Em là sinh viên ngành kế toán mới tốt nghiệp, em đi xin việc mấy tháng nay rồi mà nơi đâu cũng yêu cầu kinh nghiệm. Bố mẹ em khuyên em nên đi học thêm một khóa thực hành, bạn bè thì lại khuyên nên đi học ACCA. Hồi là sinh viên, em cũng không để ý 2 cái này lắm. Vậy nên em muốn hỏi anh chị khóa trước là em có nên đi học Kế toán Thực hành hay em nên đi học ACCA ạ. Và những chứng chỉ như thế có quan trọng cho nghề nghiệp không? Thực ra lúc này em đang rất rối, không biết phải làm sao. Nên rất mong anh chị tư vấn cho em, đừng troll em . À em đang dùng nick phụ để người quen không nhận ra.
Câu hỏi này mình thấy có rất nhiều bạn sinh viên hỏi khi đi những buổi talkshow mà mình chia sẻ khi về thăm trường cũ .Bgr của mình là audit cho De gần 5 năm, giờ mình là cho P&G .Mình không có ACCA hay CPA Aus, cái mình có là CPA VN và cái FRM thôi
:3 ,nhưng kiến thức về kế toán quốc tế , kiểm toán của mình không được tích hợp từ những bằng nghề đó mà từ những quyển sách của McGrawHill hay Wiley và PearSon . Nhớ vài tháng trước bạn năm cuối hỏi mình là em muốn pass big4 thì học những môn nào của ACCA , mình chỉ cho recommend bạn những quyển sách mà mình đã đọc, và các bạn đó cũng pass .Nhưng từ đợt thực tập về bạn đó cảm ơn vì lời mình khuyên vì không giới thiệu mình học ACCA và bạn đó cũng không phù hợp với kiểm toán. Cái mình muốn nói là bạn muốn pro thì có rất nhiều cách, có thể qua bằng nghề, có thể học trên trường,miễn có sự đầu tư.
Tại sao lại là ACCA?
1. Được chấp… nhận rộng rãi
Nhắc đến ACCA thì hầu như ai trong ngành kế toán, kiểm toán cũng biết như 1 bằng cấp được công nhận ở Việt Nam và các nước trên thế giới. Nhưng nên lưu ý ra các nước theo Mỹ như Nhật, Canada, Hàn Quốc, Mỹ v.v…. thì thường k chấp nhận ACCA. Vì Mỹ theo chuẩn của chính mình, còn ACCA theo chuẩn quốc tế và có nguồn gốc từ Anh. .Cho nên, nếu bạn nào mộng đi Mỹ thì tốt nhất k nên học ACCA làm gì cho phí thời gian. Bên cạnh đó, ngoài ACCA, trên thế giới còn rất nhiều bằng cấp cho kế toán kiểm toán, vì thế, k nên có tư tưởng là “tôi có ACCA, tôi có thể tìm việc ở bất cứ đâu”. Vì tư tưởng này trật lất 100%. Dù là ở đâu, từ bằng cấp đến việc làm vẫn có 1 khoảng cách nhất định, chứ k bao giờ đồng nhất cả.
2. Thu nhập sẽ tăng thêm
Có rất nhiều thống kê đã “chứng minh” rằng khi có bằng ACCA thì lương sẽ tăng vùn vụt ụt ụt, ít nhất mỗi tháng cũng phải kiếm được 2000 – 3000 USD. .Không biết là những con số này từ đâu ra nhưng tôi có thể khẳng định với bạn thu nhập không chỉ phụ thuộc vào bằng cấp, mà còn vào rất nhiều yếu tố khác, ví dụ như tùy vào chức vụ, công ty, kinh nghiệm, kiến thức hay khả năng đàm phán lương của bạn. Có rất nhiều người k hề có ACCA mà lương vẫn cao vút trời mây, có điều chả ai thống kê thôi.
3. Ai cũng học nên mình phải học, cho bằng bạn bằng bè
Các công ty kiểm toán như big 4 thường thích bằng cấp này. Bởi vì sao? Đơn giản đây là bằng cấp quốc tế ít ỏi bên cạnh CPA Úc được Bộ Tài Chính công nhận và dễ dàng chuyển đổi qua CPA Việt Nam. Họ thích vì họ ích kỷ, họ chả tin bằng cấp Việt Nam và họ chỉ chơi với cái gọi là quốc tế. .Chính vì thế họ thường tài trợ cho nhân viên học ACCA. Hồi tôi làm kiểm toán, hầu như ai cũng được đi học và lại còn miễn phí. Thấy người ta học mà mình k học thì k an tâm, sợ người ta học hết phần nên cũng phải ráng đu đeo.
Nhưng túm lại là bạn có cần phải chạy theo họ hay không?
1. Khả năng hoàn thành.
Nhiều người học là thế nhưng k phải ai cũng hoàn thành được. Bạn phải cân bằng giữa 24 tiếng bạn có cho việc làm, gia đình, ăn chơi và …. dĩ nhiên là học, trong một khoảng thời gian không phải là vài tháng mà có thể là vài năm. Bạn có chắc bạn sẽ làm được k?
2. Học hành cũng là một khoản đầu tư
Nếu bạn hỏi tôi xét về mặt kiến thức ACCA tốt hay k, tôi sẽ không phủ nhận. Nhưng nếu xét về mức độ kiến thức thu nhặt được và những tham vọng bạn nghĩ bạn sẽ nhận được sau khi hoàn thành và những nỗ lực cũng như hi sinh bạn phải vượt qua thì tôi có thể nói ACCA khá đắt. .Cứ xem khoản tiền bạn bỏ ra như 1 khoản đầu tư, bạn nghĩ trong bao lâu bạn sẽ thu hồi vốn? Đấy là còn chưa kể thời gian học hành vất vả. Đơn cử 1 môn bạn cần học 100 giờ thì ACCA đã ngốn của bạn khoảng 1,400 giờ (tương đương 175 ngày với 8 tiếng làm việc hay nửa năm lương @.@). Thầy tôi thường bảo :”Đầu tư là phải có lời, nếu bị lỗ thì phải xem lại, something must be wrong somewhere”.
3. Sau khi hoàn thành bạn sẽ làm gì với tấm bằng ấy?
Câu hỏi bạn phải đặt ra cho mình là “Sẽ như thế nào khi bạn hoàn thành?”. Bạn có thêm 1 tấm bằng với dấu mộc đỏ in nổi lên trên mặt giấy và…. rồi sao nữa? Bạn ứng tuyển vào 1 vị trí khác với mức lương gấp đôi? Bạn đổi ngành? Hay đơn giản chỉ là…. đóng khung và lộng kiếng? Đôi khi vấn đề k nằm ở chỗ làm sao hoàn thành mà là ở chỗ …. trước khi nó bắt đầu và sau khi nó kết thúc.
Nhưng tất cả những chia sẻ bên trên không có nghĩa tôi khuyên bạn đừng học, vì chính bản thân tôi cũng đã từng cặm cụi học học hành hành ACCA trong hơn 2 năm và luôn cảm thấy may mắn vì mình đã làm điều đó. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy bạn cần phải học thì hãy bắt đầu ngay vào hôm nay. Vì tôi mong vài năm nữa bạn sẽ gửi tôi 1 cái comment thật dài để phản bác rằng ACCA hay và tốt vô cùng vô tận như thế nào.
Vu Pham Minh Chau, ACCA, VACPA, MBA
Finance Manger at GAP International Sourcing VN