Kế toán, kiểm toán có thể chuyển sang những nghề gì?

Kế toán, kiểm toán có thể chuyển sang những nghề gì?. Sau hơn 5 năm đi làm từ nhà nước đến tư nhân, trải qua khá nhiều thăng trầm, nhiều môi trường làm việc. Xin chia sẻ lại những công việc mà chúng ta có thể làm sau khi ra trường. Trong đó mình sẽ nói sâu hơn về nghề kiểm toán kế toán, nghề mà nhà nhà, trường trường đều dạy và có nguy cơ thừa rõ ràng trong những năm gần đây.
Kế toán, kiểm toán có thể chuyển sang những nghề gì?
Kế toán, kiểm toán có thể chuyển sang những nghề gì?

 

1- Những điều mãi sau mới nhận ra:

Đây là những điều mà nếu bạn sớm nhận ra bao nhiêu, bạn càng thuận lợi bước vào đời bấy nhiêu. Tuy nhiên có khó hấp thụ cũng chẳng sao. Rồi cuộc đời luôn dạy bạn lớn lên mà thôi.
 
**Thật sự là đến giờ mình đi làm, liên lạc với headhunt (những người săn đầu người cho các công ty cần tuyển những vị trí cần nhân sự gọi là khá trở lên). Thì điều đầu tiên là cái bằng của bạn không gắn với cái sự nghiệp của bạn và nghề bạn chọn nhiều đâu. Sau này bạn đi làm chuyên nghiệp rồi thì cái bằng kinh nghiệm là cái bằng quan trọng nhất. 
 
Mình đang chơi với một group mà các chuyên gia kiếm tiền ở đây bắt đầu từ tuổi 20. Nhiều lúc mình nghĩ, ôi mẹ ơi, tuổi 20 đến 23 mình còn không có một khái niệm gì về kiếm tiền. Nhận xét chung là các bạn ở nông thôn thì thường hay bị vướng bận bởi 2 chữ bằng cấp và danh tiếng nhiều hơn- do đó thời gian hòa nhập môi trường làm việc đa phần sẽ lâu hơn. Nếu các bạn muốn hòa nhập nhanh thì cố gắng đi tìm việc và quên cái bằng của mình đi càng nhanh càng tốt. Bằng đại học Việt Nam không giúp được các bạn nhiều đâu. Mình mất 3 năm mới ngộ ra điều này. 
 
** Điều tiếp theo là môi trường làm việc. Phải nói cái mà các bạn cần chuẩn bị nhất là môi trường đi làm đa phần sẽ rất sốc. Bạn sẽ gặp cái đầu tiên là áp lực hoàn thành công việc. Cái mà các bạn khi trên ghế nhà trường hầu hết sẽ dễ dàng giải quyết bằng hỏi han, thậm chí pro hơn là sao chép. Ở đây thì gần như là các bạn sẽ không. Và bắt đầu ăn những cái lạnh nhạt, thậm chí chửi mắng, chê trách rất sâu, bàn tán nói xấu các kiểu khi các bạn lộ ra những điểm CÀ RỐT .v.v.- sốc toàn tập. Đa phần sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, chán chường. Nhưng cũng nhiều người chịu được và vượt qua- nói chung xác định môi trường ở nước ta nó vẫn chưa dẫn dắt người trẻ nhiều, nên các bạn cố gắng nhịn, chịu khó trong 3 năm đầu khi ra trường thì làm tại 1 tổ chức ít nhất trên 1 năm để hấp thu hết những cái thực tế môi trường làm việc ở Việt Nam. 
 
 
**Cái cuối cùng là dám thất bại. Hôm trước nhiều em sắp và gần ra trường có hỏi mình em muốn làm cái này, muốn làm cái kia nhưng em sợ. Những điều anh nói là dành cho những người có thể người ta đã có năng lực. Mình hỏi lại là tại sao em sợ? Tại sao em nghĩ mình không đủ năng lực?
 
Đúng là con người mỗi người có một năng lực, và kể cả cùng một loại năng lực thì có người này hơn người kia. Nếu anh dám làm, dám lao vào làm thì cuối cùng anh cũng tìm được cái năng lực mà anh giỏi nhất, kiểu gì người ta cũng sẽ dùng anh. 
 
Người Việt nói chung sợ nhất 2 điều: Điều tiếng, hình ảnh cá nhân. Nhiều lúc tự áp đặt cho mình phải thế này phải thế kia. Thậm chí rất nhiều hay bàn về số phận mình chẳng ra gì.v..v Cái đó sai lầm vô cùng, nhưng đây là văn hóa,tư tưởng chung nên các bạn bị và chưa thoát ngay được là điều không thể tránh khỏi.
 
Các bạn biết cái đấy nó gây cho bạn cái gì không- Gây cho bạn lười biếng đấy- vì bạn có dám làm cái gì đâu – và lười biếng là nguyên nhân của mọi thất bại trong công việc nhé.
 

2- Những nghề bạn có thể làm

Nói cái này thì vô cùng lắm. Nhưng mình xin tổng kết lại những nghề dễ transfer sang cho các bạn từ kinh nghiệm sống và kinh nghiệm làm việc của mình, đặc biệt là các bạn nữ. Những bạn từ nông thôn còn khá nhiều rụt rè và gặp nhiều khó khăn khi tìm hướng, xác định làm việc. Và các bạn cứ cố gắng nhớ là quên bằng mình đi nhé. Cái gì mà mình có giá trị thì người đi thuê việc sẽ phải trả thôi. Vì đầu tư vào bạn là ra tiền mà. 

1- Nghề bán hàng:

** Telesale
Các bạn biết 1 bạn ở Vietnamwork, carreerbuilder, cách khách sạn lớn, công ty du lịch …. thu nhập bao nhiêu không. Rất ổn các bạn ạ, hơn khá nhiều so với mức 4-5 triệu của một kế toán mới ra trường. Và nó rất hợp với các bạn nữ. Nghề này đòi hỏi bạn có một khả năng đàm thoại, dám gọi tới những nơi chưa quen biết. Mời chào và bán tin quảng cáo. Mình gặp nhiều bạn học cả ngoại thương, kinh tế, cả những bạn học sư phạm vào làm. 
** Bán hàng khác
Các bạn có thử một công việc tại một số công ty kĩ thuật như Hà Nội computer, Phúc Anh, Trần anh, Picco không- Đây là những việc đòi hỏi các bạn có thể hiểu biết và thông thạo về giấy tờ, hóa đơn khi khách cần. Thu nhập của nó cũng khá lắm đấy. Và quan trọng là tương đối thoải mái, dễ hòa đồng.
 
** Sale support
Đây là một nghề các bạn đi sâu vào thấy nó sẽ khá hợp mình. Công việc là chuẩn bị hóa đơn, giấy tờ, các thủ tục về hàng hóa (hoặc một phần tùy công ty quy định) hỗ trợ các sale giao nhận hàng. Nghề này vào các công ty nước ngoài thì bạn học kế toán chỉ cần giỏi tiếng Anh thôi. Và làm việc này đến một lúc nào đó bạn sẽ thấy lộc lá rơi đầy 😀

2- Nghề Admin – hành chính nhân sự: 

Nghề này đòi hỏi các bạn thông thạo về luật và hành chính kế toán. Ví như nhân sự vào thì phải làm gì, thủ tục, bảo hiểm, hợp đồng… nghề này thuộc nghề khá hợp và dễ transfer sang tới các bạn. Đặc biệt là các bạn nữ.

3- Nghề  trợ lý: (Assistant)

Nó cũng khá giống support sale, công việc của nó là hỗ trợ các thể loại mà người có quyền yêu cầu. Cái khó nhất vẫn là hóa đơn chứng từ và thủ tục- cái này thì khá hợp với các bạn đã học kế toán- Vì luật và giấy tờ các bạn có kiến thức căn bản hơn so với  những người học ngành khác.
 
Trên đây là 3 nghề gọi là có lợi thế. Nhớ là vạn sự tùy duyên. Dám làm, Dám làm và Dám làm. Dám dối mặt với khó khăn và không sợ thất bại là điều duy nhất. Tuy nhiên cũng tránh mấy cái ông đa cấp rởm hay động viên nhé. Cái việc gì mà suy nghĩ nó không có đóng góp gì nhiều thì đừng làm, mà đừng để cái suy nghĩ của mình bị điểu khiển hay tuyên truyền bởi kẻ khác thì sẽ sớm có ngày tự lập vững vàng trên đôi chân của mình.
Chúc mọi người sớm tìm được việc như ý.

Có thể bạn quan tâm:

1 thoughts on “Kế toán, kiểm toán có thể chuyển sang những nghề gì?

  1. Pingback: https://login.ht-apps.com/m/lamassaty/print_url.php?url=https://ihre-rezepte.de/

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);