Nên giữ hay bỏ tết Nguyên Đán?

Nên giữ hay bỏ tết Nguyên Đán? Nên giữ hay bỏ tết Ta- tết cổ truyền. Bài viết này xin chia sẻ quan điểm phản biện của bạn Hoàng Anh chuối về việc giữ tết Ta lại. Vì sao thế, mời các bạn đọc nhé.Như thường lệ, trên blog mình tránh gây tranh cãi nên lọc ra các ý và sửa lại ngôn từ chút, giữ nguyên bản chất truyển tải thông não của bạn ấy.
Cứ đến độ xuân về là chuyện bỏ Tết Nguyên Đán lại tràn ngập khắp nơi và trên fb cũng chả là ngoại lệ. Ý kiến phản đổi Tết Ta tập trung nhấn mạnh và 2 vấn đề :
– Nhật Bản nó bỏ Tết Nguyên Đán ăn theo Tết dương để phù hợp với lịch làm việc của bọn Tây nên nó rất phát triển
– Tết ta làm cho ăn chơi, phè phỡ nhiều giảm năng suất lao động.

Tôi xin đi vào phân tích 2 luận điểm trên như sau:

– Việc NB bỏ tết Nguyên Đán để phát triển kinh tế là hoàn toàn sai lầm, ko rõ ai phịa đâu ra quan điểm này. Vì Nhật Bản bỏ tết Nguyên Đán từ năm 1873 theo chính sách Tây hóa toàn diện của Minh Trị. Tức vào thời điểm này nước NB chuyển sang giai đoạn phát triển kiểu mới du nhập các kiến thức, khoa học của phương Tây; cho nên Nhật Hoàng ra lệnh đổi lịch nhằm khớp lại toàn bộ nền khoa học của NB cho giống với phương Tây.

Chứ vào thời điểm này kinh tế thế giới vẫn khép kín, chưa hề có giao thương, làm ăn nhiều rộng rãi như bây giờ và nước Nhật Bản ( viết tắt là NB) cũng ko có làm ăn với nc phương Tây nào vào thời điểm đó để mà phải đổi lịch nhằm khớp lịch làm ăn cả. Do đó, chuyện NB đổi lịch có thể nói hoàn toàn ko liên quan gì tới chuyện Tết Nguyên Đán làm ảnh hưởng tới kế hoạch làm việc cả, mà nó có tính chất của 1 quyết định hành chính thôi.

Cũng phải nhấn mạnh thêm rằng khác với VN và nhiều nc Châu Á , NB ko bị ảnh hưởng mạnh bởi văn hóa Trung Hoa. Văn hóa của Nhật Bản hoàn toàn riêng rẽ ko bị Khổng Giáo và nhiều phong tục khác của TQ ảnh hưởng. Đây là lí do tại sao mà văn hóa xxx ở NB phát triển rất mạnh – bởi cái gốc của văn hóa Nhật Bản là thờ tín ngưỡng phồn thực. Còn những nc khác như Vn, Hàn Quốc v..v đã bị Khổng Giáo can thiệp nên ko còn văn hóa phồn thực nữa.

Chính vì lí do này mà đối với nước Nhật chuyện có tổ chức tết Nguyên Đán hay ko cũng ko có ý nghĩa hay giá trị gì lắm – bởi rất đơn giản họ là 1 nền văn hóa cách biệt.

– Xung quanh Việt Nam thì hầu hết các quốc gia như Sing, Đài Loan, Trung Quốc, Tây Tạng v…v đều tổ chức Tết Nguyên Đán mà ko thấy có quốc gia nào kêu là vì ăn Tết mà kinh tế tụt hậu đi cả. Dân tộc lười biếng ấy là do cách quản lí, tính cách con người chứ sao đổ tại những ngày lễ ? Mà ko bao giờ có chuyện ăn chơi phè phỡn cả, vì có người ăn chơi là phải có người lao động để phục vụ người ăn chơi đó.

Ví dụ ngày Tết dc nghỉ các anh chị dắt nhau đi đi nghỉ mát thì cũng phải có nhân công phục vụ các anh chị chăn màn giường chiếu ăn uống, điện nước nọ kia chứ ? Các chị có ăn chơi thì mới lo làm đẹp thì các chị em spa, mỹ phẩm, trang điểm, làm tóc mới có cơ hội kiếm ăn chứ ? Do đó, đừng nghĩ 1 nền kinh tế chỉ có lao động là tốt. Hoàn toàn ko phải, ngược lại kinh tế phải có ăn chơi thì mới kích cầu tiêu dùng và tạo ra nhiều công an việc làm hơn cho xã hội. Người này ăn chơi sẽ tạo điều kiện việc làm cho nhiều người khác.

Ở Vn là còn nghỉ ít ấy, chứ ở Tây do kinh tế phát triển hàng hóa thừa mứa; ngoài việc cho ng lao động nghỉ đủ thể loại như nghỉ đông, nghỉ hè, giáng sinh, năm mới nọ kia chúng nó đang bắt đầu lên kế hoạch cho người lao động chỉ làm việc tuần có 4,5 ngày thôi. Còn lại cho dân chúng về sớm đi nghỉ ngơi với gia đình ăn chơi mua sắm nọ kia để kích thích kinh tế.

– 2 điều trên là tôi phân tích trên khía cạnh kinh tế, còn giờ sẽ nói cho các bạn tại sao Vn lại có Tết Nguyên Đán trên khía cạnh khoa học ? Cái này có lẽ do xã hội Tây hóa nửa vời mà nhiều ng Việt Nam đã quên đi cái giá trị thực sự của Tết. Vì Tết ko phải là 1 ngày do ng ta định ra cho vui, mà Tết là thời điểm giao thừa kết thúc tiết Đại Hàn (muà đông) để chuyển sang tiết Lập Xuân (mùa xuân). Vào đúng thời điểm này không khí sẽ bớt đi cái lạnh giá buốt, âm u thời tiết tự nhiên trở nên trong lành hơn tạo điều kiện cho vạn vật sinh sôi nảy nở.

Do đó, cái Âm Lịch ko đơn giản chỉ là lịch chỉ ngày mà nó còn gọi là Nông Lịch vì nhà nông VN từ ngàn đời nay đã dựa vào đó để làm nông nghiệp để phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cối. Bởi vậy, nếu vào đêm 30 tết rạng sáng mùng 1, người  ta hay đi du xuân để hái lộc; khi đó giữa cái tiết trời se se lạnh bạn sẽ nhìn thấy những mầm non mầu xanh nhẹ đang nhú ra mọc mầm – ấy chính là cái Tết. Đón Tết ko phải chỉ là đón năm mới, mà đón Tết ấy chính là đón Xuân – chào mừng sự sinh sôi nảy nở của vạn vật muôn loài.

Đi du xuân vào đúng thời điểm này bạn sẽ hít thở được sinh khí của trời đất tươi mới, trong lành và vô cùng dễ chịu. Đó mới là giá trị thực sự của Tết – chứ nếu chỉ đón năm mới đơn thuần thì đón vào mùa hè nóng hừng hực cũng dc; nhưng bạn sẽ ko bao giờ hưởng được cái không khí kì diệu của trời đất thiên nhiên ban tặng cho con ng cả.

Tóm lại Tết Nguyên Đán ko đơn giản là phong tục, mà nó còn có ý nghĩa về khoa học. Âm Lịch chính là thành tựu khoa học xuất chúng dựa theo thuyết âm dương để tìm ra quy luật phổ quát của thời tiết, thiên nhiên. Cho nên bỏ đi thì là tụt hậu chứ không phải tiến bộ.

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Nên giữ hay bỏ tết Nguyên Đán?

  1. Pingback: sci-diyala

  2. Pingback: dose micro microdose psilocybin capsules

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);