Thất bại của đời người, đa phần từ 2 chữ ” Nóng nảy”

Thất bại của đời người, đa phần từ 2 chữ ” Nóng nảy” Nóng nảy là gì, Tính cách nóng nảy, Nóng nảy Tiếng Anh, Lăn lóc, Kiểm soát nóng giận, Trái nghĩa với nóng nảy, Nóng nảy là từ ghép hay từ láy, Nóng nảy nghĩa là gì.Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi nóng. Còn nếu bạn sai, bạn không có quyền nổi nóng. Đây mới là người thông minh thực sự, song đa số mọi người đều không suy nghĩ thấu đáo về vấn đề này. Có một câu nói: “Nhịn được cơn tức một lúc, tránh được mối lo trăm ngày”.

Vậy lý do gì bạn phải nổi giận vì một chuyện nhỏ nhặt nào đó không phải do bạn gây ra? Những người thích nổi nóng có thể nghĩ ra một mớ lí do để bào chữa cho chính mình. Nhưng người không tức giận chỉ có một lý do, đó là họ không muốn cảm xúc bản thân mình bị ảnh hưởng bởi những người khác và quan trọng hơn là họ không muốn để bản thân đi quá giới hạn của chính mình.

Nóng nảy là gì?

Nóng nảy (Sân): Là trạng thái mất bình tĩnh do bực bội khó chịu gây nên và thường khiến chúng ta phải đưa ra những phản ứng mạnh.

Trạng thái mất bình tĩnh thường có nhiều loại. Khi gặp điều gì vui mừng, chúng ta cũng có thể rơi vào trạng thái mất bình tĩnh. Nhưng mất bình tĩnh ở đây không phải do bực bội khó chịu nên không thành vấn đề, không gọi là sân.

Ví dụ, chúng ta đang ở chùa tu hành. Dĩ nhiên, vì mới tu nên ta chưa dứt được tâm luyến ái. Một hôm, nghe tin cha mẹ đến thăm, ta mừng quá, vội vàng chạy xuống, tay bắt mặt mừng. Đó cũng là trạng thái mất bình tĩnh, nhưng không phải do bực bội khó chịu nên không gọi là sân.

Hoặc do cố gắng học hành, rèn luyện, cuối năm ta được đánh giá cao, được khen thưởng. Nghe tin ấy, ta rất mừng và có những cử chỉ lúng túng, vụng về. Đó cũng là  trạng thái mất bình tĩnh nhưng không gọi là sân.

Vậy, những tâm lý bực bội, khó chịu thường xảy ra khi nào?

Trước hết, tâm lý ấy xuất hiện khi chúng ta bị xúc phạm danh dự hay thân thể. Hay nói cách khác, khi ta bị đánh vào bản ngã. Nếu không đánh vào bản ngã, không xúc phạm tới bản ngã thì chúng ta không nổi sân. Nhưng như thế nào gọi là chạm tới bản ngã?ù Tùy theo cái mà ta chấp. Hễ chúng ta chấp tới mức độ nào đó mà bị người khác chạm tới thì lúc ấy gọi là bị chạm tới bản ngã và tự  nhiên ta sẽ nổi sân.

Chẳng hạn, cái chấp căn bản của con người là chấp cái thân này là ta. Như vậy, ai xúc chạm tới cái thân này thì sẽ có vấn đề, sẽ làm cho mình nổi sân. Có nhiều trường hợp được coi là chạm tới cái thân này .

Ví dụ, mỗi ngày chúng ta đều soi gương hai ba lần và cảm thấy tự hào vì mình là hoa khôi của trường. Một hôm, bỗng dưng có người  nhìn ta và cho rằng mặt ta trông hắc ám quá. Do chấp cái thân mỗi ngày như vậy nên khi nghe lời nhận xét, ta cảm thấy giận. Cái bực bội, khó chịu, cái cảm giác mất bình tĩnh cứ trào lên. Trạng thái ấy gọi là sân khi chúng ta bị lời nói xúc chạm đến thân mình.

Hoặc trong một lần tranh luận, ta bị người khác tát một cái vào má. Cái cảm giác bị tát đau vào má cũng là cảm giác bị xúc chạm vào bản ngã làm cho ta nổi cơn giận dữ. Trạng thái nổi sân do bị xúc chạm vào thân thể là cái chấp thô thiển nhất, căn bản nhất mà ai cũng gặp phải.

Nếu mỗi ngày chúng ta không ngồi thiền điều thân để thấy thân này là vô thường, hư ảo thì khi bị người khác xúc chạm, ta sẽ thấy khó chịu ngay. Ngược lại, nếu mỗi ngày chúng ta đều ngồi thiền điều thân, coi thân này là vô thường, hư ảo lâu ngày cho trở thành đạo lực, thì chúng ta sẽ không chấp thân, trong hòan cảnh nào cũng có thể bình thản được.

Những người thường tức giận mọi lúc, mọi nơi, với bất kì ai thì không thể kiểm soát cảm xúc của mình và họ có khả năng gặp phải những thất bại trong cuộc sống lẫn trong sự nghiệp.

Tác phẩm “Binh pháp Tôn Tử” có viết rằng: “Chủ tướng không thể khởi binh khi đang tức giận và không thể chiến đấu khi lòng bực bội”, ngay cả khi anh ta là một người có khả năng tuyệt vời, anh ta sẽ không đi được quá xa nếu hành động trong lúc nóng nảy. Vậy làm cách nào để bớt nóng nảy?

1. HỌC CÁCH DỊU DÀNG

Răng người thì cứng còn lưỡi thì mềm. Ở cuối đời, răng sẽ không còn nữa nhưng lưỡi thì ngược lại. Thế nên hãy học cách dịu dàng để cuộc sống của bạn có thể lâu dài hơn.

Tục ngữ có câu: Trong cương có nhu, trong nhu có cương. Cứng nhắc, thẳng thắn quá nhiều khi cũng không tốt mà mềm yếu, nhu nhược quá cũng chẳng xong. Tuy nhiên nếu biết hòa hợp sẽ làm nên chuyện lớn.

2. HỌC CÁCH QUÝ TRỌNG SỨC KHỎE

Chúng ta luôn nói rằng phải hiếu thuận với bố mẹ, có rất nhiều cách thể hiện, tuy nhiên nhất định là phải chăm sóc tốt cho bản thân mình để bố mẹ không phải lo lắng.

Có câu nói rằng: “Thân thể là bố mẹ ban cho, không làm tổn hại thân thể của mình chính là đạo hiếu”. Trong công việc, vì để sinh tồn, có lẽ chúng ta không thể không bận rộn, thức đêm, ngủ không đủ giấc. Nhưng hãy nhớ rằng dù bạn có đi bao xa, bay cao đến đâu, điều mà bố mẹ quan tâm nhất vẫn là sức khỏe của bạn.

Muốn sống khỏe thì nhất định cần phải duy trì sức khỏe tốt. Sức khỏe tốt không chỉ tốt cho bạn mà còn khiến bạn bè và gia đình cảm thấy thoải mái, thế nên đó cũng là hành động thể hiện lòng hiếu thảo.

3. HỌC CÁCH NHẪN NẠI

Đôi khi, đứng trước vấn đề khó giải quyết bạn hãy bình tĩnh và lùi lại một bước. Nhẫn nại để giải quyết, để hóa giải, biến chuyện dữ hóa lành, biến những chuyện lớn hóa những điều nhỏ nhặt, còn chuyện nhỏ nhặt thành không có gì bằng năng lực và trí tuệ của mình.

Với sự kiên nhẫn, chúng ta có thể phân biệt điều tốt và điều xấu, thiện và ác, đúng và sai và tìm cách giải quyết hợp tình, hợp lý và hợp pháp.

4. HỌC CÁCH NHẬN LỖI

Con người thường không thừa nhận sai lầm của mình mà cứ đổ lỗi cho người khác, họ luôn cho rằng bản thân họ đúng còn người khác thì làm sai. Người ta thường đổ lỗi cho cha mẹ, bạn bè, người xa lạ, kể cả trẻ em hoặc những người không tốt với bản thân họ. Họ chẳng mất gì mà còn có thể giải tỏa cơn tức giận trong lòng mình trong khi người khác lại phải chịu trận.Trên thực tế, đổ lỗi cho người khác là một hành động hết sức sai lầm.

Hành động này làm tổn thương người khác và có thể giết chết các mối quan hệ của bạn. Học cách thừa nhận sai lầm là một hành động tuyệt vời, chứng tỏ bạn đã trưởng thành và dám chịu trách nhiệm cho những việc mình làm.

5. HỌC CÁCH BUÔNG BỎ KỊP LÚC

Thực ra, cuộc sống này cũng giống như một chiếc vali. Khi bạn cần nó, hãy xách hoặc kéo nó. Khi bạn không cần nó, hãy đặt nó xuống. Đừng ôm nó đến nỗi mỏi cả tay cũng không bỏ xuống, làm thế thì chỉ có bạn mệt thôi. Cuộc đời mỗi người thì có hạn, hãy biết cách buông tay kịp lúc.

6. NGƯNG GHEN TỊ TRƯỚC THÀNH TỰU CỦA NGƯỜI KHÁC

Nhiều người trong số chúng ta cảm thấy không vui, thậm chí ghen tức khi nhìn thấy người khác thành công. Nên nhớ rằng, để có được thành công như ngày hôm nay, họ đã đánh đổi những gì trong khi bạn không làm gì cả.

Nếu muốn thành công như họ, hãy nỗ lực bằng hoặc gấp nhiều lần họ, bạn sẽ có được thứ bạn muốn. Bằng không, hãy hạnh phúc khi bạn nhìn thấy bạn bè hay đồng nghiệp của bạn thành công, bạn nên thấu cảm khi nhìn thấy những người tốt và những điều tốt vẫn còn đâu đó quanh mình.

7. HỌC CÁCH GIAO TIẾP

Không biết cách giao tiếp có thể dẫn đến không phân biệt rõ đúng và sai, dẫn đến tranh chấp và gây ra hiểu lầm. Giao tiếp là sự hiểu biết và thấu hiểu lẫn nhau, từ đó giúp đỡ lẫn nhau. Làm thế nào chúng ta có thể giải quyết cho vừa lòng hai bên mà không phải giao tiếp?

Khi bạn giao tiếp kém, bạn đã chịu đựng bao nhiêu mất mát? Có thực sự biết cách ăn nói sẽ có lợi cho bạn? Bạn càng biết cách ăn nói, càng có nhiều người khác hạnh phúc. Một khi họ hạnh phúc, họ càng thích trò chuyện với bạn. Càng có nhiều người thích bạn, họ càng sẵn sàng giúp đỡ bạn, bạn sẽ có một cuộc sống tốt hơn.

Tuy nhiên hãy nhớ, khéo ăn nói là biết cách nói chuyện chứ không phải nịnh bợ, ai nói gì cũng cho là đúng hoặc ăn không nói có vì sợ phật ý người khác.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);