NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI TẬP THUẾ GTGT

NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI TẬP THUẾ GTGT giúp các bạn ôn thi công chức thuế 2023

  1. PHẦN CÔNG THỨC TÍNH THUẾ GTGT

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra –( Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ+ Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang)+/- điều chỉnh do kê khai sai cúa các kỳ trước/kỳ này

Trong đề thi thông thường sẽ cho tất cả các đối tượng thuộc các TH chịu thuế và không chịu thuế

Khi làm bài thuế GTGT thí sinh lưu ý về cách trình bày và thứ tự làm bài. Trong đó bao giờ thí sinh cũng phả xác định thuế GTGT đầu ra trước để tỉnh tỷ lệ phân bổ đầu vào của những HH, DV dùng chung

Điểm mấu chốt là phân biệt rõ sự khác nhau giữa các đối tượng đầu ra không chịu thuế GTGT, không phải kê khai và nộp thuế GTGT và đối tượng chịu thuế GTGT(0%; 5%; 10%)

  • Đối với đối tượng đầu ra không chiu thuế: không được khấu trừ toàn bộ đầu vào cho hoạt động liên quan. Lưu ý một số mặt hang hay hỏi: SP nông nghiệp tự sx (thóc, muối, hạt giống, con giống…..)vàng dạng thỏi, dạng miếng và vàng chưa chế tác, SP nhân tạo nạng gỗ, xe lăn, chân tay giả……
  • Đối với đối tượng đầu ra không phải kê khai, nộp thuế: được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào. Lưu ý trường hợp: DN, HTX nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ bán SP trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho DN, HTX khác( cũng nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ) ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, nộp thuế GTGT.
  • Đối với đối tượng đầu ra chịu thuế GTGT: được khấu trừ toàn bộ thuế GTGT đầu vào
  • 0% cho hầu hết cho HH, DV xuất khẩu (trừ 1 số TH như: tài nguyên khoáng sản chưa qua chế biến, xăng dầu bán cho xe ô tô trong khu phi thuế quan, xe ô tô trong khu phi thuế quan, dv cung cấp cho khu phi thuế quan như thuê hội trường; văn phòng, kho bãi, đưa đón công nhân….)\
  • 5% lưu ý mặt hàng hay hỏi: đường, thiết bị dụng cụ y tế, sp trồng trọt chưa qua chế biến, thực phẩm tươi sống ở khâu kinh doanh thương mại, hàng thủ công mỹ nghệ….
  • 10% các mặt hàng không nằm trong quy định trên

Liên quan đến vấn đề này, ngoài việc phân loại để chia thuế GTGT đầu vào theo đối tượng đầu ra, trong BT thường rất hay đưa ra các tình huống dùng chung NVL, TSCĐ, chi phí quản lý…. Cho sx, kd mặt hàng chịu thuế và không chịu thuế, trong TH này phải lưu ý: phân bổ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của NVL, chi phí quản lý… dùng chung trên cơ sở tỷ lệ doanh thu chịu thuế trên tổng DT

  • Một số lưu ý khi phân loại thuế GTGT đầu vào theo đối tượng chịu thuế đầu ra:
  • Về nguyên tắc, thuế GTGT đầu vào của HH, dv dùng cho sxkd HH, DV chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của HHDV chịu thuế GTGT bị tổn thất. theo đó, thuế GTGT đầu vào của TSCĐ phục vụ cho NLĐ trong DN sẽ được khấu trừ
  • Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ dùng cho sx HH, DV đầu ra không chịu thuế sẽ không được khấu trừ (Nhớ có 2 TH ngoại lệ nhé)
  • Trường hợp đầu vào dung chung cho sxkd hh, dv chịu thuế và không chịu thuế thì phải phân bổ
  • Lưu ý: có những bài sẽ nói rõ những HHDV mua vào dung chung nhưng có những bài không nói nhưng vẫn phải phân bổ (cái này dựa trên tình huống thực tế nhé)

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Sống chậm lại - nghĩ khác đi - yêu thương nhiều hơn

Chào các bạn, tôi là Ngô Hải Long – CEO của công ty Giải pháp số LBK.

Tôi chuyên cung cấp dịch vụ SEO website, quảng cáo Google, Facebook, Zalo cùng với việc phát triển website WordPress và các ứng dụng di động IOS, Android. Blog này được tạo ra nhằm chia sẻ những kiến thức bổ ích về cuộc sống, thủ thuật máy tính, công việc và tài liệu miễn phí, giúp các bạn dễ dàng tiếp cận với những thông tin hữu ích.

Mặc dù đội ngũ biên soạn luôn cố gắng đảm bảo nội dung chất lượng, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc sự trùng lặp với các blog khác. Nếu có bất kỳ vấn đề nào, mong các bạn thông cảm và vui lòng liên hệ với chúng tôi qua email: ngolonglbk@gmail.com.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi và đồng hành cùng blog của chúng tôi!

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây hoặc thông báo website với Bộ Công Thương

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);