Kinh nghiệm đi phỏng vấn Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc .Thấy nhiều bạn có comment hỏi về kinh nghiệm đi phỏng vấn. Có hay không thì nói luôn là làm gì chẳng có kinh nghiệm. Vấn đề người ta đọc kinh nghiệm ra bạn có áp dụng trong đầu được không hay thôi. Hôm nay nhân dịp sắp ra mắt tuyển tập việc làm cho tháng 4 tới. Mình sẽ viết về điều này.
Trong các bài viết về việc làm mình cũng có chia sẻ rồi. Để làm rõ thì mình nói luôn thế này: Kinh nghiệm thì nó muôn hình vạn trạng. Mỗi người diễn tả một cách, chẳng hai diễn tả hết và cũng có thể người nói hay cũng chưa chắc đã chuẩn với trường hợp của bạn. Do đó bạn phải xác định những điểm sau:
Nội dung chính:
Phần 1- Xác định tư tưởng- lập trường
1. Bạn là ai?
Bạn là người, là một người có sức lao động. Bạn đi lao động để kiếm tiền. Bạn muốn bán vì 2 lý do: Thu nhập- và Môi trường làm việc ( bao gồm mọi yếu tố về thăng tiến, lành mạnh, đọc hại). Suy cho cùng nó chính là cái giá bình quân mà bạn mường tượng được. Kiểu năm 1 làm nhân viên 4 triệu, năm 2 5 triệu, năm 3 lên xếp 100 triệu. Chia ra..v.v. Có ông thì chạy nhà nước chịu nhịn đói khát mất tiền lúc đầu, rồi ăn lại chẳng hạn. Tóm lại bạn phải biết bạn giá bao tiền.
2. Bạn muốn cái gì?
Cái chính là bạn muốn cái gì là cái mà rất nhiều bạn không bao giờ trả lời được. Bản thân mình 5 năm mới hiểu được câu này. Mình từng làm cho các công ty nước ngoài, nghe thì rất oai và pro. Kiểu như tiếng Anh lồng lộn chẳng hạn hay sở thích chụp ảnh tự sướng không phải để cảm thấy vui trước cảnh đẹp mà mục đích để khoe cuộc sống hơn người mà rốt cục cũng chỉ vì thỏa mãn cái Oai. Nhưng để làm gì? Ở đâu hợp và giải đáp được câu bạn muốn cái gì mới là quan trọng nhất. Tấc nhiên bạn vẫn có lúc mất thời gian đi làm chỉ vì tiền cho xong. Bạn muốn cái gì cũng là câu hỏi mà khi các bạn xem các bộ phim nước ngoài, thì cha luôn dạy con phải tự lập. Ở mình thì còn lâu nhé. Nhất thân thì quen nó là phương thức của nhiều năm tiếp theo nữa. Nên chắc chắn, nếu bình thường, bạn sẽ mất khá lâu để trả lời câu hỏi: Bạn muốn cái gì.
3. Cuối cùng , khi xác định bạn là ai và bạn muốn cái gì. Thì các bạn đọc thêm những bài này để đi bán sức lao động cho được giá nhé:
– Làm thế nào để tìm một công việc tốt
– Nhận biết các tin tuyển dụng lừa đảo
– Tại sao người Việt lại không tìm tin bằng Google
– Thiết kế một cv xin việc
Và chẳng có gì hơn những cái bạn đã tích lũy trong đầu cả. Ai đó muốn động viên bạn tự tin, muốn bạn phải thế này phải thế kia? Bạn có làm được không? Hãy bớt thời gian vô ích để tìm cho mình thời gian có ích. Đấy là cái duy nhất mình khuyên bạn về kinh nghiệm đi phỏng vấn
Phần 2- Một số điều nên và không nên
-Ngược lại những điều nên ở trên
– Nói nhiều, hỏi gì đáp đấy và không nên thông minh trong việc phô bày thêm ngoài câu hỏi của nhà tuyển dụng.
– Tuyệt đối không được kêu ca, than oán về nhà tuyển dụng như bạn này:
1. Bạn đến quá sớm
Bạn sẽ là kẻ điên khi “dám” đến muộn buổi phỏng vấn. Bởi điều này là tối kị, nó cho thấy bạn chẳng hề tôn trọng thời gian của nhà tuyển dụng.
Nhưng việc bạn đến quá sớm, cũng không hề giúp bạn ghi điểm nhiều hơn trong mắt họ. Ngược lại, hành động này còn làm bạn trở nên…ngớ ngẩn. Tại sao? Nhà tuyển dụng có sẵn lịch trình làm việc trong ngày. Việc bạn đến quá sớm so với lịch hẹn phỏng vấn sẽ làm gián đoạn công việc của họ. Bên cạnh đó, đôi khi khiến họ cảm thấy “tội lỗi” nếu để bạn ngồi đợi đến cả 30 phút.
Trong trường hợp bạn sợ kẹt xe, xảy ra sự cố trên đường đi nên khởi hành từ rất sớm, khi đến công ty, đừng vào vội. Tìm một quán nước gần đó và ngồi đợi gần đến giờ hẹn hãy có mặt tại công ty.
2. Chuẩn bị thái quá
Một lần nữa, chúng ta đều biết trước khi đến phỏng vấn, cần chuẩn bị nhiều thông tin để trả lời tốt câu hỏi của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra khi bạn chuẩn bị quá mức và trả lời như một cái máy?
Trước buổi phỏng vấn, bạn có bao giờ viết sẵn câu trả lời cho tất cả các câu hỏi mà bạn nghĩ nhà tuyển dụng có thể đặt ra cho bạn, sau đó học thuộc lòng nguyên văn và luyện tập nó trước gương?
Bạn có thể nghĩ đó là sự chuẩn bị tốt, nhưng đôi khi, nó lại trở thành thảm họa. Việc bạn quá “ám ảnh”, luyện tập điên cuồng rất dễ khiến bạn trở thành một cái máy biết nói trước nhà tuyển dụng.
Lời khuyên cho bạn trong trường hợp này đó là: chuẩn bị kĩ, nhưng không học thuộc tất cả. Ghi nhớ thông tin trong đầu, sau đó trả lời thật tự nhiên bằng cách suy nghĩ, tư duy của chính bạn. Nhà tuyển dụng muốn thuê một con người chứ không phải một chú robot.
3. “Công ty sẽ cho tôi những gì?”
Hãy đoán xem nhà tuyển dụng muốn biết điều gì khi hẹn phỏng vấn bạn? Rất rõ ràng, họ muốn biết bạn có thể làm được những gì cho họ. Liệu bạn có thể giúp họ hái ra tiền, cải thiện năng suất làm việc và quan trọng nhấn là khiến cuộc sống của họ dễ thở hơn?
Vì vậy, khi bạn đặt ra câu hỏi “Công ty sẽ cho tôi những gì?”, ngay lập tức khiến nhà tuyển dụng cảm thấy e ngại. Thậm chí tôi đã từng gặp những ứng viên với câu hỏi: “Khoảng bao lâu thì em sẽ được thăng chức?”. Tôi không có câu trả lời vì tất cả dựa vào khả năng làm việc của bạn. Câu hỏi trên vô tình gợi ý cho tôi rằng khái niệm thăng tiến của bạn gắn liền với thời gian làm việc chứ không phải hiệu suất công việc.
Đương nhiên, khi ứng tuyển cho một công ty, ai cũng sẽ quan tâm đến những lợi ích mà mình đạt được khi làm việc ở đó. Dù thế, bạn vẫn không nên thể hiện quá rõ ràng trong buổi phỏng vấn đầu tiên, giai đoạn quyết định bạn có được tuyển dụng hay không. Cách tốt nhất là bạn hãy chỉ hỏi về lương bổng cơ bản, chứ đừng đào sâu chi tiết về các phúc lợi trong lần phỏng vấn đầu tiên với nhà tuyển dụng.
4. Bạn không nói cảm ơn
Không chỉ là việc gửi thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn, bạn cũng cần phải nói cảm ơn trực tiếp với người đã phỏng vấn bạn trước khi rời đi. Điều này sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Quan trọng là hãy khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy bạn có khả năng giao tiếp cơ bản và dễ dàng hòa đồng. Đừng xem người phỏng vấn là “hung thần” nhưng cũng đừng xem họ là người bạn thân lâu năm. Hãy giữ phép lịch sự nhưng đồng thời cũng thể hiện sự cởi mở cần thiết.
Phỏng vấn có thể là một trong những việc căng thẳng nhất bạn cần phải làm, đặc biệt là khi bạn cần công việc. Điều này chắc chắn không hề dễ dàng. Nhưng hãy giữ một cái đầu lạnh, đến phỏng vấn với sự chuẩn bị tốt và tập trung vào những giá trị mà bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng. Người thuê người, không phải robot, không phải một kẻ ngớ ngẩn và không phải những kẻ không tôn trọng thời gian của họ.Các bạn lưu ý comment dưới bài viết để được hỗ trợ và gửi những mẫu CV mới mà mình cập nhập được nhé.
Cách trả lời phỏng vấn giới thiệu bản thân, Kinh nghiệm đi phỏng vấn kỹ thuật, Lần đầu đi phỏng vấn xin việc, Kịch bản phỏng vấn xin việc, Kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc, Bài phỏng vấn mẫu, Các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm, Các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng,