Nội dung chính:
1. Giao diện hướng dẫn sử dụng công cụ Paint
Nếu phạm vi bé như hình thì bạn chỉ cần đưa chuột vào gói dưới bên phải. Chuột biến thành hình mũi tên 2 đầu, kéo thả để phần vẽ to hơn.
Trong menu, bạn chọn sang tab View, tick vào cả 3 ô Rulers, Gridlines và Status bar
- Rulers: hiện thanh thước kẻ
- Gridlines: hiện đường lưới
- Status bar: thanh trạng thái
- Tọa độ X, Y: tọa độ của con chuột trên bản vẽ, nếu bạn di chuyển chuột thì tọa độ này cũng thay đổi theo
- Size: kích thước bản vẽ
- Zoom: chế độ thu phóng của bản vẽ, vẽ chi tiết nhỏ thì bạn có thể zoom to lên
2. Chức năng Paste
- Paste: nhấn vào tùy chọn này nếu bạn vừa nhấn phím Print Screen để chụp màn hình máy tính, hình ảnh vừa chụp sẽ được dán ngay vào đây
- Paste from: chèn vào 1 ảnh lấy từ bộ nhớ máy tính
3. Chức năng Select
- Rectangular selection: Chọn vùng theo hình chữ nhật.
- Free-from selection: tương tự như tùy chọn trên, nhưng phạm vi chọn không phải hình chữ nhật mà lại 1 hình bất kì do bạn vẽ
- Select all: Chọn toàn bộ bản vẽ.
- Delete: Xóa các hình chọn.
- Transparent selection: làm cho vùng chọn trở nên trong suốt. Nếu như không chọn như thế thì khi bạn di chuyển vùng vừa chọn ra chỗ mới sẽ che mất vị trí mới.
4. Chức năng Resize
Nhấn vào biểu tượng này để thay đổi kích thước bản vẽ theo pixel hoặc phần trăm % tỉ lệ
5. Chức năng xoay ảnh
Chọn 1 trong các biểu tượng này để: xoay ảnh sang phải 90 độ, sang trái 90 độ, xoay 180 độ, lật ảnh theo chiều dọc hoặc phương ngang.
6. Các công cụ vẽ hình Tools
- Biểu tượng cây bút chì: Dùng để vẽ tự do trên bản vẽ.
- Thùng sơn: Tô màu khối.
- Biểu tượng chữ A: Chèn chữ vào bản vẽ.
- Cục gôm tẩy: Dùng để xóa chi tiết trên bản vẽ.
- Biểu tượng bút chấm xanh: Dùng sao chép màu trên bản vẽ. Ví dụ như bạn mở một bức hình và dùng cây bút này chấm vào màu nào trên hình đó thì nó sẽ sao chép màu đó vào hộp màu đang chọn.
- Kính lúp: Phóng to, thu nhỏ vùng chọn.
7. Chức năng Brushes
Cái này chứa rất nhiều kiểu nét vẽ cho bạn lựa chọn
8. Chức năng Shapes
Trong này có rất nhiều hình ảnh có sẵn như đường thẳng, đường cong, hình chữ nhật, tròn, mũi tên… Ngoài các hình cố định, nhấn 2 lần để định điểm đầu điểm cuối thì có 2 hình đặc biệt hơn là: vẽ đường cong và đa giác.
Vẽ nét cong:
Nhấn 2 điểm để định điểm đầu và điểm cuối như vẽ 1 đoạn thằng, sau đó muốn cong chỗ nào thì bạn nhấn vào đó. Mỗi nét cong này được làm cong 2 chỗ. VD 1 điểm cong lên, 1 điểm cong xuống thôi nhé.
Vẽ đường gấp khúc kín:
Đầu tiên vẫn vẽ 1 đoạn thẳng, kích liên tiếp các điểm tiếp theo thì Paint sẽ vẽ các đoạn thẳng nối tiếp vào nó. Đến khi nào vẽ được 1 đường gấp khúc kín thì dừng.
9. Chức năng Outlines
Bạn chọn Solid (nét liền) sẽ được như hình dưới
10. Chức năng Fill
Chọn Solid thì phần ruột sẽ được đổ màu (Color 2) và đè lên hình đã có trên tranh
11. Chức năng Size
Chức năng này cho phép bạn tùy chọn độ đậm/ mảnh của nét vẽ
- Color 1: màu của nét vẽ
- Color 2: màu nền của hình
12. Thêm màu mới vào hộp màu
Nhấp chuột vào Edit Color, chọn màu cho đến khi ưng ý. Chọn vào Add to Custom Colors, màu đó sẽ hiện trên khung bên trái, nhấn OK
13. Tùy chỉnh thanh Quick bar
Thường thì thanh Quick bar sẽ nằm phía trên cửa sổ, nếu muốn đưa nó xuống dưới thanh công cụ, bạn chọn vào Show below the Ribbon
Khi đưa xuống ta được hình sau
Cần tính năng nào thì bạn tick vào đầu ô đó. VD như New, Save, …
Đưa thanh Ribbon lên trên như cũ, hãy chọn Show above the Ribbon
Một số thủ thuật để thao tác nhanh
- Xóa 1 vùng có diện tích lớn: chọn vùng bằng công cụ Select rồi nhấn nút Delete trên bàn phím
- Undo: lấy lại lệnh vừa vẽ, phím tắt là Ctrl + Z
- Redo: làm ngược lại lệnh Undo vừa làm Ctrl + Y
- Lưu bản vẽ: nhấn Ctrl + S
- Ctrl + lăn chuột lên xuống: phóng to hoặc thu nhỏ bản vẽ
Vẽ trên Paint cũng gần giống vẽ trên giấy thật, sẽ chỉ 1 mặt phẳng để vẽ chứ không có nhiều layer như phần mềm ảnh chuyên nghiệp như Photoshop chẳng hạn. Bạn có thể vẽ từng hình riêng biệt rồi cuối cùng dùng công cụ Select và move chúng vào với nhau. Hoặc qua kinh nghiệm vẽ nhiều bạn sẽ tự tạo cho mình 1 thói quen vẽ tranh riêng.
Sau khi sẽ muốn đặt bức tranh thành ảnh nền màn hình thì bạn chọn như sau:
Vào File -> Set as desktop background. Trong này lại có 3 tùy chọn khác nhau là
- Fill: hình ảnh phủ toàn màn hình
- Tile: chia ô như các viên gạch
- Center: chỉ đặt ảnh ở chính giữa thôi