Bạn có thể sẽ mất một số khoản phí cho tài khoản ngân hàng đã mở, ngay cả khi không sử dụng? Đây đang là điều được rất nhiều người quan tâm, lo lắng. Cùng ngolongnd tìm hiểu chi tiết nhé!!
Nội dung chính:
Thẻ ngân hàng – Tài khoản ngân hàng là gì?
Theo thông tin được đăng tải trên Trang thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khái niệm Thẻ ngân hàng (thường được gọi tắt là “thẻ”): Là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận.
Các tổ chức phát hành thẻ hiện nay bao gồm các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và một số công ty tài chính.
Các phân loại thẻ ngân hàng theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ, bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Thẻ ghi nợ | Thẻ tín dụng | Thẻ trả trước |
Tuy nhiên, trên thực tế thẻ ATM được sử dụng với mục đích chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt…. Thẻ ATM là tên gọi chung của phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành. Thẻ ATM bao gồm cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Đa số người tiêu dùng hiện nay đang nhầm lẫn thẻ ghi nợ là thẻ ATM, vì thẻ ghi nợ thường được sử dụng phổ biến tại cây ATM hơn là thẻ tín dụng. Như vậy, thẻ ghi nợ chỉ là 1 trong những loại thẻ ATM. |
Chủ thẻ có thể chọn thanh toán số tiền trước thời hạn ghi trong thông báo, khi đó chủ thẻ không phải trả lãi. Nếu không, chủ thẻ có thể lựa chọn trả số tiền tối thiểu, phần còn lại có thể trả từ từ và sẽ bị tính lãi theo quy định của ngân hàng.
|
Có nghĩa là, khi chủ thẻ có một chiếc thẻ trả trước thì có thể “nạp tiền” vào thẻ qua các kênh của ngân hàng và chi tiêu trên số tiền đã nạp đó.
Điểm khác biệt cơ bản về tính năng giữa thẻ trả trước vô danh và thẻ trả trước định danh là sau lần nạp tiền lần đầu, thẻ trả trước vô danh sẽ không được nạp thêm tiền và chỉ được sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, số dư trên một thẻ trả trước vô danh không được vượt quá năm triệu đồng Việt Nam theo quy định hiện hành. |
Mở tài khoản ngân hàng nhưng không dùng thì nên làm gì?
Nếu không có nhu cầu sử dụng tài khoản ngân hàng, bạn nên khóa hoặc hủy tài khoản ngân hàng ngay lập tức để tránh các khoản phí và chịu ảnh hưởng khi không dùng.
Khóa tài khoản tạm thời
Nếu chỉ không sử dụng tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định và có thể sử dụng lại trong tương lai thì chỉ nên khóa tài khoản tạm thời. Với chức năng này, khi bạn muốn sử dụng lại thì chỉ cần thực hiện các thao tác kích hoạt lại để mở khóa tài khoản.
Nhưng lưu ý, việc khóa tài khoản tạm thời thì những khoản phí như: Phí quản lý tài khoản, phí thường niên, phí SMS Banking…vẫn sẽ được tính như thông thường.
Khóa tài khoản ngân hàng vĩnh viễn
Nếu bạn đã không còn muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng để giao dịch nữa thì nên hủy tài khoản ngân hàng vĩnh viễn để không phải trả các khoản phí dịch vụ đi kèm.
Việc đóng tài khoản này có nghĩa là bạn sẽ chấm dứt mọi hoạt động liên quan tới ngân hàng đã đăng ký phát hành tài khoản trước đó. Tài khoản, thẻ ATM sẽ không còn được hoạt động nữa. Và tất nhiên, sau khi hủy toàn bộ tài khoản thì bạn cũng không phải đóng bất kỳ khoản phí nào.
Ngừng đăng ký dịch vụ tiện ích
Nếu vẫn muốn duy trì tài khoản ngân hàng nhưng lại không muốn trả các khoản phí dịch vụ tiện ích đi kèm thì có thể tới trực tiếp ngân hàng để hủy dịch vụ SMS Banking, Internet Banking, Mobile Bank…mà tài khoản đã đăng ký trước.
Sau khi hủy dịch vụ, bạn sẽ không phải trả phí duy trì hàng tháng cho những tiện ích này nữa mà chỉ phải trả duy nhất khoản phí duy trì tài khoản.
Các nguyên nhân thẻ tín dụng bị trừ tiền dù không sử dụng
Có nhiều lý do dẫn đến bị trừ tiền thẻ tín dụng mà bạn không hề quẹt. Một số nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
Bị mất thẻ
Rất nhiều khách hàng nhận được thông báo trừ tiền của thẻ tín dụng trong khi không còn giữ thẻ nữa. Đa số các thẻ này bị mất hoặc đánh cắp. Kẻ gian đã biết được mã CVV kèm một số thông tin thẻ. Điều này thường xảy ra với những người ít sử dụng thẻ và bảo quản thẻ không cẩn thận.
Thực tế, thẻ tín dụng chỉ cần quẹt, nhập mã CVV/ CVC và ký xác nhận vào biên lai mua hàng. Kèm theo đó, việc xác nhận chữ ký của chủ thẻ khá hạn chế tại các điểm thanh toán nên việc chiếm dụng thẻ của kẻ gian không quá khó khăn.
Bị rò rỉ thông tin
Sử dụng thẻ tín dụng có nhiều cách: quẹt thẻ, chuyển khoản, rút tiền mặt… Một số người bất cẩn làm lộ thông tin đăng nhập tài khoản và mã chuyển tiền. Kẻ gian có thể sử dụng các thông tin này đăng nhập, chuyển tiền hoặc thanh toán hàng hóa.
Thông thường, chủ thẻ thường bị rò rỉ các thông tin này cho bạn bè, người thân hoặc tại các máy POS, ATM,…. Đặc biệt, thông tin thẻ có thể bị đánh cắp chỉ trong một thời gian cực ngắn tại nhiều POS hoặc máy ATM nếu bạn không để ý.
Thanh toán tự động
Trường hợp thường gặp tiếp theo là chủ thẻ đã đăng ký thanh toán tự động các loại hóa đơn cố định hàng tháng và sẽ tự trừ tiền thẻ tín dụng theo lịch. Tuy nhiên, do người sở hữu quá bận rộn nên họ đã quên đã cài đặt tính năng này.
Lỗi giao dịch
Thông thường, lỗi giao dịch của thẻ sẽ khiến thẻ tín dụng bị trừ tiền 2 lần. Một số tình huống thường gặp dẫn đến trường hợp này: lỗi mạng internet, lỗi hệ thống thanh toán khi giao dịch,… Chủ thẻ thường thực hiện lại giao dịch lần nữa để đảm bảo thanh toán thành công vì cho rằng giao dịch đầu chưa thực hiện được.
Các cách giải quyết khi thẻ tín dụng bị trừ tiền
Để giải quyết trường hợp này và bảo vệ tài sản, với tư cách là chủ thẻ và chủ tài khoản, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Khóa thẻ
Bạn hãy kiểm tra lại các ứng dụng, cài đặt của mình, tắt các tính năng thanh toán tự động nếu có. Nếu không có cài đặt bất thường, bạn hãy kiểm tra giao dịch và thực hiện khóa thẻ ngay lập tức.
Bạn có thể khóa thẻ trực tiếp tại phòng giao dịch, qua ứng dụng Mobile banking, internet banking, SMS Banking… Bạn hãy lựa chọn cách thức thuận tiện và nhanh chóng nhất để hạn chế thất thoát tài sản thêm.
Bước 2: Yêu cầu ngân hàng hỗ trợ
Nếu khóa thẻ tại chi nhánh ngân hàng, bạn hãy yêu cầu nhân viên giao dịch hỗ trợ xử lý ngay trường hợp này. Còn nếu bạn khóa thẻ bằng các cách thức khác, hãy liên hệ ngay tổng đài ngân hàng để được hỗ trợ tại bất kỳ thời điểm nào. Đa số các tổng đài đều hoạt động 24/7 với đội ngũ nhân viên nhiệt tình nên bạn sẽ được hỗ trợ nhanh chóng nhất.