Chọn trường đại học -Học đại học không đơn giản

Chọn trường đại học -Học đại học không đơn giản? những ngành nào phải học toán cao cấp ?Gần đến mùa thi, trong series các bài về chọn trường đại học nào ở Việt Nam. Gửi tới các bạn bài của TS Hoàng Anh- Chọn trường đại học -Học đại học không đơn giản. Là một bài viết hay tiếp nối bài viết “Đừng nên học đại học theo phong trào”

Chọn trường đại học -Học đại học không đơn giản
Chọn trường đại học -Học đại học không đơn giản

Hôm qua tôi đã phân tích về thực trạng học đại học theo kiểu đại trà đã và đang gây ra sự lãng phí nhân lực, vật lực, tài nguyên của cải xã hội cực kì lớn. Hôm nay tôi sẽ phân tích cho các em học sinh 99 chuẩn bị thi đại học và nhiều em sinh viên đang ngồi trên giảng đường đại học hiểu vì sao khi ra trường các e sẽ thất nghiệp.

Học đại học không đơn giản

1. Chọn sai ngành

Đây là một tình trạng phổ biến trong xã hội hiện nay vì tất cả đều nghĩ đơn giản “thôi cứ vào đại học đi, trường nào cũng dc; học xong có cái bằng rồi tính”. Chính tư duy tâm lí đơn giản này đã đẩy cả thế hệ trẻ vào công cuộc mài đít trên giảng đường đại học mà để rồi ra đời họ ko biết phải làm gì và có nghề nghiệp gì để bán sản phẩm của mình cho xã hội cả.

Các em nên nhớ học đại học nghe nó ghê gớm, nhưng suy cho cùng các em cũng chỉ là làm thuê cao cấp mà thôi. Tức thay vì các em cắt mái tóc, vẽ cái móng tay cho khách hàng; thì các em dùng trí tuệ, kiến thức của mình để tạo ra sản phẩm bán cho xã hội. Người thợ cắt tóc muốn kiếm dc tiền thì anh ta phải thông thạo kĩ năng làm đẹp; còn sinh viên đại học muốn kiếm dc tiền thì ngoài kiến thức ra còn phải chọn đúng sản phẩm mình làm ra mà xã hội cần (chứ nếu các em có học giỏi mà bán sp xã hội ko cần thì cũng thế).

Hiện nay có rất nhiều trường đại học mà học xong đảm bảo các em sẽ ko có bất cứ cái nghề nào cả. Ví dụ như Học viện Quan hệ quốc tế (đại học Ngoại Giao) nghe oai lắm đúng ko ? Điểm thi cũng khá là cao, đại học Công Lập hoành tráng lắm đúng ko ? Nhưng xin thông báo với các em rằng, nếu học trường này bố các em ko là lãnh tụ, nhà các em xuất thân ở quê ko có tiền để chạy cho các em vào những vị trí ngon lành trong cơ quan nhà nc như Bộ Ngoại Giao, Sở nọ sở kia v…v .

Thì đảm bảo tốt nghiệp cầm cái bằng để làm lót chuột ra; giỏi lắm các em sẽ xin dc vào 1 công ty nào đó để làm nhân viên văn phòng pha trà, chạy máy photocopy, ghi biên bản cuộc họp v…v với mức lương mãi mãi cơ bản của nhân viên văn phòng. Và ko có bất cứ cơ hội nào làm đúng chuyên ngành mình đã học để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cả.

Ko phải xã hội đối đãi gì bất công với các em, mà quan trọng là cái ngành các em học nó ko phải là nghề nghiệp chuyên môn như xây dựng, kiến trúc, mỹ thuật, kinh tế, ngân hàng, bảo hiểm v….v mà xã hội cần. Nó chỉ là 1 ngành làm trong nhà nước với nhân sự cực kì ít ỏi và hạn hẹp mà thôi. Những ngành học này dc gọi là ngành học “cúng cụ” vì nó chỉ có hương hoa cho thơm chứ thực chất chả có gì. Tương tự còn nhiều đại học khác cũng theo kiểu cúng cụ thế này như đại học Công Đoàn, Học viện Hành chính quốc gia v…v.

Hay ví dụ như ngành Quản trị kinh doanh giờ các trường đại học đua nhau mở. Như đến đại học giao thông vận tải cũng mở Quản trị Kinh Doanh ? Nghe qua nó hoành tráng vì em nào cũng nghĩ tương lai mình sẽ làm sếp đóng bộ complet sơ mi trắng đậm chất soái ca, có em thư kí chân dài đến nách pha trà bưng thuốc dâng tận mồm ? Gớm, cả 1 doanh nghiệp có 1-2 vị trí nhân sự đảm nhận cái gọi là quản trị doanh nghiệp và kinh doanh ? Giờ thằng nào cũng học Quản trị kinh doanh ? Thế có mà ngồi lên đầu nhau mà làm sếp làm quản lí à ?

2. Kiến thức lởm khởm

Kể cả trong trường hợp các em chọn và học dc những ngành hot mà xã hội đang cần như kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, luật v..v Nhưng do tâm lí coi học đại học là mở rộng của cấp 3. Bởi vậy, các em lên giảng đường chỉ để check-in sang chảnh khoe với chúng bạn; rồi học hành thì ít, đú đởn thì nhiều. Cho nên kiến thức cơ bản đại cương ko có, lên học chuyên ngành thì ngáp. Rồi cho đến khi tốt nghiệp ra trường trong đầu ko có cái gì hết; vậy là thất nghiệp thôi.

Những ngành tôi nói đến ở trên đều đòi hỏi 1 lực học rất giỏi ngay từ phổ thông, thì mới hy vọng mai kia ra trường kiếm dc tiền với mức lương 10-20 triệu/tháng dc. Ví dụ em học CNTT mà kiến thức toán cao cấp ko vững, thì làm sao học được môn cơ sở dữ liệu – lập trình và thuật toán ? Mà học CNTT ko biết thuật toán thì muôn đời chỉ là thằng coder làm thuê chỉ đâu đánh đấy, chứ làm sao thành kĩ sư lập trình đúng nghĩa dc ? Mà muốn học dc toán cao cấp thì các em phải có nền tảng tư duy, kiến thức rất vững chãi từ học cấp 3 là nơi cung cấp cho các em kiến thức toán tổ hợp, phương trình, hàm số v…v Để lên đại học các em mới học và có kiến thức dc.

Hay ví dụ ngành tài chính – ngân hàng đang rất hot dc xã hội trả lương rất cao. Thì kiến thức đòi hỏi cũng ko phải là ít, mà nó cũng bắt đầu từ môn học mà các em chán ghét nhất trên giảng đường đại học là Toán cao cấp. Vì ko học xác suất thống kê thì các em biết gì mà học kinh tế lượng ? Ko biết kinh tế lượng thì học Toán Tài chính kiểu gì ? mà ko học dc toán Tài chính thì mai kia ra làm việc các em làm báo cáo tài chính, nhận định, phân tích đánh giá tài chính cho doanh nghiệp, thị trường như thế nào ???

Tương tự, với tất cả các ngành khác như cơ khí, xây dựng v…v cũng đều đòi hỏi kiến thức cơ sở Toán – Lý phải rất vững để có thể giỏi và nắm chắc dc kiến thức chuyên ngành khi đi làm. Đã thế lại còn có ng nói “Học làm gì đại học, rồi ra trường doanh nghiệp ng ta đào tạo lại từ đầu hết thôi mà”. Nếu thế thì các em đã nhầm; bởi kiến thức nghiệp vụ mà doanh nghiệp đào tạo cho các em khi đi làm thì nó cũng dc xây dựng trên chính những kiến thức cơ sở đại học mà các em dc dạy. Nếu như các em nắm chắc kiến thức đại học thì lúc đó quá trình training nó mới nhanh, hiểu mới sâu; chứ nếu ko có kiến thức thời đại học thì lúc đó các em chỉ ù ù cạc cạc ko biết gì mà thôi.

Do đó, tóm lại như tôi đã nói ở bài trước; học đại học để có cái bằng rỗng tuếch thì ko khó. Cái khó của đại học là làm sao ra có thể phát triển dc nghề nghiệp và có thu nhập tốt đó mới là cái khó. Rất tiếc, để dc làm culi cao cấp bán dc kiến thức cho xã hội để họ bỏ tiền ra trả cho mình. Thì các em cần phải có 1 nền tảng tư duy, trình độ kiến thức rất tốt ngay từ lúc học cấp 3 rồi sau đó mới là nền tảng phát triển vào đại học ra đời để bươn chải dc.

Vậy nên có 1 sự thật mất lòng mà tôi buộc phải nói ra rằng: Các em thi đại học mà vào mấy cái trường lởm khởm điểm xét tuyển chỉ có 15-17 hay dưới 20 điểm ấy (ko phải trường top). Thì đến khi ra trường các em cũng sẽ thất nghiệp và thu nhập ko bằng 1 góc của những ng thợ lành nghề cắt tóc, nấu ăn, thợ hàn, thợ sửa xe ô tô đâu.

Gần nhà tôi có thằng học hết lớp 9 nó học nghề cắt tóc giờ có xe ô tô để đi rồi. Khách đến nhà nó cắt, uốn, nhuộm, duỗi, chăm sóc tóc thì xếp hàng dài từ đầu đến cuối ngõ (đuổi đi ko hết) – nó và nhân viên làm ko hết việc luôn; đến kì nghỉ Tết nó làm 1 phát ăn chơi cả năm luôn. Đó là ví dụ về việc làm ngành nghề mà xã hội cần và có nhu cầu ấy còn hơn là học đại học kiểu cúng cụ.

Nguồn :TS Hoàng Anh

 

3- Những ngành nào không học toán cao cấp:

Ngành Ngôn ngữ

Trong các ngành ngôn ngữ, đa số các trường đại học, cao đẳng đều chia thành hai chuyên ngành chính. Với chuyên ngành Ngôn ngữ, sinh viên sẽ thực hiện nghiên cứu sâu rộng và khám phá những nội dung, ấn phẩm bằng ngôn ngữ đó. Đồng thời, sinh viên cần học thêm một ngoại ngữ mới song song cùng chương trình. Với chuyên ngành Ngôn ngữ Thương mại, sinh viên được đào tạo về việc sử dụng ngôn ngữ trong cả bốn kỹ năng và trong các lĩnh vực như: Thương mại, Xuất nhập khẩu, Tài chính,… Đối với những bạn học sinh e ngại môn Toán thì hẳn các ngành Ngôn ngữ sẽ là lựa chọn phù hợp dành cho các bạn. Trong chương trình học có môn Toán cao cấp, nhưng đây sẽ là môn tự chọn và không bắt buộc.  Một số cơ sở giáo dục đào tạo các khối ngành Ngôn ngữ tốt nhất trên cả nước hiện nay là: Đại học Hà Nội. Đại học Kinh tế Quốc dân. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM.

Ngành Đạo diễn điện ảnh

Để trở thành Đạo diễn, bạn không cần phải giỏi toán Ngành Đạo diễn điện ảnh đào tạo sinh viên theo học những kỹ năng cơ bản để trở thành một “nhạc trưởng” phim ảnh tài ba như: ngôn ngữ điện ảnh, chỉ đạo diễn xuất, dàn cảnh quay,… Là một đạo diễn cần kiểm soát những khía cạnh nghệ thuật, sự cao trào, kịch tính của một bộ phim, định hướng được kịch bản và hướng đội kỹ thuật, diễn viên thực hiện theo.  Tùy theo chương trình đào tạo chuyên ngành Đạo diễn điện ảnh của các trường mà môn Toán cao cấp sẽ không được giảng dạy hay chỉ là môn tự chọn. Các chương trình học hiện nay tập trung vào việc thực hành ứng dụng, tạo cơ hội cho các sinh viên được trực tiếp tham gia sản xuất phim hay tự lập một dự án phim. Tuy nhiên, khung kiến thức lý thuyết vẫn được đảm bảo về tính sâu rộng và thiết thực. Các cơ sở giáo dục nhận đào tạo chuyên ngành Đạo diễn điện ảnh uy tín trên cả nước hiện nay là: Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội. Trường Cao đẳng Sân khấu và Điện ảnh TP HCM. Trường Đại học Văn Lang.

 

Ngành Báo chí

 

Ngành Báo chí là quá trình của các hoạt động động như thu thập, thẩm định, sáng tạo và trình bày tin tức, thông tin. Báo chí không chỉ được trình bày thông qua giấy viết mà cả hình ảnh, mạng xã hội, đài phát thanh truyền hình,… Ngành Báo chí đào tạo sinh viên những kỹ năng chuyên môn, phẩm chất đạo đức, trách nhiệm với xã hội của một nhà báo cao quý chân chính, đa dạng các mảng như: Báo in, Báo mạng, Ảnh báo chí,… Trong chương trình đào tạo của ngành Báo chí, sinh viên có thể lựa chọn theo học môn Toán cao cấp hay Khoa học tự nhiên, hoàn toàn không ép buộc.  Một số trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Báo chí uy tín nhất trên cả nước hiện nay là: Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM. 👉 Xem thêm: Có nên học báo chí? Học báo chí ra trường có phải chỉ để… viết báo?

 

Ngành Tâm lý học

Ngay cả khi không giỏi toán, bạn vẫn có thể trở thành một chuyên viên tư vấn Tâm lý Tâm lý học là ngành học khoa học nghiên cứu về tâm trí con người và các chức năng của nó, đặc biệt là sự ảnh hưởng tới hành vi con người trong một hoàn cảnh nhất định. Có thể nói, Tâm lý học là một ngành học sâu rộng, đa dạng các lĩnh vực riêng bao gồm suy nghĩ, hành vi, cảm xúc, động lực của con người,…. Trong chương trình đào tạo ngành Tâm lý học, đa số các trường đại học không tổ chức giảng dạy môn Toán cao cấp, thay vào đó là môn Xác suất thống kê. Tuy nhiên, đây là môn học tự chọn nên bạn hoàn toàn có quyền chọn học hoặc không. Hiện nay, các cơ sở giáo dục đào tạo ngành Tâm lý học hàng đầu tại Việt Nam là: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM. Ngành Đông Phương học Đông Phương học hiểu cơ bản là ngành học nghiên cứu những lĩnh vực thuộc Khoa học Xã hội của các nước Phương Đông, như ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, địa lý, chính trị,… Các nước thuộc phạm vi tìm hiểu trong khu vực phương Đông là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Úc hay Đông Nam Á nói chung. Mục tiêu của ngành lấy con người và xã hội các nước phương Đông làm đề tài nghiên cứu và tìm hiểu.  Trong chương trình học của ngành Đông Phương học, hoàn toàn không có môn Toán cao cấp. Các bạn học sinh yêu thích ngành nhưng hãy còn yếu trong môn Toán có thể yên tâm theo học nhé. Một số trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Đông Phương học uy tín tại Việt Nam hiện nay là: Trường Đại học Văn Lang TP HCM. Trường Đại học Ngoại ngữ Tin học TP HCM. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Có thể bạn quan tâm:

3 thoughts on “Chọn trường đại học -Học đại học không đơn giản

  1. Pingback: ซุ้มลูกโป่ง

  2. Pingback: ขออย

  3. Pingback: naakte borsten

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);