Cách vận dụng Tam Tài – Lục Bảo – Cửu Tri vào phát triển năng lực bản thân

Cách vận dụng Tam Tài – Lục Bảo – Cửu Tri vào phát triển năng lực bản thân, đây là một bài viết hay giúp bạn phát triển bản thân trong cuộc sống.

3 – Tam Tài:

 
Con người muốn phát triển năng lực cá nhân và thay đổi môi trường xung quanh thì trước hết phải đổi mới cái tâm của mình (Cách mạng tiên cách tâm).
 
Và như vậy, sống và hoạt động theo đúng quy luật thiên nhiên, quy luật xã hội thì tồn tại và phát triển; sống và hoạt động trái với quy luật thiên nhiên, quy luật xã hội thì bị tiêu vong (Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong). Thiên ở đây bao gồm Tam Tài, Thiên – Ðịa – Nhân là một.
 

6 – Lục Bảo:

 
gồm 6 yếu tố vật thể và phi vật thể trong mỗi con người: Tâm – Khí – Trí – Lực – Pháp – Hành với Tâm là chủ thể. Đó chính là 6 kho báu năng lượng tiềm ẩn (Lục Bảo).
 
Biết cách rèn luyện thì mới khơi dậy được những khả năng tiềm ẩn đó. Ai cũng có khoảng 16 tỷ tế bào thần kinh nhưng cho đến khi chết thường chỉ mới sử dụng hết khoảng 1,4 tỷ, tức là 8,75% (nghĩa là vẫn còn 92,25% tiềm năng chưa được sử dụng). 6 yếu tố đó đều luôn biến dịch và đều có mối tương quan, ảnh hưởng lẫn nhau.
 
Tâm là chủ thể tác động mạnh nhất đến các yếu tố khác. Tâm nói đây là Tâm đạo , Tâm của Tam Tài (Thiên – Ðịa – Nhân là một), là Tâm Thái Cực, Tâm như nhất, Tâm trong sáng ban đầu.
 
Người ta khi mới sinh ra tính vốn thiện (Nhân chi sơ tính bản thiện). Môi trường sinh thái nhân văn làm cho ta xa dần với con người thật của mình. Thay vì tâm trong sáng, hướng thiện thì tâm bị biến dịch, vẩn đục bởi nhiều dục vọng cá nhân, bởi tham – sân – si, thúc đẩy ta đi tới.
 

9 – Cửu Tri (chín biết) là:

 
Tri kỷ, tri bỉ, tri thời (biết mình, biết người, biết thời);
 
Tri túc, tri chỉ, tri nguyên (biết đủ, biết dừng, biến căn nguyên của sự kiện và biết nguồn gốc của mình);
 
Tri cụ, tri nhẫn, tri biến (biết sợ có khả năng sai lầm, biết nhẫn nhịn, biết biến (Dĩ bất biến, ứng vạn biến).
 

Cách đánh thức những tiềm năng ở mỗi một con người

Theo Tổ chức y tế thế giới, Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật . Song vì nhiều lý do khác nhau trong thực tế không phải ai cũng có được một sức khỏe đúng nghĩa như vậy.

Thể theo yêu cầu của nhiều độc giả mến mộ giáo sư Trần Văn Hà, những người đã từng đọc tác phẩm Du xuân theo con đường 3-6-9 của ông, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu loạt bài viết của ông về con đường rèn luyện sức khỏe – con đường ông đã dày công nghiên cứu, đúc rút những kinh nghiệm quý mà các nhân vật khả kính của chúng ta đã và đang ứng dụng có hiệu quả, phát huy được nội lực của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng dân tộc.

Con đường 3-6-9 và lý thuyết thực hành phát triển nội lực

Con đường 3-6-9 là con đường mà Bác Hồ đã đi theo một cách trọn vẹn, do đó mà Bác đã phát triển được ở mức độ cao nội lực của bản thân mình và phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, dẫn đến Việt Nam đã thắng được hai đế quốc to, dẫn đến vinh quang của Việt Nam và của Hồ Chí Minh mà UNESCO đã suy tôn Bác là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất. Con đường 3-6-9 cũng là con đường mà nhiều nhân vật khả kính đã đi và đang đi như Phạm Văn Ðồng, Nguyễn Khắc Viện, Trần Lê Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lân… Họ đều có một cuộc sống khỏe, vui, trí tuệ, sáng tạo và hữu ích. Có một sức khỏe toàn diện, cả về thể chất, tinh thần và xã hội.

Con đường 3-6-9 cũng là con đường mà chúng ta đang đi, có ý thức hoặc chưa có ý thức mà thôi. Có ý thức thì sẽ thành công, phát triển được nội lực của mình ở mức cao và góp phần xứng đáng phát huy sức mạnh của toàn dân tộc. Chưa có ý thức thì có thể gặp nhiều trắc trở, khó khăn, có khi bị sa ngã.

Ðường 3-6-9 là một con đường ảo, là tên gọi tắt của các thuyết Tam Tài – Lục Bảo (6 kho báu) – Cửu tri (chín biết).

Các trường phái khí công dưỡng sinh đều có định hướng giúp con người ta phát triển nội lực. Tổng kết kinh nghiệm của nhiều trường phái mà tôi đã trải nghiệm trong nhiều năm (Yoga, Vovinam, Thái cực quyền, Khí công dưỡng sinh dân tộc, Tâm thể dưỡng sinh, Tâm năng dưỡng sinh, Nhân điện, Cảm xạ học), có thể rút ra được 5 điểm tương đồng giữa các trường phái:
Thứ nhất, trường phái nào cũng tác động vào 6 yếu tố vật thể và phi vật thể trong mỗi con người là Tâm – Khí – Trí – Lực – Pháp – Hành, mà Tâm là chủ thể. Có thể coi 6 yếu tố vật thể và phi vật thể đó là 6 kho báu năng lượng tiềm ẩn (Lục Bảo). Biết cách rèn luyện thì mới khơi dậy được những khả năng tiềm ẩn đó. Ai cũng có khoảng 16 tỷ tế bào thần kinh. Cho đến khi chết thường chỉ mới sử dụng hết khoảng 1,4 tỷ, tức là 8,75%, nghĩa là vẫn còn 92,25% tiềm năng chưa được sử dụng.

Thứ hai, thiền động, thiền tĩnh.
Thứ ba, thể dục rung động.
Thứ tư, tác động vào các đại luân xa và hệ thống huyệt đạo.
Thứ năm, hữu hằng nghĩa là luyện tập đều, làm đều.

6 yếu tố đó đều luôn biến dịch và đều có mối tương quan, ảnh hưởng lẫn nhau.

Tâm là chủ thể tác động mạnh nhất đến các yếu tố khác. Tâm nói đây là Tâm đạo , Tâm của Tam Tài (Thiên – Ðịa – Nhân là một), là Tâm Thái Cực, Tâm như nhất, Tâm trong sáng ban đầu. Người ta khi mới sinh ra tính vốn thiện (Nhân chi sơ tính bản thiện). Môi trường sinh thái nhân văn làm cho ta xa dần với con người thật của mình. Thay vì tâm trong sáng, hướng thiện thì tâm bị biến dịch, vẩn đục bởi nhiều dục vọng cá nhân, bởi tham – sân – si, thúc đẩy ta đi tới. Cho nên Thanh tâm (luyện cho tâm trong sáng) là một trong bảy điều của phép dưỡng sinh Tuệ Tĩnh – Thiền sư và danh y sư Việt Nam. Bảy điều đó là:
Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.

Hồ Chí Minh thì khuyến cáo cán bộ, đảng viên muốn đổi mới xã hội, đổi mới đất nước thì trước hết phải đổi mới cái tâm của mình (Cách mạng tiên cách tâm). Và như vậy, sống và hoạt động theo đúng quy luật thiên nhiên, quy luật xã hội thì tồn tại và phát triển; sống và hoạt động trái với quy luật thiên nhiên, quy luật xã hội thì bị tiêu vong (Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong). Thiên ở đây bao gồm Tam Tài, Thiên – Ðịa – Nhân là một. Ví dụ, bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống đồi trọc là thuận thiên. Ðốt phá rừng là nghịch thiên, nên đã bị lũ lụt, lũ quét làm tiêu vong nhiều sinh mạng, nhà cửa, ruộng vườn, mùa màng. Xây dựng xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành là thuận thiên. Tham nhũng, tham ô, lãng phí của công, buôn bán ma túy, gian lận, trốn thuế, xây nhà lầu, tậu xe hơi trên mồ hôi nước mắt của dân… là nghịch thiên. Vì nghịch thiên như vậy mà nhiều người đã bị đi tù, thậm chí phải lãnh án tử hình. Vụ án Năm Cam là một ví dụ điển hình.

Nhận thức được cái lý của Tam Tài, người là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, người ngang vai với Trời – Ðất, thì phải biết luyện Tâm. Biết luyện Tâm thì khơi dậy được khối năng lượng lớn nhất, phòng chống được khá nhiều chứng bệnh. Y học hiện đại tổng kết thấy rằng trên 70% bệnh của thế giới là do tâm bất ổn. Câu chuyện thần thoại về 4 ông tiên đại trường thọ thật có ý nghĩa. Ông thứ nhất nói: Tôi hưởng được 500 tuổi thọ là do luyện Từ (thương yêu mọi người và mọi loài). Ông 400 tuổi nói là do luyện Kiệm (tiết kiệm, điều độ). Ông 300 tuổi nói là do luyện Hòa (vui vẻ). ông 200 tuổi nói là do luyện Tĩnh (tĩnh lặng, không nóng nảy). Bí quyết Thọ – Kiện – Minh (đại trường thọ, kiện khang, minh mẫn) của bốn ông tiên này là Tâm (Tâm Từ, Tâm Hòa, Tâm Kiệm, Tâm Tĩnh), luôn giữ được quân bình âm dương, quân bình sinh lý, quân bình thần kinh. Nếu ngày nay ta rèn luyện được cả 4 đức tính Từ – Kiệm – Hòa – Tĩnh thì trên 70, 80 tuổi vẫn sống khỏe, sống vui, sống trí tuệ, sáng tạo, sống hữu ích được. Bác Hồ chống chọi được với những đau đớn, gian khổ, bệnh tật trong các nhà tù ở Quảng Tây – Trung Quốc là nhờ Tâm (xem Nhật ký trong tù), Người vượt lên trên bệnh tật sau Cách mạng tháng 8/1945, phát triển được nội lực của mình ở mức cao, lại biến được ngoại lực thành nội lực đưa đất nước đến đỉnh vinh quang, thọ tới 79 mùa xuân là do Người hội tụ được đủ Tâm Từ, Tâm Kiệm, Tâm Hòa, Tâm Tĩnh.

Trong cái Trí của Bác Hồ và của nhiều nhân vật khả kính khác mà tôi đã có dịp nghiên cứu, tổng kết lối sống và phương pháp tự rèn luyện để phát triển nội lực ở mức cao, ngoài phần tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội mà các vị đã tích lũy được, còn có tri thức về Cửu Tri (chín biết) ở nhiều mức độ khác nhau. Chín biết, đó là: Tri kỷ, tri bỉ, tri thời (biết mình, biết người, biết thời); Tri túc, tri chỉ, tri nguyên (biết đủ, biết dừng, biến căn nguyên của sự kiện và biết nguồn gốc của mình); Tri cụ, tri nhẫn, tri biến (biết sợ có khả năng sai lầm, biết nhẫn nhịn, biết biến (Dĩ bất biến, ứng vạn biến).

Chính Cửu tri (chín biết) đi liền với Tam Tài, Lục bảo đã tạo cho các vị một sức khỏe toàn diện cả về thể chất tinh thần và xã hội đặc biệt là về xã hội. Quan hệ xã hội tốt thì trong nhiều trường hợp, chuyển hóa được ngoại lực thành nội lực.

Kinh nghiệm của nhiều người luyện tập đều, đúng phương pháp, bước đầu mỗi ngày chỉ cần 20 phút thiền động tập theo sở thích, 10 phút thiền tĩnh. Qua một tháng luyện tập người thấy khỏe ra, các chứng bệnh thông thường như đau đầu, mất ngủ, đau xương, đau cột sống, suy nhược… tan biến dần (không kể nhiều bệnh mãn tính hay bệnh nguy hiểm do nhiễm trùng). Sau hai tháng, dường như trí nhớ, trí thông minh có phát triển hơn trước. Sau ba tháng, hiệu suất làm việc, học tập có thể tăng gấp rưỡi, gấp đôi so với bản thân mình trước đây. Những tháng tiếp theo tùy theo mức độ luyện tập đều Cửu tri kết hợp với Lục Bảo, bạn có thể tạo dựng cho mình một sức khỏe toàn diện, một trạng thái sống thoải mái cả về thể chất, tinh thần và xã hội theo như định nghĩa về sức khỏe của Tổ chức y tế thế giới.

Muốn đạt được những kết quả như trên cần tuân thủ mấy nguyên tắc cơ bản sau đây:

Làm đều: Mức độ luyện tập có thể tăng dần theo điều kiện sinh hoạt của mình. Nhưng không nên vượt quá một giờ tập theo thiền động, cũng không nên vượt quá một giờ tọa thiền.
Làm đều có ý nghĩa quyết định. Vì thiên tài chỉ là một sự làm đều cộng với thông minh trên mức trung bình . Người Việt Nam thường có thông minh trên mức trung bình, nhưng số người có đức hữu hằng (làm đều) thường chưa nhiều.
Niềm tin ở khoa học và ở chính mình. Tin tưởng vững chắc ở bản thân mình bằng tự rèn luyện đều, sẽ khai thác được những khả năng tiềm ẩn đó (vì người ta cho đến khi chết mới sử dụng khoảng 10% lượng tế bào thần kinh của mình), sẽ phát triển được cả thể chất, tinh thần, trí nhớ, trí thông minh. Tin tưởng vững chắc ở bản thân mình, tự rèn luyện đều Lục bảo – Cửu tri thì sẽ đức năng thắng số, thì nhất định bạn sẽ tạo dựng được một cuộc sống khỏe, vui, trí tuệ, sáng tạo, một cuộc sống hữu ích của một nhân tài.

Ai trung thực với bản thân mình sẽ tất thắng : Bạn đã tự hứa với mình là sẽ dành 30 phút mỗi ngày luyện tập theo thiền động và thiền tĩnh để có một sức khỏe toàn diện. Vậy bạn hãy trung thành với lời tự hứa đó, nhất định bạn sẽ thành công.

Luyện Tâm – Khí – Lực

Tâm ban đầu của người ta trong sáng, môi trường xã hội làm vẩn đục dần mà tâm lại là nguồn năng lượng lớn nhất. Vì vậy phải biết luyện tâm làm cho thanh tâm. Ai cũng biết đi, biết cử động, nhưng cần biết luyện tập cơ thể mới phát triển được lực. Cho nên những buổi tập đầu, cần dành nhiều thời gian cho việc luyện Tâm – Khí – Lực.

Thứ nhất là cần dành ít nhất 20 phút mỗi ngày luyện tập thân thể theo thiền động và 10 phút tập theo thiền tĩnh. Thiền động là tập trung tư duy vào các hành động của mình không cho tạp niệm xen vào. Thiền tĩnh thường có hai cách: ngồi thiền (tọa thiền) hoặc nằm thiền (ngọa thiền). Thiền tĩnh là để cho đầu óc tĩnh lặng, rỗng không (não tĩnh công) hoặc tập trung tư duy vào một chủ đề, không cho tạp niệm xen vào. Thí dụ tối nay trước khi ngủ, khi tọa thiền bạn dự định tập trung tư duy vào vấn đề Tâm. Bạn có thể tập trung tư duy vào mấy câu niệm sau đây:

– Với tâm Từ vô lượng (hít vào), tôi thương yêu tất cả mọi người và mọi loài (thở ra).
– Với tâm hân hoan tôi hít vào (hít vào), với tâm hân hoan tôi thở ra (thở ra).
– Với tâm giải thoát tôi hít vào (hít vào), với tâm giải thoát tôi thở ra (thở ra).
Làm như vậy là thông qua hành thiền, bạn đã luyện tâm, luyện khí rồi đó.
Thứ hai là 20 phút luyện tập mỗi ngày có thể vào buổi sáng hay vào buổi chiều. Nên là buổi sáng sớm vì không khí lúc đó trong lành hơn nhiều. Nên chọn chỗ thoáng đãng trên sân thượng ở nhà, ở công viên, ở bờ sông, hoặc tùy điều kiện có thể là bãi biển, bãi ven núi rừng thì càng tốt.

Dành 3 phút để hít vào thở ra theo bốn nguyên tắc: Sâu, đều, êm, thoải mái.

– Khi hít vào thì suy nghĩ: Tôi đang hít tinh khí và mọi hương thơm của vũ trụ đây. Khi thở ra thì suy nghĩ: tôi đang đẩy ra hết mọi khí độc, kể cả mọi thói hư tật xấu.
– Hít vào thở ra đếm một, hít vào thở ra đếm hai, … Thường trong 3 phút, hít vào thở ra được 12 lần.

Ðấy là luyện tâm và khí.

Luyện thở thành thói quen rất có lợi: hồi phục sức khỏe được nhanh chóng, chuyển biến được một cơ thể hay ốm yếu thành một cơ thể khỏe mạnh, sử dụng những khoảng thời gian rỗi có ích: luyện thở phát triển được năng lượng và nội lực. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện bị lao phổi phải cắt 2/3 lá phổi. Tập thể bác sĩ Pháp tiên lượng ông chỉ sống được thêm 6 năm, và khuyên ông nên nghỉ, miễn mọi công việc. Do luyện thở và luyện thiền động kết hợp với thiền tĩnh đều hằng ngày, ông đã sống thêm được trên 30 năm, mỗi ngày làm việc 6 giờ, có nhiều công trình khoa học sáng tạo.

Thứ ba là, bạn có thể tập tiếp, đi bộ hay chạy việt dã. Ði bộ chậm hay nhanh, chạy nhanh hay chạy chậm đều theo nhịp: 4 bước hít vào, 6 bước thở ra. Tập trung ý nghĩ vào nhịp thở và bước đi. Không phân tán tư tưởng, không nói chuyện với người cùng tập. Bạn sẽ thấy đi lâu, chạu lâu mà lại ít mệt, hiệu quả hơn hẳn khi tập không theo nhịp thở, hay suy nghĩ lung tung hoặc hay nói chuyện.

Nếu bạn leo núi, hay đi cầu thang lên tầng lầu 5 hay 6, thì hai bước hít vào, ba bước thở ra. Cứ đều đều mà bước không cần vội vàng. Có lần chị phục vụ của một trường đại học đi cùng tôi lên lớp giảng ở lầu 5. Ðến nơi, chị thở hổn hển và ngạc nhiên hỏi tôi sao bác vẫn như thường thế. Tôi trả lời có gì đâu, cứ hai bước hít vào, ba bước thở ra. Lần sau tôi đến trường, chị khoe: Bây giờ cháu leo lên tầng 5, tầng 6 không ngại sợ như trước nữa. Cứ hai bước hít vào, ba bước thở ra bác ạ .

Hôm họp mặt cộng tác viên báo Sức khỏe & Ðời sống ở Thác Ða – Ba Vì, có bạn cộng tác viên hỏi vì sao ở tuổi 83, tôi vẫn leo núi được tới cây đa nghìn tuổi ở độ cao 1.300m? Tôi trả lời: Từ cây si 500 tuổi đến cây đa 1.000 tuổi, tôi rủ, chỉ có anh Nguyễn Quang Ngọc – Phó Tổng biên tập cùng đi. Chúng tôi cứ thẩn tha leo núi, hai bước hít vào, ba bước thở ra. Ðến nơi tôi ngồi nghỉ, thở vài phút. Rồi đứng dậy, tĩnh lặng trước cây đa tập trung tư duy: Ta với Lão Ða là một, ta với Lão Ða là một, xin Lão Ða truyền năng lượng sinh học cho ta . Rồi hai tay tôi ôm lấy Lão Ða, áp trán, áp mặt vào thân Lão Ða. Một luồng khí mát rượi tràn vào trong người tôi. Thời gian khoảng 10 phút. Sau đó chúng tôi xuống núi khá nhanh, không mệt. Ðó là Thái thụ khí công , một vận dụng của lý thuyết Tam Tài. Khoa học vật lý hiện đại cũng xác nhận các cây cổ thụ trong rừng như tùng, thông, trò… đều có khả năng tích tụ năng lượng vũ trụ ở mức cao.

Thứ tư là, bạn có thể tập tiếp theo những động tác mà bạn thấy thích hợp với cơ thể bạn, hay theo một bài quyền, một bài tập quen thuộc mà bạn ưa thích. Nói chung là tập theo sở thích. Ðiều cốt yếu là phải tập theo thiền động, nghĩa là tập trung ý nghĩ vào từng động tác ăn nhịp với từng hơi thở, không nói chuyện, không phân tán tư tưởng. Bạn hãy thử nghiệm tập đều như trên trong 10 buổi, bạn sẽ thấy hiệu quả hơn nhiều so với tập thiếu phương pháp.

Trong đợt 2 luyện tập, bạn có thể tăng giờ tập thể dục theo thiền động, tăng giờ tọa thiền nhưng không bao giờ được làm quá sức. Vẫn là những động tác tự chọn thích hợp với cơ thể của mình. Nếu bạn thấy rằng bài quyền thái cực hay bài tập 56 động tác là phù hợp với bạn thì không có lý do gì mà thay đổi cả. Ðương thời, cụ Nguyễn Lân – nhà giáo nhân dân ở tuổi 95 vẫn kiện khang minh mẫn và hoàn thành cuốn tự điển thứ 10. Sáng nào cụ cũng tập thể dục theo 100 động tác đã lựa chọn, mỗi động tác làm 30 lần. Vị chi trong khoảng một giờ tập cụ chú ý đếm tới 3.000 lần, không hề phân tán tư tưởng sang những việc khác. Ðó là thiền động và đó cũng là tác dụng của thiền động đối với các thành tố Tâm – Khí – Trí – Lực – Pháp – Hành của cụ.

Trong phần luyện tập này bạn chú ý thực hành thêm hai điểm mới:

Một là đau đâu vỗ đập đấy và điều khí đến chỗ đau. Thí dụ đau bả vai phải, thì dùng tay trái đập đập nhiều lần vào bả vai phải và điều khí về chỗ đau. Ðau mỏi hai đầu gối, đau mỏi ngang thắt lưng cũng làm như vậy. Ðó là vận dụng lý thuyết rung động và tạo lại thế quân bình âm dương, quân bình sinh lý ở chỗ đau, ở vùng bị đau.

Hai là xoa bóp bấm huyệt theo hệ thống sau mỗi buổi tập. Ðã có nhiều sách và bài đăng trên báo Sức khỏe & Ðời sống về cách xoa bóp bấm huyệt và tác dụng phòng trị một số bệnh của xoa bóp bấm huyệt rồi. Vì thời gian của buổi tập có hạn nên người tập sẽ tự chọn một số huyệt chính cần thiết đối với cơ thể của mình.

Cách khôi phục lại sức khỏe sau một giờ, sau một buổi, sau một ngày lao động, dạy và học

– Cần tạo thành thói quen thích thở sâu, đều, êm, thoải mái để lấy lại sức trong mọi lúc và ở mọi nơi, khi nghỉ hoặc khi không làm việc.
– Làm thế nào để dạy không mệt, học không chán, khôi phục được sức khỏe sau một giờ, một buổi dạy và học, sau một ngày làm việc?
Yêu nghề, say mê dạy và học theo phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp xử lý tình huống hành động, hoặc nói chung theo các phương pháp giáo dục tích cực, năng lượng tập trung thì không mệt. Thầy không nên coi trò là những thùng rỗng để rót kiến thức của mình vào. Trò không chịu tiếp thu ở thế thụ động, chịu hỏi, phát huy óc xét đoán tinh thần tự học, học một suy ba, năm, mười, có nhận thức rõ về khả năng tiềm ẩn của mình cần được khơi dậy.

Chuẩn bị kỹ bài giảng, phần lý thuyết nào cũng gắn một hai tình huống có thật và cụ thể để trò tranh luận, tìm ra phương án xử lý tối ưu thì lớp học sẽ vui, sôi động, không ai có cảm giác mệt mỏi.

Thời gian thuyết giảng không nên quá 60% của một tiết giảng thì thầy kiệm được khí. Quá trình điều khiển các cuộc thảo luận cũng là quá trình thầy thở khí công để khôi phục lại sức.

Thời gian nghỉ giữa hai tiết giảng, thầy nên kiếm chỗ yên tĩnh, uống nước, xoa mặt, đầu, gáy, cổ và thở thư giãn để khôi phục lại sức. Nói chung sau 1-2 giờ lao động hoặc giữa buổi làm việc, nên nghỉ 5-10 phút, xoa mặt đầu gáy, cổ, thư giãn thở sâu.
Ði đâu về đến nhà (đi làm, đi chợ, đi làm bất cứ việc gì khác) nên cởi bộ quần áo ngoài, mặc đồ nhẹ, nằm xả hơi thoải mái, xoa mặt đầu gáy cổ, thư giãn thở sâu trong 10 phút.

Thầy cô giáo, học sinh, những người lao động phải đi lại cả ngày, hay phải ngồi cả ngày (lái xe, xe ôm…) thường bị đau cột sống. Buổi tối trước khi ngủ, tĩnh tâm thiền 15 phút. Tiếp đó xoa mặt đầu gáy cổ, xoa ngực, bụng, mỗi động tác 10 lần. Ðặc biệt, tự tuốt cột sống: hai ngón tay giữa để vào hai bên xương cùng, tuốt thật mạnh hai bên cột sống ngược lên đến mức cao nhất có thể, rồi lại tuốt xuôi đến xương cùng, tác động mạnh vào hệ thống thần kinh lưng, thần kinh tọa. Làm như vậy 20-30 lần thì mồ hôi toát ra. Tiếp đó nằm thoải mái thư giãn thở đều. Một cảm giác dễ chịu đưa ta đi dần vào giấc ngủ sâu.
Sáng dậy, mọi mệt nhọc hôm trước dường như tan biến. Một cảm giác khoan khoái, ta bước vào một ngày mới lao động vui vẻ và hiệu quả.
Ăn uống đủ, điều độ, luyện tập tâm, thân, trí đều, làm việc có mục đích có chương trình, kế hoạch hóa thời gian, không bao giờ làm gì quá sức, đó là cách giữ lâu bền sức tươi trẻ, trí nhớ, trí thông minh và làm chậm tốc độ lão hóa.

Học tập, lao động trí óc, lao động chân tay theo thiền động kết hợp với thiền tĩnh và thư giãn nghĩa là làm việc gì tập trung tư duy vào việc đó, không phân tán tư tưởng sang các sự việc khác. Hai loại hoạt động trên đây đều tác động đến 6 kho năng lượng quý báu (Tâm – Khí – Trí – Lực – Pháp – Hành) và đều có tác dụng tạo dựng cho ta một cuộc sống khỏe cả về thể chất và tinh thần.
Muốn có thêm sức khỏe về mặt xã hội, một trạng thái sống thoải mái về mặt xã hội thì cần biết rèn luyện Cửu tri (chín biết):
– Tri kỷ, tri bỉ, tri thời (biết mình, biết người, biết thời; Thời theo dịch lý bao gồm cả không gian và thời gian).
– Tri túc, tri chỉ, tri nguyên (biết đủ, biết dừng, biết căn nguyên của sự việc có vấn đề diễn ra).
– Tri cụ, tri nhẫn, tri biến (biết sợ mình có khả năng sai lầm, biết nhẫn, biết lấy cái không thay đổi (nguyên tắc, định lý) để ứng phó với hàng vạn cái thường biến đổi (dĩ bất biến ứng vạn biến)).

Có được Cửu tri thì ứng xử mới đúng đắn, mới có quan hệ xã hội tốt được.

Có ba biết: biết mình, biết người, biết thời, thì đã trăm trận không thua. Chín biết giúp ta ứng xử đúng đắn trong mọi tình huống, có quan hệ xã hội tốt, khắc phục được nhiều trắc trở, tránh được nhiều nguy nan, dễ thành công. Thế giới đã tổng kết trong thành công của mình có 80% do được người khác giúp đỡ. Cho nên có quan hệ xã hội tốt, sẽ chuyển hóa được ngoại lực thành nội lực.
Từ Lục bảo đến Cửu tri là một chặng đường phấn đấu dài có khi phải suốt cả cuộc đời. Tuy vậy, Cửu tri nằm ngay trong Trí và Tâm của mình. Tọa thiền đều hàng ngày thì có thể sớm tiếp cận với Cửu tri. Tùy theo điều kiện sinh hoạt, có thể có buổi chỉ tập trung tư duy vào biết mình, biết người, biết thời , liên hệ tới những tình huống cụ thể mà biết mình, biết người thì thành công; không biết mình, biết người thì thất bại. Có buổi khác thì tập trung vào tri túc, tri chỉ, tri nguyên và cách tư duy cũng làm như vậy.
Trong chín biết thì biết mình là khó nhất vì mình là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ. Cần biết thật rõ thế mạnh và những ưu điểm của mình, lại cần biết rõ thế yếu và những khuyết, nhược điểm của mình thì mới phát triển mạnh được nội lực của bản thân. Trong một đợt sinh hoạt với sinh viên về chủ đề Con đường 3-6-9 tôi đã thử nghiệm một trò chơi khoa học tìm hiểu biết mình, biết người thông qua việc ghép từng đôi bạn tương đối thân nhau, hiểu biết nhau. Ðể bảo đảm tính trung thực, không yêu cầu ghi danh và địa chỉ.

Tổng hợp 22 phiếu thu hồi của 11 đôi bạn, ghi nhận được 26 thế mạnh và ưu điểm, 28 thế yếu và khuyết nhược điểm của thanh niên sinh viên. Tiếp đó là một cuộc thảo luận sôi nổi và lý thú bàn về cách phát huy một số thế mạnh và ưu điểm và cách khắc phục một số thế yếu và nhược điểm.

Qua đợt sinh hoạt này, tôi càng thêm tin tưởng vào thế hệ sinh viên, thanh niên mới ngày nay, họ có nhiều khả năng và trí tuệ hơn lớp cha anh, Việt Nam sẽ có nhiều nhân tài nếu họ được dẫn dắt theo con đường 3-6-9.

Nếu có ai đó cho rằng dòng đời của con người không do tự mình điều khiển, giàu sang, nghèo hèn là do mệnh trời; chức trọng, quyền cao hay chỉ là một người bình thường là do số, thậm chí có nhiều người cự tuyệt mọi lời can ngăn, khẳng định không tội gì mà bỏ thuốc lá, sống chết đã có số, nếu có những người có quan niệm như vậy, thì thật là hoàn toàn sai lầm. Tôi đồng tình với bài viết thời luận của Trường Giang: “Cuộc đời là một dòng chảy” (Sức khỏe & Ðời sống số 94 ra ngày 7/8/2003).
Ðạo học phương Ðông xác nhận người ta có số, không trái được mệnh trời. Nhưng cũng lại khẳng định ngay rằng Ðức năng thắng số vì người ngang hàng với trời đất. Ðức ở đây là người có tâm đạo , có tâm thái cực , có tâm trong sáng luôn vận hành như sức mạnh của vũ trụ vì lợi ích của nhân dân, của đất nước. Thiên hành kiện quân tử dĩ tự cường bất tức là ý nghĩa của quẻ Càn chỉ ra rằng người quân tử (người tài đức) nhìn hiện tượng của vũ trụ vận hành rất mạnh, luôn tự cường không nghỉ, không lúc nào quên việc tu thân, luyện tài đức cho uẩn súc, mỗi ngày thêm một chút, tiến hoài để gặp thời thì giúp nước, không bao giờ từ bỏ trách nhiệm, không cần danh lợi.

Tâm là yếu tố hàng đầu trong sáu yếu tố Tâm – Khí – Trí – Lực – Pháp – Hành cấu tạo nên năng lượng của nội lực. Nếu ta phát triển nội lực ở mức cao thông qua sự tự rèn luyện theo con đường 3.6.9 thì chính ta quyết định sự nghiệp của đời mình.
Ðạo học phương Ðông phân chia đời của một chân nhân (người tài đức, người quân tử) thành 6 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thập ngũ, học nhi thời tập chi nghĩa là: tuổi 15, học đi đôi với hành.
Giai đoạn 2: Tam thập nhi lập: tuổi 30 lập thân, lập nghiệp, lập trường vững vàng.
Giai đoạn 3: Tứ thập nhi bất hoặc: tuổi 40, không còn gì nghi hoặc. Ngày nay có lẽ cần phải thêm: Nhưng cần có nghi hoặc khoa học (doute scientifique).
Giai đoạn 4: Ngũ thập nhi tri thiên mệnh: Tuổi 50 biết quy luật thiên nhiên và quy luật xã hội. Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong, nghĩa là: Sống và hoạt động thuận với quy luật thiên nhiên và quy luật xã hội thì tồn tại và phát triển. Trái với quy luật thiên nhiên và quy luật xã hội thì tiêu vong.
Giai đoạn 5: Lục thập nhi nhĩ thuận: tuổi 60, cái gì cũng lọt vào tai, nghĩa là tuổi 60 là tuổi đã từng trải, biết rõ phải trái, đúng sai, làm chủ được thần kinh, không nóng nảy, cáu gắt khi người ta nói trái với tai mình, với ý mình.
Giai đoạn 6: Thất thập tòng tâm sở dục nhi bất du củ: Tuổi 70, sống và hoạt động theo sở thích nhưng không được đi quá giới hạn, phải trong vòng quy củ, nghĩa là phải rất điều độ.
Có phấn đấu không ngừng để đạt được những mục tiêu nói trên trong từng giai đoạn của cuộc đời mình thì mới là người tài đức.
Phương Tây phân chia đời sống của một nhà khoa học chân chính thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khi còn ngồi trên ghế nhà trường là giai đoạn ước mơ (étape de l’espérance).
Giai đoạn 2: Từ 20 đến 35 tuổi là giai đoạn chiến đấu (étape de lutte).
Giai đoạn 3: Từ 35-50 tuổi là giai đoạn chiến tích (étape des exploits).
Giai đoạn 4: Từ 50-70 tuổi là giai đoạn thu hoạch (étape de la recolte).
Trong giai đoạn này, nhà khoa học đã có nhiều chiến tích, nhiều công trình có giá trị cần tổng kết kinh nghiệm, viết thành tài liệu giúp ích cho công tác đào tạo cán bộ, cho công tác nghiên cứu hoặc bản thân mình sẽ đích thân đào tạo cán bộ, đích thân làm công tác nghiên cứu, để lại kết quả cho đời sau.
Cần lưu ý rằng theo luật nhân quả, giai đoạn trước là nhân, giai đoạn sau là quả. Các giai đoạn này đều có mối tương quan và ảnh hưởng lẫn nhau. Giai đoạn sau cùng là quả của các giai đoạn trước. Cho nên nhân tài, nhà khoa học chân chính đều phấn đấu không ngừng, đều ra sức phát triển nội lực ở mức cao để đạt được những mục tiêu đã ấn định cho từng giai đoạn của cuộc đời mình.

Cho nên ai cũng cần định vị các giai đoạn cho cuộc đời mình. Có thể theo đạo học phương Ðông, có thể theo khoa học phương Tây, có thể kết hợp cả Ðông – Tây. Cũng có thể định vị cuộc đời theo cách riêng của mình. Khi đã định vị cuộc đời thì mới thấy sức khỏe là vô cùng quan trọng, mới thấy thời gian là vô cùng quý báu.
Sức khỏe là vàng, thời gian là bạc, cho nên sử dụng quỹ thời gian như thế nào cho hợp lý, vừa bảo vệ được sức khỏe, vừa bảo đảm làm được đầy đủ công việc mà mình mong muốn là một nghệ thuật.

Từ phát triển nội lực của mỗi người đến phát huy nội lực của cộng đồng

Cộng đồng có thể là một gia đình, một khu dân cư, một trường học, một xí nghiệp, một cơ quan. Cộng đồng cũng có thể là cả nước Việt Nam gồm 54 dân tộc. Vì vậy Ðảng và Nhà nước ta kêu gọi đại đoàn kết phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, tức là phát huy nội lực của cả cộng đồng dân tộc.

Ðối với cộng đồng gia đình: Muốn phát triển được nội lực của cộng đồng gia đình thì cần tạo dựng được gia đình văn hóa truyền thống kết hợp với hiện đại. Gia đình văn hóa truyền thống là cha ra cha, con ra con, vợ ra vợ, chồng ra chồng; là hiếu với cha mẹ, tình nghĩa với anh chị em… Hiện đại là tư tưởng Hồ Chí Minh và phương pháp Hồ Chí Minh, là tình thương, dân chủ, công bằng, là gia đình học tập suốt đời.

Ðối với cộng đồng nhà trường: Rất cần giữ được nếp tập thể dục thường xuyên tại mỗi lớp, tập luyện theo thiền động. Ðưa phương pháp thiền vào học đường Việt Nam giống như các nước Nhật Bản, Trung Quốc, ấn Ðộ đã thực hiện. Cần xây dựng được nhà trường truyền thống là thầy ra thầy, trò ra trò, là tôn sư trọng đạo. Hiện đại là tư tưởng Hồ Chí Minh và phương pháp Hồ Chí Minh trong dạy và học; là học để biết, học để biết làm, học để làm người có nhân cách chứ không phải học để có văn bằng; là dạy và học theo phương pháp giải quyết vấn đề, là học – hỏi – hiểu – suy – hành, là học tập suốt đời.

Ðối với cộng đồng của một cơ quan, một ngành, của một tổ chức quần chúng: Vai trò của những người đứng đầu, của những người làm công tác lãnh đạo và quản lý có ý nghĩa quyết định. Người đứng đầu gương mẫu, có trí tuệ, dân chủ và công bằng, biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh và phương pháp Hồ Chí Minh sẽ phát triển được ở mức cao nội lực của bản thân và của toàn thể cộng đồng. Người đứng đầu kém trí tuệ, hoặc có nhiều văn bằng chứng chỉ cấp cao nhưng chỉ lo vơ danh, vị, lợi về cho mình, ưa kẻ xu nịnh, ghét người nói thẳng, dìm người có tài, sẽ phá vỡ đại đoàn kết và làm tiêu hao nội lực của cộng đồng.
Ðường 3.6.9 là con đường ảo đã có từ xa xưa. Hồ Chí Minh đã dày công tu sửa nó mang sắc thái truyền thống dân tộc và chất hiện đại bằng lối sống và cách tự rèn luyện phát triển nội lực của mình. Từ đó mà đi tới phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, đạt nhiều chiến thắng oanh liệt, làm vẻ vang dân tộc và làm rung động toàn cầu.

Con đường 3.6.9 đẹp lắm! Vĩ đại lắm! Ðầy hoa rực rỡ, khí thơm, cây cỏ lạ. Trong ba năm nay tôi đã tổ chức cho nhiều thanh niên sinh viên và thầy cô giáo du hành theo con đường 3.6.9, với một niềm mê say và lòng đầy hoan hỉ. Vì tôi tin và hy vọng rằng nó sẽ đem hạnh phúc đến cho mọi người, ai cũng có thể sẽ có một sức khỏe toàn diện cả về thể chất, tinh thần và xã hội, ai cũng có thể tạo dựng được cho mình một cuộc sống khỏe, vui, trí tuệ, sáng tạo, hữu ích, rất nhiều nhân tài sẽ xuất hiện, Việt Nam sẽ sớm sánh vai cùng với các cường quốc bốn biển năm châu như Bác Hồ đã tiên đoán và hằng mong đợi. Tôi mong và tin rằng sẽ có nhiều người chạy tiếp sức trong các cuộc du hành tương lai.

nguồn phần này: GS. Trần Văn Hà

Báo Sức khỏe đời sống

Ví dụ về mô hình Tam tài,
trong tam tài “địa” là yếu tố thuần âm,
Tam tài là gì,
Tam tài trong triết lý âm dương,
Tam Tài trong Tử vi,
Ứng dụng Tam tài,
Tam tài — Ngũ hành là gì

Có thể bạn quan tâm:

3 thoughts on “Cách vận dụng Tam Tài – Lục Bảo – Cửu Tri vào phát triển năng lực bản thân

  1. Pingback: blonde lebanese hash

  2. Pingback: daftar togel terpercaya

  3. Pingback: Continue Reading

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);