Kinh nghiệm học tập dành cho sinh viên năm thứ nhất- Học Viện Tài Chính

Cuối năm rồi! Giữa bộn bề công việc chạy theo cơm áo gạo tiền , mình đã dành ra một phần trong quỹ thời gian của mình và mình muốn dành tặng bài viết cho những em sinh viên nào từng ở trong hoàn cảnh như mình. Cho nên hãy đọc và trân trọng!

KINH NGHIỆM HỌC TẬP DÀNH CHO SINH VIÊN NĂM NHẤT

I.THỜI GIAN

– Trường mình một học kỳ chia làm 2 giai đoạn. Một giai đoạn trung bình học từ 2-3 môn rồi tang dần 4-5 môn tuỳ vào thời khoá biểu từng kỳ của nhà trường.

– Trung bình một tuần sinh viên đc nghỉ 2 ngày và 1 ngày chỉ phải học có một buổi , có thể có những hôm học liền mạch 6 tiết căng nhất thì kéo dài từ 7h – 12h trưa và chiều từ 12h30’ đến 17h30’ ( thời gian có thể thay đổi do quá trình giảng của thầy, cô trên lớp). Do vậy thời gian bỏ trống là tương đối rất nhiều (nhất là kỳ 1 năm đầu tiên chỉ phải học quân sự thì tuần có thể nghỉ đến 3-4 ngày ấy chứ :d) , các e có thể sử dụng thời gian còn lại sao cho hiệu quả để ko ảnh hưởng đến kết quả học tập là đc.
-Ưu điểm: Nói về thời gian học và thi ở trường mình có những ưu điểm là học môn nào ở giai đoạn nào thì thi môn ấy ở giai đoạn đó luôn. Thi xong thì có thể quên đi kiến thức vừa học để dành bộ nhớ trống trong não học và thi môn khác ở giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, có thể kỳ này chỉ đạt điểm trung bình 5 phẩy nhưng kỳ sau điểm trung bình 8 phẩy là chuyện bình thường. Tuy nhiên, ko phải ai cũng làm đc điều này.
-Nhược điểm: Thời gian còn lại trống nhiều quá, đôi khi không biết cách chia và sử dụng thời gian làm sao cho hợp lý. Nhất là với cách giảng bài nhanh như vũ bão của các thầy cô trên giảng đường thì chỉ cần độ chục buổi học là có thể kết thúc quyển giáo trình 400-500 trang thì nhiều khi sinh viên chưa kịp lĩnh hội kiến thức ngay trên lớp, chưa kể có thể môn học là môn đại cương học thuộc lòng thì về nhà sẽ sinh cảm giác buồn chán, thời gian ở nhà sẽ ko dành cho việc ôn tập lại bài cũ mà sẽ dành cho việc khác là điều dễ thông cảm.

 II. PHƯƠNG PHÁP

Thật ra khi nói về phương pháp học thì có anh/ chị sẽ cho các e lời khuyên nào là chỉ cần chăm chỉ, học Đại Học ko cần phải tư duy nhiều, đi thi chỉ cần biết một số dạng bài tập nắm dc cách trình bày là đc điểm cao. Nếu khuyên đơn giản như vậy thì anh cảm thấy còn chung chung quá, ngay cả bản thân anh cũng ko hình dung được nên học  chăm chỉ như thế nào? Mà mỗi người thì lại có một phương pháp học riêng, anh xin chia sẻ cách học của anh dể các e tham khảo, làm giàu thêm phương pháp học cho cá nhân. Ở góc độ bản thân, Anh xin khái quát cả quá trình học – ôn thi  của mình thành các bước như sau để các e hình dung:
Bước 1: Tải về lịch học trên web trường
Đầu tiên , trước hơn nhất mình phải biết được là kỳ này mình sẽ học những môn gì? Giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thì mỗi giai đoạn học mấy môn, có bao nhiêu môn bài tập? Khi nào thì kết thúc giai đoạn 1 để có thể nắm biết sơ cua và áng được lịch thi sẽ rơi vào thời gian nào?
Thứ hai, quan sát lịch học của các khoa khác nhau cùng khoá vs mình hay các lớp khoá trên để biết được những môn mà mình chuẩn bị học trong giai đoạn này thì giai đoạn trước mọi người đã học và thi chưa? Đơn giản là khi thi xong mọi người đang còn nhớ đề và dạng đề thì mình dễ khai thác và hỏi họ hơn.
Bước 2: Chuẩn bị tài liệu tham khảo
Chắc chỉ đọc giáo trình mà có thể cày hết được mấy quyển bài tập trường mình thì chắc chỉ có siêu nhân không thì cũng một số thành phần dị nhân mới làm được. Theo mình thì cứ học bình thường,  tự trang bị cho mình một nguồn tài liệu dồi dào để bản thân nghiên cứu tham khảo thì vẫn hơn.
-Tài liệu ở đây gồm (ngoài giáo trình và sách bài tập bắt buộc) : Khác với cấp 3 là những tài liệu tham khảo có thể dễ dàng mua ở các hiệu sách ngoài thị trường thì tài liệu học , tài liệu học trên bậc đại học ở mỗi trường là khác nhau. Ngày xưa, mình chỉ toàn dùng tài liệu của các anh/ chị các bạn học khoá trước để lại bằng cách liên lạc qua facebook, diễn đàn rồi xin lại ( tài liệu ở đây là những bản viết nháp, nhưng tài liệu tự soạn của các anh/ chị trong quá trình ôn thi, quá trình đi học phụ đạo mà có được) , tất nhiên thì không hoàn toàn đúng hết 100% nhưng rất hữu ích và giúp mình dễ hiểu và nắm bắt kiến thức môn học hơn rất nhiều.
Ngoài ra, thật thiếu sót nếu không kể đến tài liệu thương mại ở các quán phô tô. Dù mất tiền nhưng đổi lại nếu biết cách mua chọn lọc, cũng cứu cánh rất nhiều trong quá trình học và ôn thi. Vì đơn giản nếu ko được thầy cô giải mẫu cho trước thì chỉ có cách tham khảo hướng giải các tập ngoài quán phô tô thì mới yên tâm mà cày được bài tập ngon lành, vướng mắc chỗ nào không trả lời được chỗ nào thì có thể mở tài liệu ngoài quán ra xem. Còn về mua quán nào uy tín thì mình cứ đi dạo một lượt quanh trường, đôi khi mỗi quán có những tập tài liệu rất riêng thì mình cứ gom hết cả về ngay từ đầu giai đoạn về nghiên cứu dần.
-Tài liệu chính thống của thầy cô: Nói đến sách tham khảo môn học ko phải là ko có, quan trọng là mình có bỏ thời gian lên thư viện trường tự tìm rồi mượn về hay ko? Thường thì khi học mấy môn bài tập hay những môn chuyên ngành thì mấy quyển như bài tập thực hành kinh tế vi mô, bài tập thực hành kinh tế lượng, hướng dẫn giải bài tập nguyên lý kế toán, các tình huống và hướng dẫn trả lời kế toán tài chính v..v… trên thư viện giúp mình rất nhiều khi làm bài tập và hiểu bài ở trên lớp.
Bước 3: Học ở trên lớp
-Việc học trên lớp cũng khá quan trọng, bài kiểm tra điều kiện cũng đóng góp 30% vào điểm trung bình tích luỹ môn học ở cuối kỳ. Thông thường, trên lớp thầy cô giảng rất là nhanh và nếu như tối hôm trước không chịu khó đọc giáo trình hay ngâm cứu tài liệu trước thì có khi cả buổi học nghe không hiểu gì cũng là đương nhiên. Nhưng cũng đừng sợ vì kiến thức ôn thi chỉ xoáy vào phần nào đó trọng tâm ở môn học thôi. Do đó, khi giảng đến phần quan trọng thầy cô thường đặt ra các vấn đề để sinh viên thảo luận, và giảng tương đối sâu. Với mình thì do đã xem trước đề thi, đề cương môn học nên khi đến những nội dung quan trọng mà thầy cô xoáy sâu mình ghi chép lại ngay, nhất là các ví dụ khi phân tích, phải đến lúc thi mới thấy được những ví dụ đó quan trọng đến như thế nào. Vậy nên, tốt nhất các phần khác ko ghi chép cẩn thận thì học hết môn mượn vở ghi bạn khác phô tô cũng được, còn những cái quan trọng thì mình phải ghi vào và chỉ khi nào tự ghi lấy thì mình mới hiểu được. Ghi không kịp thì có thể ghi âm về nhà nghe lại.
-Tốt nhất là đừng bao giờ vắng mặt vào những hôm thầy cô chữa bài tập, vì chỉ những hôm đấy thầy cô mới phân tích và đưa ra các phương pháp, các cách làm bài tập. Có những môn dẫu mượn được vở ghi của bạn khác chép lại mà không nghe thầy cô sửa cho thì chưa chắc đã hiểu được đâu? Và đi thi có khi gặp dạng đấy hoặc chỉ hơi khác đi một chút, na ná thôi thì còn lâu mới làm được. Đừng có suy nghĩ chủ quan và chỉ cần đọc bài giải mẫu là OK, có những môn sẽ là sai lầm đấy nếu tư duy và thái độ học kiểu đấy.
Bước 4: Học ở nhà
-Cái việc học ở nhà là chủ yếu chắc nó chiếm đến 90% độ hiểu bài về môn học ấy rồi, quyết định đến kết quả của cả kỳ là đương nhiên. Theo mình thì không học thì thôi, mà đã học thì cố gắng quyết tâm học nghiêm túc có kỷ luật một chút. Hãy nghĩ việc học là học cho mình, ai chơi thì mặc kệ thì mới tập trung được. Còn việc bố trí thời gian học như thế nào là tuỳ vào sinh hoạt ở mỗi cá nhân để tự chia thời gian dung sao cho hợp lý.
-Đối với những môn không có bài tập: Chắc chắn 2 năm đầu Đại Học sẽ phải va chạm với những môn như Triết học Mác Lê Nin, Lịch sử học thuyết kinh tế, kinh tế phát triển, Đường lối Đảng Cộng Sản, Pháp luật Đại Cương, Tư tưởng Hồ Chí Minh… cho nên xác định phải học thuộc lòng là điều đương nhiên, không thoát được đâu. Vậy thì nên học như thế nào? Với mình thì chẳng có cách nào khác là viết viết và viết vì chỉ có đọc một lượt và viết ra giấy thì mới nhớ được thôi. Có thể dung cách chép lại các tập đề cương ngoài quán phô tô, hay các đề cương tự soạn của các anh/ chị và các bạn , cứ chép nhiều rồi ắt nhớ thôi. Và nhớ lồng ghép các ví dụ của thầy cô trên lớp vào đấy.
-Còn đối với những môn bài tập: Cái này mà không có thầy cô giải mẫu cho hay hướng dẫn sơ sơ 1 lần rồi thì tự làm không biết sai đúng như thế nào đâu. Đúng là đề thi cuối kỳ bình thường thôi đấy nhưng có những môn điểm bài tập chiếm tận 50% -70% cơ đấy, không hiểu hay hiểu sai, không nhớ thì chỉ có đường chết. Vậy thì học như thế nào? Cái gì cũng có bí quyết cả, cho nên cứ từ từ. Tốt nhất là cứ dể thầy cô giảng hết chương rồi mình luyện bài tập cũng được, chứ đừng có ham tự đọc trước tự nhìn giải ngoài quán làm trước như thế sẽ mau gây cảm giác nhàm chán mà lại cũng chỉ dành cho những bạn thật sự chăm chỉ kiên trì mới làm được thôi. Với mình thì cứ đọc sơ cua giáo trình hết chương cái đã, tự lôi sách bài tập ra xem trước, đọc 1 lượt xem xem đã hiểu và làm được chưa? Rồi sau đấy mới lôi giải bài tập mua ngoài quán phô tô hay mượn được vở làm bài tập của anh/ chị/ các bạn khoá trước xem cách làm cho hiểu rồi giải vào vở riêng của mình. Sử dụng vở của các anh/ chị đi trước có 1 cái lợi là có những bài tập thầy cô sửa cho rồi nên độ chính xác tương đối cao, tin cậy. Còn những bài nào thuộc chương nào liên quan đến dạng bài thi lại phải lôi ra nghiên cứu lại đôi 3 lần cho chắc ăn. Thậm chí có thể lôi tập đề thi ra để xơi thử, giải bài nào thì tích bài đấy luôn. (Nhiều khi đề thi mua ngoài quán cũng chẳng có ai siêu nhân giải đúng và trọn vẹn được hết tất cả đâu ah nhưng hãy cứ tin 90% đi, chỗ nào nghi ngờ có thể trao đổi với thầy cô và mọi người vào hôm chữa bài tập hay hôm phụ đạo sau).

III.Ôn thi

-Mình biết sẽ có những em có những bạn giống mình là sắp thi lại mới học vì có khi cả giai đoạn đã ngốn thời gian cho việc khác mất rồi. Vậy tuyệt đối lúc ôn thi lại phải có chiến lược? Chiến lưựoc như thế nào?
+Với môn lý thuyết: 
Nói thật là có những môn mình chẳng ghi chép gì cả luôn. Mà từ lúc báo lịch thi đến lúc thi chắc tầm cũng gần nửa tháng , vẫn kịp với đa số môn và chẳng bao giờ kịp với một số môn dị biệt vì còn vướng thời gian ôn môn khác. Thời gian ít quá nên thay vì chép đi chép lại nhiều lần thì chắc là chọn tủ một vài tài liệu vip (cái này phải hỏi kinh nghiệm anh/ chị nào thi môn ấy rồi người ta bày cho) mà cố gắng đọc thôi, đọc trọng tâm lọc những câu hỏi đã từng rat hi trong những giai đoạn gần đây trước rồi sau dó mới đọc những cái vẫn có trong phần ôn của thầy cô nhưng lại chưa thi hoặc hiếm khi ra trong đề thi. Quan trọng nhất là phải ghi chép tường tận lại những gì thầy cô đề cập hôm phụ đạo, ghi không kịp thì ghi âm về lọc ra mà chép lại sau. Tại phải sát sàn sạt lúc sắp thi mới đi học phụ đạo nên các bạn phải đọc như cách mình bày trước dần dần đi. Còn nếu đã chăm chỉ cả giai đoạn rồi thì ôn lại không có gì để bày cả.
+Với môn bài tập: 
Thú thật nếu lúc này chưa biết cái gì thì đến lúc này thì quá nguy cấp luôn. Thôi thì việc đã đành, phải thật bình tĩnh gỡ gạc dần dần. Vậy thì lúc này không thể còn thời gian để tự giải từng bài tập nữa, với những bài tập trong sách bài tập thì mình thấy sau khi đọc xong giáo trình theo từng chương hiểu sơ sơ rồi thì chuyển qua làm trong sách bài tập luôn. Bài nào đọc mà ko giải được thì lấy giải bài tập mua ngoài quán hay mượn của anh/ chị đi trước rat ham khảo luôn, xem cách người ta giải như thế nào? Bài nào dài quá học quá thì tự ghi lại cách giải theo ý hiểu của mình cho nhớ. Hết sách bài tập thì chuyển qua đề thi luôn thôi. Và tốt nhất đừng tự suy nghĩ làm gì nữa, đến nước này rồi thì cứ xem giải luôn đi thôi. Bài nào nghi ngờ thì gọi điện cho bạn nào cũng dang ôn mà hỏi, mình tự hỏi người ta trả lời cho có cái hay là nhớ được lâu. Còn không có ai thì lên các group facebook đăng bài thảo luận thôi. Như mình thì hay chơi với một nhóm bạn qua facebook rất chăm chỉ và thành tích rất tốt, cho nên hỏi thì được trả lời một cách nhiệt tình. Khi nào không ai có thể giúp mình thoả đáng thì hãy hỏi thầy cô có thể bằng mail hay điện thoại. Mình nghĩ là nếu thầy cô không bận thì sẽ giải đáp cho thôi vì không đời nào thầy cô đi ghét học trò chăm chỉ đâu ạ :d

 IV.Hiệu quả

-Có học chăm chỉ như thế nào? Điểm điều kiện cao đến đâu mà điểm thi cuối kỳ mà thấp thì kéo hết xuống thôi. Vậy nên học chăm chỉ hay lười biếng, hiểu bài hay không hiểu bài thì mục đích cuối cùng vẫn điểm tích luỹ môn học cao và để đạt được thì điểm thi phải thật cao. Cái này phù thuộc vào nhiều yếu tố như cách trình bày bài thi, cách trả lời chính xác và đúng yêu cầu của câu hỏi theo thang điểm chấm thi và tuỳ vào từng thầy cô chấm bài. Vậy nên, đến lúc này chỉ biết chúc các bạn/ các em đã nỗ lực hết mình trong cả quá trình học có điểm số thật cao thôi kaka

Chia sẻ riêng của bạn Lưu Ngọc Hải – cựu sinh viên Học viện Tài chính

Tags:

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Kinh nghiệm học tập dành cho sinh viên năm thứ nhất- Học Viện Tài Chính

  1. Pingback: go to this site

  2. Pingback: หวยออนไลน์ LSM99

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);