Cắm minivis niềng răng là một kỹ thuật cải tiến trong chỉnh nha nhằm hỗ trợ một số ca nắn chỉnh răng mà không tác động tới các răng khác. Vậy cụ thể minivis là gì? Cắm minivis có đau không? Các trường hợp có thể niềng răng minivis? Hãy cùng tìm hiểu ngay tại bài viết sau đây.
Nội dung chính:
Minivis là gì?
Minivis là một trong những khí cụ chỉnh nha được cấu tạo theo hình xoắn ốc bằng vật liệu Titanium hoặc vật liệu đặc biệt, tương hợp sinh học với cơ thể . Minivis có kích thước khá nhỏ với đường kính trung bình từ 1.4-2mm, chiều dài trung bình 6-12mm. Khi chỉnh nha, bệnh nhân sẽ được cắm minivis vào xương hàm để tạo điểm neo chặn cố định, giúp các răng di chuyển về đúng vị trí như mong muốn.
Để tiến hành niềng răng, bác sĩ sẽ dùng minivis để cắm trực tiếp vào xương hàm để tạo lực cho các răng phía trước không bị xô lệch về phía trước nữa, từ đó làm giảm độ hô của răng. Ngoài ra, sử dụng các răng minivis sẽ giúp làm lún các răng nên rất phù hợp với những bệnh nhân cười hở lợi hoặc trồi răng dài thân ngắn.
Cách niềng răng bằng minivis.
Cắm vít để niềng răng giúp tăng hiệu quả điều trị, và rút ngắn thời gian niềng răng. Đây là khí cụ điều trị không thể thiếu của những ca niềng răng khó.
Kỹ thuật cắm vít niềng răng minivis vào xương hàm cũng gần giống với thao tác cấy trụ implant (trồng răng). Tuy nhiên, phương pháp này còn đơn giản hơn vì minivis này có kích thước nhỏ, chỉ cắm trên bề mặt cung hàm nên ít gây đau hay khó chịu cho khách hàng. Thời gian bắt vít chỉ kéo dài khoảng 10 phút cho 1 minivis. Sau khi bắt vít, bạn có thể có cảm giác hơi ê nhẹ chứ không quá đau như nhiều người vẫn tưởng tượng
Minivis có đặc tính là gọn nhẹ và có hiệu quả lâu dài. Vật liệu cấy ghép mini implant thân thiện với môi trường miệng, không làm ảnh hưởng đến niêm mạc hay các răng xung quanh. Ngoài ra, cấy ghép implant cũng không làm ảnh hưởng đến các sang chấn cho bệnh nhân.
Khi cắm vít thì khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm vì minivis được gắn vào xương hàm không ảnh hưởng đến niêm mạc, lợi hay nướu răng bên cạnh. Để đảm bảo an toàn, lựa chọn nha khoa uy tín và chuyên sâu, đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm thì các thao tác đặt minivis sẽ chuẩn xác và đơn giản hơn, giúp giảm đau nhức và yên tâm hơn.
Cắm minivis có đau không?
Cắm vít niềng răng (minivis) là giải pháp hỗ trợ chỉnh nha. Trong đó, các bác sĩ sẽ cắm một vít chuyên dụng vào xương hàm khách hàng, giúp tạo lực tác động mạnh và răng di chuyển nhanh hơn.
Chính việc cắm vít vào xương hàm như vậy khiến nhiều người e ngại, lo lắng, không biết gắn vít khi niềng răng có đau không?
Theo các bác sĩ nha khoa, việc cắm vít niềng răng chắc chắn sẽ gây đau nhức. Tuy nhiên, trước khi thực hiện thao tác này, các bác sĩ sẽ gây tê cục bộ vùng răng cần điều trị, giúp bạn mất cảm giác và không cảm thấy đau đớn nữa.
Trong quá trình niềng răng, việc bắt vít khi niềng răng có đau không còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như:
- Tình trạng xương hàm của khách hàng:
Nếu bạn có xương hàm yếu, kém chắc khỏe, khi bác sĩ cắm vít vào xương hàm sẽ gây tác động lớn hơn, vì vậy, cảm giác ê nhức sẽ kéo dài lâu hơn so với một người có xương hàm chắc khỏe.
- Tay nghề của bác sĩ thực hiện:
Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định cắm vít niềng răng có đau không. Một bác sĩ giỏi sẽ tiến hành cắm vít chuẩn xác, hạn chế tối đa tổn thương tới nướu và xương hàm.
Ngược lại, nếu bác sĩ có tay nghề kém, tay nghề không vững vàng, không những có thể cắm vít không chuẩn vị trí, ảnh hưởng tới kết quả chỉnh nha mà còn gây chảy máu, viêm nhiễm nướu, tổn thương xương hàm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng của bệnh nhân.
Các trường hợp niềng răng với minivis
Niềng răng hô
Răng hô có đặc trưng là thế răng mọc chìa ra ngoài.
Đặc tính tác động của mắc cài lại chủ yếu là dịch chuyển răng qua lại.
Do đó, khả năng xoay chuyển thế răng thường rất chậm.
Vì thế, để rút ngắn thời gian điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thêm minivis hỗ trợ niềng răng để tăng tốc độ xoay chuyển của thế răng nhằm đạt hiệu quả chỉnh nha cao hơn.
Niềng răng có xương hàm quá cứng
Trong điều kiện bình thường nếu không dùng minivis răng vẫn di chuyển tốt. Nhưng nếu xương hàm quá cứng, răng sẽ di chuyển lâu hơn nên có thể sẽ phải dùng tới minivis để hỗ trợ kéo khít khoảng trống nhổ răng. Nhờ thế, quá trình niềng sẽ nhanh hơn và hiệu quả chỉnh nha cao hơn hẳn.
Niềng răng bị lệch hàm
Trong một số trường hợp răng mọc không đều hoặc hô vẩu nhưng hàm còn bị lệch, khiến khớp cắn bị vênh, cũng được bác sĩ chỉ định thêm minivis hỗ trợ niềng răng. Tác dụng của minivis trong trường hợp này là kéo thế răng thẳng thắn và chỉnh hàm về tỷ lệ tương đối để đưa khớp cắn có chỉ số chuẩn hơn
MỘT SỐ LƯU Ý SAU KHI CẮM MINIVIS CHỈNH NHA
Sau khi bắt mini vít chỉnh nha bạn nên quan tâm đến quá trình chăm sóc răng để giảm đau, tăng tốc quá trình nắn chỉnh răng và tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Cụ thể như sau:
+ Chườm đá lạnh: Đá giúp giảm đau và sưng viêm hiệu quả, do đó bạn nên chườm đá liên tục trong nhiều giờ bằng cách chườm 15 phút sau đó nghỉ 15 phút để thấy hiệu quả bất ngờ.
+ Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ: Để vết thường phục hồi hỗ trợ niềng răng, bạn nên uống thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ.
+ Ăn uống khoa học: Nên ăn thực phẩm mềm như cháo, súp, sữa, yến mạch,… đồng thời không nên ăn đồ quá nóng, quá lạnh hoặc quá chua.
+ Vệ sinh răng miệng đúng cách: Sau 24h đầu khi cắm vít, không nên đánh răng, thay vào đó sử dụng nước muối loãng để vệ sinh răng miệng. Sau 24h đánh răng nhẹ nhàng tránh tác động mạnh vào vết thương.
Lưu ý, nếu xảy ra bất cứ dấu hiệu bất thường nào sau khi bắt vít, bạn nên đến nha khoa sớm nhất để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về phương pháp niềng răng với minivis. Nếu bạn đang có ý định niềng răng, hãy đến trực tiếp nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám tình trạng răng và tư vấn cho bạn nhé.
Xem thêm:
Bọc răng sứ thẩm mỹ là gì? Ưu điểm bọc răng sứ? Bọc răng sứ có đau không? Giá bao nhiêu?
Review Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc. Vì sao nên niềng mắc cài kim loại tự buộc?
Review top những địa chỉ niềng răng uy tín nhất 2020 tại Hà Nội
So sánh bọc răng sứ và dán răng sứ thẩm mỹ.
Review dán sứ veneer? Có nên dán sứ veneer không?
Dán sứ veneer là gì? Những trường hợp nào nên dán sứ veneer?
Implant ETK Active là gì? Ưu điểm của trồng răng Implant ETK Active