Giảng viên chia sẻ kinh nghiệm chiến thắng Covid-19

Không nên hoảng loạn trước dịch bệnh Covid-19 đó là chia sẻ của một giảng viên ở Vũ Hán trực tiếp chiến đấu với dịch Covid-19 đã chứng minh biện pháp cực đơn giản để chiến thắng. Khi bệnh viện không còn giường trống, gia đình Wan Qian đã rất dũng cảm khi quyết định cách ly và chữa trị tại nhà.

Vượt qua hoảng loạn

Ngày 24/1, Wan Qian nhận kết quả xét nghiệm cả 4 người trong gia đình anh nhiễm nCov. Các bệnh viện ở Vũ Hán đều quá tải, anh quyết định chữa bệnh tại nhà.

Một tháng qua, Wan Qian – giảng viên Trường Đại học Khoa học và công Nghệ Hoa Trung ở Vũ Hán trở thành bệnh nhân nổi tiếng khắp Trung Quốc khi viết nhật ký kể lại hành trình tự cách ly, điều trị virus corona. Số người theo dõi anh trên mạng xã hội Weibo tăng lên từ 3.000 lên gần 1 triệu.

Nhật ký của Wan Qian được viết từ ngày 18/1, thời điểm số ca nhiễm nCoV ở Vũ Hán bắt đầu tăng chóng mặt. Giám đốc bệnh viện nơi vợ anh làm việc yêu cầu nhân viên và người nhà tiến hành xét nghiệm sàng lọc. Ngày 24/1, kết quả trả về: Anh, mẹ vợ, vợ và cô con gái 8 tuổi đều dương tính với nCoV.

Đối mặt với tình trạng ấy, Wan Qian đã không hoảng loạn. Anh bình tĩnh phán đoán và phân tích tình hình hiện tại. Trước hết, tất cả các bệnh viện ở Vũ Hán đều gặp khó khăn trong việc tìm giường và khả năng họ được điều trị là vô cùng thấp. Tiếp theo, cho dù tính truyền nhiễm của virus này là rất lớn, nhưng không quá đáng sợ. Cuối cùng, các triệu chứng của cả gia đình không thực sự nghiêm trọng.

Wan Qian hiện là giảng viên Trường Đại học Khoa học và công Nghệ Hoa Trung ở Vũ Hán. Ảnh: The paper.cn
Wan Qian hiện là giảng viên Trường Đại học Khoa học và công Nghệ Hoa Trung ở Vũ Hán. Ảnh: The paper.cn

Wan Qian cho rằng, dịch viêm phổi này không gây tử vong cho 98% người nhiễm, 2% người nhiễm còn lại có thể rơi vào tình thế cực kỳ nguy hiểm vì bệnh sẽ chuyển biến theo chiều hướng nghiêm trọng.

“Tôi khá tự tin về tình hình của vợ, con gái và bản thân mình, tôi không nghĩ chúng tôi sẽ rơi vào 2% còn lại. Lo lắng lớn nhất của tôi là mẹ vợ, chỉ có thể trông chờ vào vận may”. Wan Qian nói rằng, họ quyết định cách ly và điều trị tại nhà. Họ uống thuốc theo lệnh chỉ định “từ xa” của bác sĩ đồng thời dựa vào những kiến thức về cách ly mà họ có được để tự cứu.

28/1 là ngày khó khăn nhất đối với Wan Qian. Anh sốt cao từ đầu giờ sáng, cơ thể rệu rã như người đi mượn nhưng tinh thần vẫn tỉnh táo. Cùng ngày, vợ anh bị nhiễm trùng phổi, bắt buộc phải nhập viện.

Ngày 29/1, nhiệt độ của Vạn lúc cao lúc thấp. “Vũ Hán hôm nay đón một ngày nắng đẹp sau những ngày mưa tuyết ảm đạm. Cả gia đình được hưởng ánh nắng mặt trời tưởng chừng đã mất tích từ lâu. Dịch bệnh nghiêm trọng nhưng không quá khủng khiếp”, Wan Qian viết trên trang cá nhân.

Ngày 30/1, nhiệt độ cơ thể của Vạn trở nên ổn định. Trừ vợ vẫn điều trị trong viện, cả gia đình dần hết sốt. “Dường như thời gian khó khăn nhất của tôi đã qua”, Vạn viết trên Weibo. Anh cũng ghi rõ phương pháp điều trị của gia đình: Dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi thoải mái, dùng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa biến chứng và nhiễm trùng.

Sáng 31/1, nhiệt độ cơ thể Vạn là 37,2 độ. Ngoài việc nấu ăn ba bữa mỗi ngày, thời gian còn lại anh nằm trên giường để dưỡng sức. Vài ngày tiếp theo nhiệt độ của Vạn dao động quanh mức 37 độ C, con gái anh đã uống được sữa và ăn bánh quy. Cô bé cũng bắt đầu tham gia học trực tuyến do trường tổ chức.

“Chỉ khi bạn bị bệnh, bạn mới hiểu cảm giác hạnh phúc thế nào khi ăn được một bát cơm, uống được một bát súp và tự đứng dậy để bước đi”, Wan Qian viết.

Ngày 4/2, sau đợt kiểm tra, phổi của anh và người thân có dấu hiệu tích cực. Anh viết nhật ký: “Tuyệt vọng là thứ đáng sợ nhất tồn tại trong mỗi con người, đặc biệt trước bệnh tật. Nếu mệt mỏi, bạn hãy cứ giận dữ nhưng đừng để tuyệt vọng bắt mất lý trí của mình. Bình tĩnh là chìa khóa để thoát khỏi bi kịch của số phận”. Hàng ngày, cứ mỗi hai tiếng Vạn đo nhiệt độ của cả nhà rồi báo cho nhân viên cộng đồng, tuy nhiên gia đình họ vẫn bị cách ly tại nhà.

Phương cách bảo vệ chính mình

“Để bảo vệ bản thân trước hết cần bình tĩnh phân tích bệnh tật của bản thân, xem xét các điều kiện cụ thể của gia đình bạn, phân tích ưu nhược điểm của các “chiến lược” đối phó khác nhau và đưa ra lựa chọn hợp lý nhất”, Wan Qian viết. Bước đầu tiên của anh là đếm số vật tư mà hiện gia đình mình đang có. Trước khi được xác nhận đã nhiễm bệnh từ bệnh viện, vợ anh đã chuẩn bị đầy đủ giấy vệ sinh, cồn, dung dịch khử trùng, khẩu trang và túi rác cỡ lớn.

Anh đã chủ động đảm nhiệm việc dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp và phòng tắm vì một lý do đơn giản – trong bốn người nhiễm bệnh, anh là người có sức khỏe tốt nhất. Do vợ anh làm nghề y nên cũng bình tĩnh trong xử lý các tình huống. Khi còn chưa phát bệnh, cô đã in một bản ghi nhớ về việc uống thuốc.

Hình thức này giống như quy trình phẫu thuật trong bệnh viện, trong đó ghi rõ số lượng và thời gian uống thuốc mỗi ngày, kèm theo ghi chú. Mỗi lần uống thuốc, mọi người đều phải đánh dấu là đã uống. Mặc dù chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng giúp ích rất nhiều cho người già và trẻ nhỏ để tránh quên hoặc dùng thuốc sai.

Bên cạnh việc kiên trì uống thuốc, Wan Qian cũng đảm bảo dinh dưỡng cho cả gia đình trong thời gian cách ly tại nhà để không ai đuối sức. Anh biết, sau khi nhiễm bệnh mọi người chắc chắn sẽ không còn cảm giác thèm ăn. Wan Qian đã chuẩn bị một cái nồi lớn để nấu súp gà. Bởi cách nấu món này rất đơn giản, và hơn thế, khi không ăn nổi cơm thì chỉ cần uống súp gà vẫn có thể đảm bảo dinh dưỡng.

Làm thế nào để tránh lây nhiễm cho người khác trong cộng đồng?

Từ những chia sẻ trên trang cá nhân, anh cho hay không chỉ lên kế hoạch cho cuộc sống của gia đình một cách khoa học mà còn duy trì mức độ kỷ luật cao để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác.

Trong thời gian cách ly điều trị tại nhà, gia đình Wan Qian phân chia chỗ ở. Mẹ vợ sống ở tầng dưới còn gia đình anh ở tầng trên. Từ ngày bị bệnh, đồ đạc của mọi người được phân chia rất rõ ràng. Trước khi sử dụng, chúng phải được rửa kỹ bằng nước sôi, điện thoại di động cũng thường xuyên được khử trùng bằng cồn. Dù ở trong nhà nhưng 24/24h, cả nhà đều phải đeo khẩu trang, trừ lúc ăn uống và tắm giặt. Vạn cho hay, video chat trở thành công cụ giao tiếp chính của anh với thế giới bên ngoài. Anh thường xuyên nói chuyện với mẹ vợ để xác nhận trạng thái thể chất và tinh thần của bà.

Để ngăn chặn sự lây lan của virus, Wan Qian khử trùng nhà vệ sinh mỗi ngày. Khẩu trang và khăn giấy đã sử dụng không được phép ném vào thùng rác mà phải được khử trùng bằng cách phun dung dịch Javen. Số lượng rác vứt ra mỗi ngày phải hạn chế tối đa, rác cũng chia thành các túi nhỏ và được khử trùng trong 20 phút trước khi vứt bỏ. Trước khi vứt rác, Vạn dán trên túi rác thông báo “Túi đã được khử trùng, không nên chạm vào bên trong”.

Khi đi ra ngoài, Wan Qian cũng thường đeo hai lớp khẩu trang kèm theo găng tay, trong túi lúc nào cũng có bình rửa tay khô. Anh cũng tránh để tay trần chạm vào vật thể bên ngoài, chẳng hạn nút thang máy.

“Ngay cả khi nhiệt độ cơ thể tương đối ổn định, phục hồi thể chất sẽ là một quá trình lâu dài. Lúc này phải hạn chế ra ngoài và khử trùng mọi thứ đã chạm vào. Bởi vì tôi và những người trong gia đình là một trong những nguồn lây nhiễm nguy hiểm nhất vào lúc này. Nếu bạn phải ra ngoài, hãy tự khử trùng trước khi đi, nhớ không tiếp xúc với bất kỳ ai”, Wan Qian viết ở thời điểm anh sắp phải đối mặt với một trận chiến kéo dài với virus trong cơ thể.

Truyền lòng cam đảm, tinh thần tự giác và kỷ luật

Vào ngày 8/2, nhiệt độ của Wan Qian đã ổn định trở lại. Từ ngày 10/ 2, cuộc sống của gia đình đã trở lại bình thường. Con gái anh học trực tuyến, anh thức dậy mỗi sáng để báo cáo nhiệt độ cho bộ phận giám sát và làm bữa sáng cho gia đình.

“Chỉ khi bị nhiễm bệnh, bạn mới hiểu được cảm giác hạnh phúc khi ăn được một bát cơm, nuốt trôi một bát súp và bước đi được một bước”, Wan Qian viết.

Từ ngày 14/2, Wan Qian đưa mọi người đến bệnh viện kiểm tra. Ảnh chụp CT của cha con anh và mẹ vợ cho thấy sự cải thiện rõ rệt, nhưng xét nghiệm axit nucleic của anh vẫn dương tính.

Ngày 17/2, sau khi thu xếp thêm địa điểm cách ly cho người dân, chính quyền địa phương đưa gia đình anh đến cách ly tại một khách sạn gần nhà. Trong quá trình này, Wan Qian vẫn giữ thái độ lạc quan.

Wan Qian chia sẻ, gia đình anh rất may mắn, bởi bố vợ anh dù đã 80 tuổi nhưng không bị nhiễm bệnh, mẹ vợ tuy bị nhiễm nhưng triệu chứng không nặng. Vợ anh lại làm trong ngành y nên có những hiểu biết nhất định trong việc phòng dịch. Hiện tại, vợ anh đã khỏi bệnh, mẹ vợ và con gái anh đều đã xét nghiệm âm tính.

Sáng 24/2, Wan Qian cùng người thân đến viện xét nghiệm nCov, lần này cho kết quả âm tính. “Gia đình tôi có thể sống sót qua khủng hoảng là nhờ sự tin tưởng và hỗ trợ của nhiều người. Chúng tôi không cô đơn khi đối mặt với dịch bệnh.

“Sau nhiều ngày bị cách ly, hôm nay tôi nhận ra bên lề đường có nhiều loại hoa nở sớm”, Wan Qian viết trên Weibo.

Trong khi đó, hành trình chiến đấu với Covid 19 của Wan Qian đã truyền cảm hứng tới rất nhiều người ở Trung Quốc. Một người theo dõi trang cá nhân của vị giảng viên này bày tỏ: “Thầy Wan Qian không chỉ giúp mọi người đối mặt với nCoV một cách bình tĩnh mà còn truyền lòng cam đảm, tinh thần tự giác và kỷ luật hiếm thấy tới nhiều người trong thời điểm loạn lạc”.

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);