So sánh bọc răng sứ và dán răng sứ thẩm mỹ. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng khi làm răng thẩm mỹ

So sánh bọc răng sứ và dán răng sứ thẩm mỹ. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng khi làm răng thẩm mỹ

Nói đến các phương pháp làm răng thẩm mỹ nhanh và đẹp hiện nay có 2 giải pháp là bọc răng sứ và dán răng sứ thẩm mỹ. Trong khi dán sứ veneer có những chỉ định rõ ràng thì nhiều khách hàng lại chưa thực sự hiểu về những trường hợp được chỉ định bọc răng sứ và chống chỉ định. Bọc răng sứ không phải phương pháp mới mẻ gì với đa số các khách hàng muốn làm đẹp răng hiện nay. Đặc biệt với các khách hàng có hàm răng xấu rõ rệt ảnh hưởng đến khuôn mặt như hô, móm, khấp khểnh….

Với những trường hợp như vậy thì giải pháp nào là tốt nhất? bọc răng sứ hay dán răng sứ thẩm mỹ? Câu trả lời chính xác là bạn cần niềng răng trước khi lựa chọn 1 trong 2 giải pháp này để có hàm răng đều đặn và chuẩn khớp cắn. Sau khi niềng răng bạn có thể chọn bọc răng sứ hoặc dán sứ veneer tùy vào tình trạng men răng và điều kiện tài chính.

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng khi làm răng thẩm mỹ
So sánh bọc răng sứ và dán răng sứ thẩm mỹ,  Hướng dẫn chăm sóc răng miệng khi làm răng thẩm mỹ

So sánh bọc răng sứ với dán răng sứ thẩm mỹ

So sánh bọc răng sứ với dán răng sứ thẩm mỹ bên ngoài

Nếu nhìn nụ cười từ bên ngoài bạn có thể phân biệt được răng bọc sứ và dán răng sứ thẩm mỹ không? Câu trả lời là rất khó phân biệt bởi cả răng sứ và miếng dán veneer đều có tính năng thay đổi màu sắc và dáng răng.

Cách phân biệt dễ nhất của răng bọc sứ và dán răng sứ thẩm mỹ đó là mặt trong của răng:

Bọc răng sứ có cơ chế mài xoay tròn – nghĩa là mài xung quanh răng gốc để chụp răng sứ vào.

Dán sứ veneer có cơ chế mài lướt trên bề mặt men răng – chỉ tác động lên bề mặt men răng, mặt trong răng giữ nguyên.

Do đó, nhìn vào phía bên trong của răng đã làm sứ thẩm mỹ sẽ biết được chính xác đó là bọc hay dán

So sánh bọc răng sứ với dán răng sứ thẩm mỹ bên trong

Điểm cốt lõi tạo nên khác biết lớn nhất và cũng là lợi thể của dán sứ veneer so với bọc răng sứ chính là bảo tồn men răng gốc – hạn chế xâm lấn và cấu trúc răng gốc.

Dán răng sứ thẩm mỹ chỉ cần mài 0.2 – 0.5mm – hình dáng răng vẫn còn nguyên vẹn. Thậm chí bác sĩ còn không cần tiến hành mài qua kẽ. Đối với những ai sợ mài hay có tâm lý với vấn đề mài răng, dán răng sứ thẩm mỹ thực sự là lựa chọn tối ưu.

So sánh bọc răng sứ và dán răng sứ thẩm mỹ
So sánh bọc răng sứ và dán răng sứ thẩm mỹ

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng khi làm răng thẩm mỹ

Chăm sóc răng miệng khi bọc răng sứ

Trong một vài giờ đầu sau khi răng sứ được lắp lên răng thật, bạn có thể cảm thấy hơi ê buốt. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi tiếp xúc với một “vật thể lạ” và sẽ biến mất sau khi bạn đã quen với răng sứ. Nếu quá khó chịu, bạn có thể uống thuốc giảm đau để giảm thiểu các triệu chứng ê buốt.

Sau khi gắn răng sứ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc và vệ sinh răng sau khi bọc sứ tại nhà.

Về vấn đề chăm sóc, vệ sinh răng miệng:

Đánh răng hai lần một ngày bằng bàn chải có lông mềm.

Không đánh răng với lực mạnh, theo chiều ngang.

Sử dụng kem đánh răng với lượng fluor phù hợp.

Thay bàn chải đánh răng mới sau mỗi ba tháng.

Đánh răng sau mỗi bữa ăn, kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại trên răng.

Massage nướu răng bằng đầu ngón tay để kích thích sự lưu thông máu xung quanh viền nướu.

Về chế độ ăn uống sau khi bọc răng sứ:

Ăn nhai với lực vừa phải, hạn chế ăn các loại thức ăn cứng để tránh làm gãy, vỡ răng sứ.

Hạn chế ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm giảm tuổi thọ của răng.

Nên ăn nhiều rau củ quả, nhất là các loại thực phẩm có chứa axit malic như táo, dâu tây…

Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có màu sậm như trà, cà phê… chúng có thể làm cho răng sứ bị nhiễm màu.

Sử dụng các biện pháp can thiệp chuyên khoa nếu bạn có thói quen nghiến răng trong lúc ngủ để tránh mài mòn bề mặt răng.

Không hút thuốc lá.

Chăm sóc răng miệng khi dán răng sứ thẩm mỹ

Chế độ ăn uống

Bạn nên xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh sau đây để đảm bảo tuổi thọ mặt sứ và sức khỏe răng miệng:

  • Không hút thuốc lá vì có thể gây hại sức khỏe răng miệng
  • Tránh uống nước màu sẫm để đảm bảo độ bền và đẹp của răng
  • Phân chia lực cắn vào cả hai hàm, tránh việc sử dụng một hàm quá lâu
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, cứng, dai, hoặc dùng răng mở nắp chai, xé bao bì…

Chăm sóc răng miệng

Bạn nên chăm sóc răng miệng thường xuyên giúp bảo vệ khoang miệng:

  • Sử dụng bàn chải mềm, đánh răng 2 lần/ngày
  • Dùng nước súc miệng để làm sạch mảng bám trong khoang miệng
  • Dùng chỉ nha khoa, tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa còn trên kẽ răng và bề mặt

Thăm khám định kỳ

Sau khi dán sứ veneer, bạn nên đến gặp bác sĩ định kỳ để được kiểm tra răng, khớp cắn, độ bám keo… Lịch tái khám có thể dao động từ 3 – 6 tháng tùy vào bác sĩ tư vấn. Đồng thời bạn nên theo dõi và đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường xảy ra.

So sánh bọc răng sứ và dán răng sứ
So sánh bọc răng sứ và dán răng sứ

Sau khi đọc xong nội dung trên đây chắc hẳn các bạn đã lựa chọn cho mình được phương pháp làm răng phù hợp rồi chứ? Chúc các bạn sẽ có một hàm răng đẹp như ý nha!

Xem thêm: Review dán sứ veneer? Có nên dán sứ veneer không?

 Dán sứ veneer là gì? Những trường hợp nào nên dán sứ veneer?

Implant ETK Active là gì? Ưu điểm của trồng răng Implant ETK Active

Kinh nghiệm gửi ô tô bằng tàu hỏa Bắc Nam 2020

Kinh nghiệm chuyển xe máy bằng tàu hỏa khi đi chơi xa 2020

Kinh nghiệm chuyển nhà Bắc Nam bằng tàu hỏa 2020

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);