Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 2 – Phần 3

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 2 : Quy định về việc mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền ban hành kèm theo quyết định số 218-qđ/tw, ngày 12-12-2013 của bộ chính trị

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Chuyên đề 2 - Phần 3
Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 2 – Phần 3

Chương 1. Những quy định chung

Điều 1. Mục đích góp ý

1 – Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước.

2- Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế : Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Điều 2. Nguyên tắc góp ý

1- Bảo đảm dân chủ, công khai, khách quan, trung thực, có tính xây dựng.

2- Phù hợp với các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; không được lợi dụng việc góp ý để vu cáo, đả kích, bôi xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự và hoạt động của tổ chức, cá nhân.

3- Các ý kiến góp ý bằng văn bản của tập thể do lãnh đạo cơ quan, đơn vị ký tên, đóng dấu, không nhân danh cá nhân.

4- Các ý kiến góp ý của cá nhân là công dân, người có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Phạm vi góp ý

1 – Việc góp ý được thực hiện từ Trung ương đến cơ sở.

2- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội và công dân góp ý với cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên công tác ở các cơ quan, đơn vị cùng cấp.

Điều 4. Chủ thể góp ý

1- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội các cấp.

2- Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, công chức, viên chức, người lao động và công dân (gọi chung là cá nhân).

Chương 2. Góp ý xây dựng Đảng

Điều 5. Đối tượng góp ý

1- Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các ban đảng Trung ương; các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc Trung ương.

2- Ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực cấp ủy các cấp; các đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng ủy trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy các cơ quan đảng ở các cấp; chi ủy, chi bộ.

3- Cán bộ, đảng viên.

Điều 6. Nội dung góp ý

1 – Góp ý với tổ chức đảng :

a) Dự thảo nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế, quy định, kết luận… (sau đây gọi chung là quy định) của Đảng có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội; dự thảo báo cáo chính trị của cấp ủy, tổ chức đảng trước mỗi kỳ đại hội.

b) Việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đảng, cấp ủy, tổ chức đảng.

c) Mối quan hệ giữa cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên với nhân dân.

2- Góp ý với đảng viên :

a) Thực hiện các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng; mối quan hệ giữa đảng viên với nhân dân.

Điều 7. Phương pháp góp ý

1 – Góp ý định kỳ

a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị – xã hội góp ý bằng văn bản mỗi năm một lần trước khi kiểm điểm cấp ủy, tổ chức đảng và trước khi kết thúc nhiệm kỳ của cấp ủy cùng cấp.

b) Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy ở địa phương với nhân dân mỗi năm một lần.

c) Tổ chức lấy ý kiến nhận xét của nhân dân nơi cư trú (thôn, xóm, tổ dân phố) đối với cán bộ, đảng viên mỗi năm một lần trước khi kiểm điểm cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên.

2- Góp ý thường xuyên

a) Thông qua hòm thư góp ý xây dựng Đảng được đặt công khai tại trụ sở các cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội cùng cấp và các cơ quan, tổ chức đảng các cấp.

b) Thư góp ý gửi đến cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị – xã hội hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan, tổ chức đảng.

c) Thông qua tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, đảng viên.

3- Góp ý đột xuất

a) Góp ý các văn bản dự thảo do cấp ủy, tổ chức đảng gửi đến cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội hoặc đăng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

b) Góp ý khi có yêu cầu hoặc khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội thấy cần thiết.

c) Góp ý khi đại diện tổ chức đảng làm việc với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội.

Điều 8. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội

1- Chủ trì tổ chức việc góp ý theo nội dung quy định tại điểm a của khoản 1; điểm a, điểm b của khoản 3, Điều 7 của Quy định này. Tập hợp, tổng hợp ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân ở các điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b, khoản 2 và điểm a, điểm b khoản 3 (Điều 7) chuyển đến cấp ủy, tổ chức đảng được góp ý.

2- Phối hợp với cơ quan của cấp ủy địa phương thực hiện nội dung quy định tại điểm b, điểm c khoản 1, điểm b khoản 3 (Điều 7).

3- Theo dõi và thông tin kết quả tiếp thu góp ý của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên tới tổ chức, cá nhân góp ý.

4- Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về giữ gìn bí mật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.

Điều 9. Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng

1- Thực hiện việc thông báo, cung cấp thông tin về các chủ trương, chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên theo quy định của Đảng; một số văn bản dự thảo nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy, tổ chức đảng (không thuộc diện bảo vệ bí mật).

2- Tiếp nhận, xử lý, tiếp thu ý kiến góp ý qua các hình thức được quy định tại Điều 7. Những nội dung góp ý không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình thì cấp ủy, tổ chức đảng chuyển cho cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc cấp có thẩm quyền xem xét tiếp thu và thông báo cho chủ thể góp ý biết.

3- Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy ở địa phương với nhân dân và tổ chức lấy ý kiến nhận xét của nhân dân nơi cư trú đối với cán bộ, đảng viên theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 (Điều 7).

4- Hằng năm, báo cáo kết quả tiếp thu góp ý lên cấp ủy cấp trên trực tiếp, đồng gửi cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội cùng cấp để theo dõi, giám sát.

Chương 3. Góp ý xây dựng chính quyền

Điều 10. Đối tượng góp ý

1- Quốc hội, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; các cơ quan của Quốc hội, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.

2- Chính phủ, lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

3- Lãnh đạo tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân các cấp, Kiểm toán Nhà nước.

4- Cán bộ, công chức, viên chức (gọi chung là cá nhân).

Điều 11. Nội dung góp ý

1- Góp ý với cơ quan, tổ chức :

a) Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

b) Việc thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, hội đồng nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật.

c) Việc thực hiện cải cách hành chính; phòng, chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.

d) Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp dân và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.

2- Góp ý với cá nhân :

a) Việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân.

b) Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu dân cử, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang; nhất là người đứng đầu cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp.

Điều 12. Phương pháp góp ý

1 – Góp ý định kỳ

a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể chính trị – xã hội các cấp góp ý bằng văn bản mỗi năm một lần đối với các nội dung nêu tại Điều 11 Quy định này cho các đối tượng góp ý cùng cấp.

b) Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu chính quyền các cấp với nhân dân mỗi năm một lần.

c) Tổ chức lấy ý kiến tại hội nghị công chức, viên chức (đối với cơ quan, đơn vị) và hội nghị nhân dân (chủ yếu ở xã, phường, thị trấn) mỗi năm một lần.

2- Góp ý thường xuyên

a) Thông qua hòm thư góp ý xây dựng chính quyền đặt công khai tại trụ sở.

b) Thư góp ý gửi đến cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội hoặc gửi trực tiếp đến cơ quan chính quyền.

c) Thông qua tiếp xúc trực tiếp của cán bộ, công chức, viên chức.

3- Góp ý đột xuất

a) Góp ý vào các văn bản dự thảo do cơ quan nhà nước gửi đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội hoặc đăng công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ, các cơ quan thuộc Chính phủ, của Ủy ban nhân dân các địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng.

b) Góp ý cho cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức khi có yêu cầu hoặc khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội thấy cần thiết.

c) Góp ý khi các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, sở, ngành đến làm việc với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội cùng cấp.

Điều 13. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội

1 – Tổ chức góp ý theo nội dung quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, điểm b khoản 3 (Điều 12) Quy định này.

2- Phối hợp với các cơ quan nhà nước thực hiện các nội dung quy định tại các điểm b, c khoản 1, điểm b, khoản 3 (Điều 12) Quy định này.

3- Tổng hợp ý kiến góp ý ở các điểm b, c của khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 (Điều 12) chuyển đến các cơ quan, tổ chức có liên quan.

4- Theo dõi và thông báo kết quả tiếp thu góp ý của cơ quan nhà nước tới tổ chức, cá nhân góp ý.

5- Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và Nhà nước về giữ gìn bí mật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này.

Điều 14. Trách nhiệm của chính quyền

1 – Thực hiện công khai về tổ chức, hoạt động, quy chế làm việc của tổ chức; các quy định về thủ tục hành chính; quy định trách nhiệm công vụ; các quy hoạch kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội; các quy định, quyết định quản lý hành chính; các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sẽ ban hành.

2- Cung cấp thông tin về khen thưởng, kỷ luật cán bộ; các báo cáo kết quả thanh tra, giám sát, kiểm toán các cơ quan, đơn vị khi được yêu cầu.

3- Tiếp nhận, xử lý, tiếp thu ý kiến góp ý qua các hình thức được quy định tại Điều 12. Những nội dung góp ý không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức mình thì chuyển cho cơ quan, tổ chức có liên quan hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, tiếp thu và thông báo cho chủ thể góp ý biết.

4- Chủ trì, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội cùng cấp tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cơ quan chính quyền các cấp với nhân dân và lấy ý kiến của nhân dân tại hội nghị nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 (Điều 12) Quy định này.

5- Hằng năm, báo cáo kết quả tiếp thu góp ý với cấp ủy cùng cấp và chính quyền cấp trên trực tiếp; đồng gửi cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội cùng cấp để theo dõi, giám sát.

Xem thêm : 

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Khái quát chung

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nước ta hiện nay

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Thành tựu, hạn chế trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thời gian qua 

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Quan điểm, mục tiêu và giải pháp tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Nhận thức chung về nền hành chính

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Cải cách nền hành chính nhà nước

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Một số nội dung về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn  giai đoạn 2016-2020 theo tinh thần nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 27-4-2016

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- 180 câu trắc nghiệm

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3 : Cán bộ, công chức và phân định cán bộ với công chức, viên chức.

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3: Công vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3: Nghĩa vụ và quyền của cán bộ, công chức.

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3: Mục tiêu, nguyên tắc và các nội dung cơ bản của quản lý cán bộ, công chức

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3: Những tồn tại, hạn chế và định hướng hoàn thiện trong thời gian tới

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1. Một số vấn đề về đảng cầm quyền.

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng cầm quyền

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Một số vấn đề cơ bản về đảng cộng sản việt nam

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020 – Chuyên đề 1 : Tình hình công tác xây dựng đảng nhiệm kỳ 2010 2015

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Một số nội dung về nghị quyết trung ương 4 khóa xi về “một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Những quy định chung.

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 :Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Mối quan hệ công tác

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2: Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 1 : Tính chất, đặc điểm, vị trí, vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị ở việt nam.

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 1: Tính tất yếu khách quan của việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc việt nam và các tổ chức chính trị-xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 1 : Kết quả đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc việt nam và các tổ chức chính trị-xã hội những năm qua

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 1 : Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc việt nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong thời kỳ mới

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 2 – Quy định chung

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 2 – Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 2 – Quy chế giám sát và phản biện xã hội của mặt trận tổ quốc Vvviệt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội ban hành theo quyết định số 217-qđ/tw, ngày 12-12-2013 của bộ chính trị

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);