Tại sao nên học ACCA? Học ACCA như thế nào cho đúng?

Tại sao nên học ACCA? Học ACCA như thế nào cho đúng? khi mà  có nhiều bạn trẻ chọn ACCA để làm hành trang cho sự nghiệp kế toán của mình. Ad vẫn còn nhớ gần 10 năm về trước, nguyên cái trung tâm FTMS, mỗi lần học thi, toàn mấy ông già bà cả rị mọ đọc đọc ghi ghi, trẻ lắm cũng tầm 24 tuổi. Vậy mà giờ đi dạy, toàn các bé năm 2, năm 3. Thời thế quả thật đổi thay k ít!

Còn nhớ hồi ấy, điền vào cái form đi học mà còn chẳng biết nó là cái chi chi. Đại khái là bằng cấp quốc tế được công ty cho đi học miễn phí, lại còn được trả lương cho những ngày đi học đi thi, ai cũng học nên mình …. dại gì ở nhà, Thế thôi!! Học rồi mới biết, à thì ra nó là ….ACCA! =.=.

Nếu hỏi ACCA có khó k, xin thưa rằng …. k dễ. K dễ k đồng nghĩa với khó nhé. Dễ có nghĩa là k học cũng đậu hoặc học tàng tàng, xoàng xoàng cũng vớt vát được. Khó có nghĩa là học lấy học để, học đêm học ngày, học đến lòi mắt ra mà vẫn rớt. Còn ACCA, thì nằm ở khoảng giữa.

1. Thời gian  học ACCA bao nhiêu là đủ?

Học ACCA đòi hỏi một mức độ nghiêm túc nhất định để chiến thắng cái sự lười của bản thân. Theo kinh nghiệm của ad, 1 môn cần bỏ ra khoảng 100 giờ để tự học và ôn tập (k tính thời gian đi học trên lớp nhé). Thời gian từ khi bắt đầu học đến khi thi tầm 3 tháng. Nếu vậy, trung bình 1 ngày phải học được khoảng hơn 1 giờ đồng hồ. Hôm nay k học mà đi chơi thì ngày mai học bù gấp đôi. Dĩ nhiên thời gian học là thời gian net nhá, tức k bao gồm những lúc lướt web, facebook, chat chit hay….. ngủ gục [:P]. Chứ cứ ngồi vào bàn như ad, lướt lên lướt xuống xem váy áo rồi mơ về nơi xa lắm thì ….. mỗi ngày chắc phải bỏ ra 3 tiếng là ít [T.T]. Bạn cũng có thể dồn thời gian học thật nhiều vào cuối tuần vì lúc đó k phải đi học, đi làm. Nhưng cuối tuần cũng là lúc lười nhất luôn nên sự quyết tâm cũng phải cao nhất mới được. K thì…..toi!!

2. Học  học ACCA như thế nào

Để tránh bản thân rơi vào tình trạng rối lên k biết học từ đâu, học cái gì, bạn hãy chia nhỏ mục tiêu của mình ra và hoàn thành từng chút một. Như vậy sẽ k cảm thấy cuống lên khi thời gian thi đến gần, cũng k thấy ngán ngẩm khi ngồi gặm sách.

Thông thường 1 môn gồm 1 cuốn lý thuyết và 1 cuốn bài tập. Lý thuyết tầm 22-25 chương, bài tập thì khoảng 100 bài. Nếu môn đó có phần thi trắc nghiệm thì tùy theo tỷ lệ % của phần này mà có số lượng câu hỏi tương ứng. Mục tiêu là phải hoàn tất hết 2 cuốn.

Mỗi người có cách học khác nhau. Ad chỉ chia sẻ cách của ad cho các bạn tham khảo thôi nhé. K thích thì cứ cách mình mà mần, miễn sao đậu là được hehe.

100 giờ ad chia làm 3:

1. Khoảng 20-25 giờ cho sách lý thuyết, tương đương 1 tiếng cho 1 chương. Đọc rồi thì nhớ tóm tắt lại nha. K thì sau 3 tuần là chữ nó bay hết trọi luôn à. Tốt nhất là viết lại theo cách hiểu của mình, đặc biệt là những định nghĩa (definition) và tính chất (characteristic) chủ đạo của từng chương.

2. Khoảng 60-65 giờ cho sách bài tập, tương đương trung bình 35 phút 1 bài cho 100 bài nhé. Dù là môn lý thuyết hay bài tập thì việc nghiền ngẫm câu hỏi và cách trả lời với ad vẫn quan trọng hơn là đọc lý thuyết suông. Có những nguyên tắc bất di bất dịch cho việc này, ví dụ:

– Trong sách luôn có phần đáp án, tuy nhiên k được giở ra xem trước khi tự mình hoàn tất câu trả lời.
– Tự mình tính thời gian làm bài cho từng câu hỏi. Ví dụ bài thi 100 điềm trong 3 tiếng, mỗi điểm tương ứng là 1.8 phút. Nếu câu hỏi bài tập là 20 điểm thì chỉ cho bản thân 35 phút để làm. Sau thời gian này, tất cả phần làm thêm đều k được tính điểm (dĩ nhiên là mình đang làm bài tập nên vẫn làm cho xong nhé, chỉ k tính điểm khi so sánh với đáp án thôi).
– Khi đọc đáp án, luôn đọc phần Tips trong khung trước. Ở đó chỉ ra làm thế nào để lấy Easy mark và phần nào các bạn hay mắc sai lầm khi làm bài. Cái này quan trọng lắm luôn nhưng rất nhiều bạn bỏ sót.
– So sánh bài làm của mình với đáp án và…tự chấm điểm bằng Thang điểm. Cái này cũng quan trọng k kém. Có nhiều khi bạn làm đúng đáp số cuối cùng nhưng k có nhiều điểm vì viết tắt, nhảy bước, thiếu lập luận. Rất uổng. Chấm điểm cẩn thận và rút kinh nghiệm cho những lần làm bài kế tiếp nhé!
– Khoanh tròn, đóng khung, tô đậm, viết bằng mực đỏ v.v…. những điểm mình làm sai hoặc k nghĩ ra.

3. Khoảng 10-20 giờ ôn tập. Đây là thời gian khi sắp thi, cần định hình lại tất cả kiến thức thu nạp được trong thời gian học. Đọc lại tóm tắt mình ghi cho phần lý thuyết, xem kỹ các phần highlight cho phần bài tập, hít thở sâu rồi vác ba lô lên và ….chiến nà!

Trong 100 giờ này, mỗi giờ làm gì thì nên lên kế hoạch cụ thể, ngày nào hoàn thành thì tick vào 1 cái. Cứ như thế, 100 cái tick giống như 100%, xong đầy đủ rùi thì k còn sợ gì nữa!

Ad k nghĩ học ACCA là dễ nhưng với kinh nghiệm của bản thân, ad tin rằng chỉ cần mình nghiêm túc học tập, k lười biếng, làm việc có khoa học thì nhất định tỷ lệ đậu là 99%.

Chúc các bạn thành công nha.

Vu Pham Minh Chau, ACCA, VACPA, MBA
Finance Manger at GAP International Sourcing VN

 

1. Nâng cao năng lực chuyên môn

Đối với người đang làm trong lĩnh vực kế – kiểm thì việc nâng cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn là điều vô cùng cần thiết.

Không phải ngẫu nhiên mà đa phần người đang đi làm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính lại lựa chọn học ACCA. Vì chương trình học ACCA dựa trên các tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán quốc tế và tuân theo luật lệ của liên đoàn kế toán quốc tế nên nền tảng chất lượng kiến thức ACCA mang lại cho người học là vô cùng lớn. Điều đó giúp cho người học, đặc biệt là người đang đi làm trong lĩnh vực kế – kiểm sẽ nâng cao được khả năng chuyên môn của mình, phục vụ tốt công việc trong tương lai.

ACCA được biết đến không chỉ là một chứng chỉ cung cấp toàn diện về kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị chiến lược, luật kinh doanh,… mà còn là thước đo năng lực chuyên môn của người học. 

 

2. Nâng cao năng lực quản trị, quản lý

Thông qua việc học các môn như kế toán quản trị (F2), quản trị hiệu quả hoạt động (F5), quản lý tài chính (F9), lãnh đạo chiến lược doanh nghiệp (P1 và P3), báo cáo chiến lược doanh nghiệp (P2),… trong hệ thống 15 môn học thuộc chương trình ACCA, người đi làm hoàn toàn có khả năng nâng cao năng lực quản trị, quản lý của bản thân tại nơi làm việc. 

 

Nếu như môn F2 chủ yếu tập trung vào việc lên kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định của người quản trị, thì môn F5 hướng tới việc trang bị cho học viên kiến thức và kỹ năng cần thiết để áp dụng kế toán quản trị cho việc đánh giá hoạt động và thiết lập quản lý trong doanh nghiệp. Còn các môn P1, P2, P3 lại giúp người học nâng cao kiến thức, kỹ năng khi đưa ra các chiến lược và báo cáo của doanh nghiệp. 

Do đó, học ACCA không chỉ nâng cao năng lực chuyên môn mà còn nâng cao năng lực quản trị, quản lý của người học.

 

3. Nhân đôi hiệu suất làm việc

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay thì năng suất làm việc của nhân viên là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Do đó, vấn đề được đặt ra cho các công ty là đòi hỏi năng lực chuyên môn cao đi kèm hiệu suất làm việc hiệu quả của nhân viên.

Đối với người đi làm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính thì việc học chương trình ACCA mang lại nguồn kiến thức và kỹ năng làm việc cao, hỗ trợ hữu ích cho công việc, mang lại hiệu suất làm việc nhân đôi vượt mong đợi. 

Là một nhân viên, tăng năng suất làm việc là yếu tố quan trọng giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Là một nhà lãnh đạo, hiệu suất làm việc của bạn khi được nhân đôi có thể giúp cải thiện kết quả kinh doanh và giúp doanh nghiệp đón đầu, dự báo những thăng trầm trong kinh doanh tốt hơn các doanh nghiệp khác. Dù bạn là ai thì năng suất làm việc là vấn đề hàng đầu bạn cần quan tâm nếu muốn đạt được những mục tiêu dài hạn trong công việc và cuộc sống.

4. Cơ hội tăng lương và thăng tiến rộng mở

Có thể thấy việc học ACCA giúp nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao năng lực quản trị, quản lý và nhân đôi hiệu suất làm việc cho người làm trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính. Điều đó là yếu tố quan trọng để giúp người đi làm có cơ hội tăng lương và sự nghiệp thăng tiến rộng mở trong tương lai. 

Chính vì liên quan trực tiếp đến lợi ích của chính bản thân doanh nghiệp nên những người làm trong lĩnh vực kế – kiểm, nếu vừa có năng lực quản lý lại có năng lực chuyên môn cao thì việc tăng lương cho họ là điều hiển nhiên. Ngoài ra họ có cơ hội đảm nhận các vị trí cao trong công ty như: giám đốc điều hành (CEO), giám đốc tài chính (CFO), trưởng phòng tài chính, vị trí kiểm soát và quản lý ngân sách,…

5. Cơ hội làm việc tại BIG4 và các tập đoàn kiểm toán, tài chính toàn cầu

ACCA là Hiệp hội quốc tế của các chuyên gia ngành tài chính kế toán được thành lập vào năm 1904 tại Anh Quốc. Là Hiệp hội ngành nghề có mức tăng trưởng cao nhất thế giới trong 5 năm vừa qua, hiện có hơn 200.000 hội viên, hơn 500.000 học viên, và gần 8.000 doanh nghiệp đối tác ở trên 180 quốc gia trên thế giới. Do đó, chứng chỉ ACCA luôn được các nhà tuyển dụng trên thế giới tín nhiệm và được công nhận rộng rãi. 

Đặc biệt, để chinh phục các vòng tuyển chọn và đạt được tấm vé trở thành nhân viên chính thức, có cơ hội làm việc tại BIG4 cũng như các tập đoàn kiểm toán, tài chính toàn cầu thì chứng chỉ ACCA rất hữu ích đối với các ứng viên. Chứng chỉ ACCA được xem như là tấm vé thông hành tại các kỳ tuyển dụng của các công ty.

Ngành kế toán — kiểm toán có dễ xin việc, Con gái nên học kế toán hay kiểm toán, Vì sao chọn ngành kế toán – kiểm toán, Ngành kiểm toán có dễ xin việc không, Nên chọn chuyên ngành kế toán hay kiểm toán, Lựa chọn đầu đời kế toán hay kiểm toán phần 2, Lương kiểm toán, Nên học chuyên ngành kế toán nào, acca học phí, Học ACCA ở đâu, Số người có bằng ACCA ở Việt Nam, Tài liệu học ACCA, Học ACCA trong bao lâu, Tự học ACCA, Có bằng ACCA lương bao nhiều, Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA)

Có thể bạn quan tâm:

3 thoughts on “Tại sao nên học ACCA? Học ACCA như thế nào cho đúng?

  1. Pingback: https://www.easyvoyage.de/me/link.jsp?site=463&codeClient=1&id=1229&url=https://devs.ng/the-national-basketball-team-from-nigeria-was-in-the-olympics-in-tokyo/

  2. Pingback: No Code Testing Tool

  3. Pingback: faceless youtube niches

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);