Kế toán mới ra trường nên làm gì khi bắt đầu đi làm.

Kế toán mới ra trường nên làm gì khi bắt đầu đi làm. Sinh viên năm 3 kế toán nên làm gì, Nên làm kế toán gì khi mới ra trường, Cần làm gì khi là sinh viên kế toán, Công việc kế toán mới ra trường, Sinh viên kế toán nên làm thêm việc gì, Sinh viên ngành kế toán, Tuyển dụng kế toán mới ra trường tại Đà Nẵng, Sinh viên kế toán cần học thêm gì

Trong quá trình hướng dẫn công việc Kế toán cho các bạn mới ra trường, mới đi làm Kế toán, mình thấy rất nhiều bạn không biết làm từ đâu, bắt đầu làm gì, làm như thế nào, hỏi gì những người xung quanh…

Bài viết này không liên quan đến chuyên môn Kế toán, nhưng có thể giúp một số bạn mới làm Kế toán và chắc chắn bạn sẽ làm tốt hơn công việc Kế toán, đặc biệt là những bạn mới bắt đầu đi làm. Bài này mình xin chia sẻ những gì mình đã làm trong những ngày đầu tiên đi làm Kế toán để các bạn tham khảo.

– Thứ nhất: Tìm hiểu các thông tin sau:

+ Bộ máy công ty: Gồm bao nhiêu phòng ban, bộ phận, ví dụ: Ban giám đốc, phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng nhân sự, các đội sx, các phân xưởng, các công trình, các cửa hàng ở đâu…mình ghi chép đầy đủ, chi tiết để thuận tiện phối hợp trong công việc.

i) Ban Giám đốc: Gồm tên tuổi giám đốc, các phó giám đốc, phòng làm việc chỗ nào, để biết cách xưng hô và khi cần đến thẳng phòng làm việc.

ii) Tương tự các bạn nên tìm hiểu, ghi chép lại về các phòng ban, bộ phận khác.

+ Quy mô công ty.

Các bạn xem cty thuộc loại hình DN nào, nhỏ hay vừa hay có quy mô lớn, số lượng cán bộ công nhân viên bao nhiêu…điều này giúp các bạn xác định khối lượng công việc sau này.

– Thứ hai: Ngành nghề kinh doanh và các công việc công ty đang thực hiện.

Vấn đề này rất quan trọng vì sẽ giúp các bạn hiểu rõ tính chất công việc, hiểu rõ nội dung và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các bạn nên ghi chép và tìm hiểu chi tiết các công việc, ví dụ: Cty xây dựng thì các bạn phải biết các công trình đó nằm ở đâu, XD thì nguyên vật liệu là những gì, công trình đó khởi công khi nào, tiến độ sắp xong chưa…như vậy các bạn sẽ biết hóa đơn chứng mua NVL về để làm gì, mua cho công trình nào, hoặc cty là thương mại thì nơi bán hàng ở đâu, có bao nhiêu cửa hàng, kho hàng ở đâu, có chi nhánh hay không…hoặc cty là sx thì nơi đặt nhà máy ở đâu, có bao nhiêu công nhân, có bao nhiêu xưởng sx, sản xuất những sản phẩm gì.…

– Thứ ba: Bây giờ các bạn tìm hiểu về phòng Kế Toán.

Phòng Kế toán không phải quan trọng nhất các bạn nhé, nhưng phòng Kế toán liên quan đến tất cả các phòng ban, bộ phận khác và liên quan đến từng người trong cty, liên quan đến bên ngoài cũng nhiều như khách hàng, nhà cung cấp, liên quan tới các cơ quan như Lao động, Bảo hiểm và đặc biệt là cơ quan Thuế vì khi kiểm tra tại Cty thì chỉ kiểm tra hồ sơ tại phòng Kế toán, vì sao? Vì phòng Kế toán luôn lưu hồ sơ chứng từ quan trọng về Kinh tế.

Do vậy, các bạn tìm hiểu trong phòng Kế toán
xem ai làm việc gì, nhiệm vụ của bạn được giao là gì và công việc đó sẽ liên quan đến những bộ phận, những người nào trong cty. Điều này kết hợp với việc bạn đã tìm hiểu ở trên sẽ giúp bạn không bỡ ngỡ ngay từ việc nhỏ nhất. Các bạn không nên lo rằng, mình mới đi làm thì sẽ không làm được, mà quan trọng là từng bước tìm hiểu để làm tốt.

– Thứ tư: Chuẩn bị làm công việc được giao.

Sau khi tìm hiểu cơ bản những vấn đề trên thì bạn tự chuẩn bị cho công việc mà mình được giao, tìm hoặc nhận bàn giao hồ sơ, sổ sách, nơi ngồi làm việc, tủ lưu trữ hồ sơ…
Sau khi tìm hiểu và chuẩn bị xong thì các bạn bắt tay vào công việc và không ngại hỏi, không ngại đi lại, hãy tìm hiểu thật rõ những gì mình chưa biết về cty. Các bạn cũng không ngại tranh luận và đưa ra ý kiến của mình về chuyên môn với những người làm trước, tự tin tham gia công việc khi biết chắc mình đúng. Ngoài ra các bạn hãy đến những nơi mà cty đang làm như của hàng, nhà kho, công trình, xưởng sản xuất….
= Rất nhiều vấn đề nhưng những điều cơ bản này sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc của những ngày tiếp theo.
Bài này mình chỉ nói lại ngày đầu tiên mình đi làm để các bạn tham khảo, tùy từng công ty và công việc của mỗi bạn mà có cách tiếp cận với công việc khác nhau.
Chúc các bạn thành công.

Nguồn: Vũ Đức Hùng- bài viết được rất nhiều người chia sẻ- hãy chia sẻ lại nếu bạn thấy có ich.

Nên làm kế toán gì khi mới ra trường

1. Bạn hãy năng động trong việc liên hệ trực tiếp với các nhà tuyển dụng:
 
Việc gửi CV qua mail để xin việc online rất hay rất tiện lợi nhưng bạn cũng nên biết rằng với 1 cú kích chuột “gửi” là xong như vậy thì cùng 1 lúc có rất nhiều người cũng có thể làm như bạn, bạn có tin rằng bạn đủ nổi bật để nhà tuyển dụng quan tâm để ý đến bạn, bạn đừng thụ động ngồi chờ sự phản hồi từ nhà Tuyển dụng thông qua những mail xin việc ấy, mà hãy chủ động trực tiếp gọi cho nhà Tuyển dụng để thể hiện sự quan tâm của bạn đến công việc đó, thông qua vài phút ngắn ngủi đó hãy cố gắng thể hiện mình là người có kỹ năng giao tiếp tốt, và nếu có cơ hội hãy cho họ biết bạn là ai? Bạn có thể làm được gì ?
 
2. Bạn hãy chấp nhận làm việc không lương:
 
Kế toán bây giờ có rất nhiều, nếu bạn đã cố gắng xin việc vài công ty mà vẫn chưa thấy có kết quả gì thì có thể thực hiện phương án này. Nhưng một điều đặt ra là ở đâu người ta cần tuyển kế toán không lương mà xin? Và liệu làm việc không lương như vậy thì họ có giao việc cho bạn làm không? Có dạy cho bạn những kỹ năng cũng như kinh nghiệm họ đã có không? Câu trả lời cho câu hỏi này là bạn hãy liên hệ với bất kỳ một nhà tuyển dụng nào mà bạn thấy đó là nơi bạn có thể xin việc, họ có thể dễ dàng nhận bạn vào để bạn giúp họ làm những công việc phụ như nhập liệu hay văn phòng… Ngoài ra thì bạn cũng có thể liên hệ với các công ty chuyên về Dịch vụ kế toán Thuế cho doanh nghiệp, ở các công ty này họ cần nhiều kế toán làm việc, và bạn có thể làm giúp họ những việc dễ để được tiếp cận với sổ sách, môi trường thực tế. Còn việc họ sẽ dạy cho bạn những kỹ năng nghiệp vụ kế toán thực tế thì còn tùy thuộc vào khả năng giao tiếp của bạn với mọi người trong công ty.
 
3. Bạn chấp nhận làm việc với mức lương thấp để tiếp cận dần với công việc kế toán.
 
Có khoảng 15% các bạn kế toán mới ra trường xin được việc làm đúng chuyên môn ngay, 50% các bạn kế toán đi làm tạm thời không đúng chuyên ngành, 35% thất nghiệp :
 
+ Nếu bạn muốn mình nằm trong 15% kia thì hãy trang bị cho mình một lượng kiến thức về chuyên ngành kế toán thật tốt: hiểu về luật thuế, định khoản chuẩn… và cần có một khả năng giao tiếp thật sự tốt để nhà tuyển dụng thấy bạn có giá trị với họ về mặt lâu dài.
 
+ Còn nếu bạn là người không có gì đặc biệt: ăn nói còn thiếu tự tin hay quan trọng hơn cả là còn khá lơ mơ về kiến thức kế toán hãy cố gắng đưa mình vào nhóm 50% kia bằng cách: xin làm thủ kho, thu ngân, nhân viên văn phòng, nhân sự… các công việc này đều liên quan rất nhiều với công việc của kế toán của bạn sau này. Bạn đi làm phải mất vài tháng để tiếp cận với môi trường doanh nghiệp thực tế, xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp với mong muốn sau vài tháng đó bạn có thể tự tin xin được một công việc khác đúng chuyên ngành kế toán mình đã học.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);