương của Đơn vị sự nghiệp công lập.

Viên chức là từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Chế độ làm việc

Bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh

Phân hạng theo chế độ hợp đồng

Bảo hiểm xã hội

Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp

 

Căn cứ pháp lý: 

Luật Cán bộ Công chức 2008

Nghị định 06/2010/NĐ-CP

 

Phân biệt nhanh sự khác nhau giữa công chức và viên chức. Tiếc là không có giữa cán bộ và công chức nhưng cái này cũng giúp mình hiểu hơn về công chức. 



Học hiểu thì sẽ nhớ lâu hơn.

Có thể bạn quan tâm:

One thought on “Phân biệt nhanh sự khác nhau giữa công chức và viên chức

  1. Pingback: buy dmt vape pens

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);