Chia sẻ từ giáo viên dạy thuế mùa 2020 rất hay và sát thực tế

học ôn công chức thuế ở đâu? : Chia sẻ từ giáo viên dạy thuế mùa 2020 rất hay và sát thực tế. Mình có theo dõi cô giáo này hay đăng lên và trực tiếp dạy thuế, đồng thời là giảng viên trường Học Viện Tài Chính uy tín

Chia sẻ số 1:

Chào các bạn:Thấy rất nhiều sinh viên của mình và nhiều bạn đang mất ăn mất ngủ về kỳ thi CCT sắp tới. Mình nghĩ là kỳ thi nào cũng có người đỗ người trượt, tuy nhiên, bản thân mỗi người cứ cố gắng hết sức trong khả năng – hoặc nhiều khi là “ tỏa sáng đúng lúc “ – vượt ngoài khả năng của mình thì có trượt hay đỗ cũng sẽ thấy nhẹ nhàng vì đã làm hết sức. Trong stt này, mình muốn chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm để làm bài thi viết nói chung, bài thi môn thuế nói riêng để đạt kết quả tốt nhất – dưới góc nhìn của một giáo viên.

Thực ra đề thi công chức không khó ( đặc biệt là bài tập) vì chỉ dừng ở mức độ của Luật ( hoặc năm nay có thể sẽ có cả đến Nghị quyết như NQ 954/2020/NQ- UBTVQH14 về việc điều chỉnh giảm trừ gia cảnh) nên sự khác biệt có lẽ chỉ là các bạn phải có kỹ năng làm bài để được tối đa số điểm cho mỗi câu hỏi thôi.

Các tiếp cận bài viết này của mình đi từ việc chỉ ra một số lỗi mà các bạn thường mắc phải khi làm bài thi khiến cho các bạn không đạt được số điểm như mong muốn và cách khắc phục những lỗi đó để có thể quét được tối đa số điểm với những kiến thức mà các bạn đã có và để không bị mắc vào những lỗi đáng tiếc.

1. Không làm hết các câu hỏi.

Các bạn sẽ bảo- có làm được đâu mà làm hết. Hoặc – có đủ thời gian đâu mà làm được hết.
Các bạn CHẮC CHẮN làm được
Các bạn đã biết, đề thi những năm gần đây thường có 4 câu hỏi, 3 câu 20 điểm và một câu bài tập 40 điểm. Với câu hỏi lý thuyết, một câu trả lời của các bạn dù hay mấy, dù dài mấy- đến 4 trang- cũng chỉ được tối đa 20 điểm. Nhiều người làm 3 tờ giấy thi mà điểm cũng không cao hơn người làm 1 tờ giấy thi vì chỉ LÀM DÀI chứ không LÀM ĐỦ. Theo các tài liệu khoa học đã tổng kết- xác xuất đúng thường sẽ là 70%. Như vậy, nếu các bạn làm được cả 04 câu thì xác xuất được 7 điểm sẽ cao hơn là làm chắc chắn 3 câu (8 x 70% = 5.6 điểm). Vì vậy, thay vì làm quá kỹ một câu thì các bạn nên bố trí thời gian làm đủ cả 4 câu (180 phút /100 điểm: như vậy, các câu hỏi 20 điểm thường cần 35 phút và câu hỏi bài tập cần khoảng 70 phút. Tuy nhiên, có nhiều câu hỏi lý thuyết có thể chỉ cần 25′)
Tip: Đọc cả 4 câu, chọn câu có dạng quen thuộc hoặc dễ làm trước, các câu còn lại làm sau (Tip này quá quen nhưng không phải ai cũng làm được). Có nhiều bạn do gặp câu quen thuộc và dễ làm trước nên làm rất cẩn thận và dài dòng, tốn rất nhiều thời gian nên các câu sau không còn thời gian làm nữa. Hoặc, có bạn chỉ học kỹ một số sắc thuế như GTGT, TNCN và trong đầu luôn nghĩ là câu hỏi về thuế TNDN là khó nên để cuối cùng. Tuy nhiên, trong nhiều TH, câu hỏi về TNDN rất dễ lấy điểm mà bị bỏ qua, rất tiếc.

2. Làm đủ nhưng không hết ý của câu hỏi:

Nhiều bạn trả lời câu hỏi – đặc biệt là các câu hỏi lý thuyết – thường bỏ quên một vài ý hoặc để trống một số ý mà các bạn chưa biết các trả lời và vì vậy, cũng không được hết số điểm của câu

Các bạn lưu ý là đáp án luôn cho điểm CHI TIẾT theo TỪNG Ý trong câu hỏi. Nếu các bạn bỏ qua ý nào thì chắc chắn không thể có điểm cho ý đó và vì vậy sẽ không được điểm tối đa. Vì thế, tip thứ 2 là phải đọc, gạch chân dưới các ý của câu hỏi và trả lời đủ các ý đó, đừng bỏ trống, cho dù hiểu như thế nào cũng phải ghi câu trả lời vào vì có khi chỉ một gạch đầu dòng của các bạn mà đúng đã được 5 điểm.

VD: Hãy cho biết thế nào là cá nhân cư trú? Cách xác định thuế TNCN đối với TN từ tiền lương tiền công của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có những khác biệt căn bản gì?
Câu trả lời phải đủ 2 ý: Tiêu thức xác định cá nhân cư trú và sự khác biệt( Chỉ rõ ai? Bao nhiêu? như thế nào?)

3. Làm tắt các bước.

Thực tế cho thấy khi làm bài thi, thay vì tính toán số thuế cho từng nghiệp vụ, nhiều bạn làm tắt bằng cách cộng gộp tất cả các khoản chi phí được trừ hoặc thuế VAT đầu ra, VAT đầu vào. Cách này có thể làm cho các bạn bị bỏ qua một số điểm thành phần vì các lý do sau:

(1) Một trong số các khoản chi phí hoặc VAT đầu ra, VAT đầu vào bị tính nhầm thì TỔNG chi phí/VAT đầu ra/VAT đầu vào sẽ bị sai và rất khó để G.V có thể tìm và nhặt TỪNG thông tin trong phép tính để cho điểm. ( Mặc dù G.V vẫn thường phải làm như vậy). Và có nhặt thì cũng không bao giờ cho hết điểm vì chưa ra đến kết quả cuối cùng. Nhưng nếu các bạn tách ra, đúng phần nào sẽ được trọn vẹn điểm phần đó.

(2) Trong một số TH, đáp án yêu cầu phải có phần giải thích (vì sao lại tính/không tính; chịu/không chịu thuế) thì các bạn sẽ bị bỏ mất điểm phần này.

Vì vậy tip 3- không làm tắt, không cộng gộp nếu có đủ thời gian
Với các kỳ thi của VN, các bạn cần ghi đủ cả các thông tin TỔNG – TỔNG VAT đầu ra, TỔNG VAT đầu vào được khấu trừ, TỔNG chi phí được trừ…vì phần này vẫn được tính điểm. (Nhưng tip này chưa hẳn đúng với các kỳ thi quốc tế vì trong marking Scheme của các kỳ thi ( Malaysia, UK, Australia mà mình có) chỉ quan tâm điểm thành phần, có khi còn không quan tâm đến số cuối cùng nhé) 📷

4. Trả lời không đúng ý câu hỏi – còn gọi là lạc đề

Lỗi này khá nhiều – đặc biệt là với câu hỏi lý thuyết. Và dù bạn có mất tgian viết rất dài thì cg không có điểm vì trong đáp án không có. 📷

Tip: gạch chân các ý trong câu hỏi, định hình trước khi trả lời câu hỏi để có câu trả lời đúng ý câu hỏi.( Tip này chỉ đúng trong TH các bạn có kiến thức về câu hỏi đó, trong TH không biết rõ câu trả lời thì quay về Tip 1- cứ hiểu sao viết vậy, các bạn đã đi làm trong thực tế thế nào thì viết thế, ĐẶC BIỆT, nếu không đủ thời gian hoặc nhớ không kỹ thì cứ KEY WORDS mà viết, vẫn được tính điểm, không nên bỏ qua bất kỳ câu hỏi nào)

Ngoài các lỗi nêu trên, các bạn còn thường gặp một vài vấn đề như lúng túng với câu hỏi có thông tin chưa đầy đủ nên làm bài mất rất nhiều thời gian cho câu hỏi đó hoặc cho ví dụ dài dòng mà không đúng trọng tâm nên vẫn không được tối đa điểm …Những vấn đề này thì mình luôn phải rèn cho sinh viên suốt để trong tình huống nào cũng phải xử lý được. Cơ bản là : cho giả định và cho ví dụ trực tiếp vào câu hỏi ( tất nhiên là phải xác định rõ xem câu hỏi yêu cầu ra ví dụ về vấn đề gì? …)

Tạm thời thế đã nhé. Mình sẽ bổ sung sau. Tháng này mình rất bận nên chắc không trả lời inbox cho các bạn được, bạn nào chưa hiểu ý tứ nội dung nào trong stt này có thể để lại comment, mình sẽ tập hợp các ý kiến của các bạn để trả lời chung nhé.
Chúc các bạn thi đạt kết quả tốt nhất.

Chia sẻ số 2:

Xin phép admin cho mình được đăng tút này. Mình không bán sách hay quảng cáo sách nhé. Do mình thấy nhiều bạn cứ đăng tin hỏi mua tài liệu ôn thi môn thuế, rồi có hiện tượng xào nấu tài liệu rồi bán, rồi vấn đề đắt rẻ….nên mình muốn nhắc các bạn có một nguồn tài liệu khá hiệu quả dành cho các bạn tự học mà mọi người có thể quên mất -đó là giáo trình thuế và các cuốn câu hỏi bài tập môn thuế ở các trường Đại học ( Tất nhiên là ngoài các tài liệu của các thẩy cô giảng các khóa học và các nguồn tài liệu ôn thi của những địa chỉ tin tưởng thì- tuy nhiên, slide giảng của thầy cô nào thì chỉ thầy cô ấy giảng mới ok, còn tự đọc thì như nhau) . 😊 Giáo trình là tài liệu chính thức của các trường ĐH, được biên soạn cẩn thận và công phu, được phản biện độc lập nên có độ chính xác cao. (Mình cũng đã tham gia phản biện giáo trình THUẾ của một số trường nên mình biết điều này. Nhiều khi chỉ cần một từ dùng chưa đúng mà có thể mất cả tiếng để tranh luận). Tuy nhiên, giáo trình có một nhược điểm là có thể không cập nhật và cuốn câu hỏi bài tập thường không có lời giải và đáp án. Vì vậy, các bạn có thể tham khảo giáo trình của bất kỳ trường nào có môn thuế mà có thời gian xuất bản từ năm 2017 trở lại đây là ok ( Vì 4 Luật thuế lần này cơ bản là từ trước năm 2017, chỉ có Luật quản lý thuế 38/2019/QH 14 và Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thì search đâu cũng có. Nhiều bạn hỏi “Cô có bài tập cho em xin thêm để làm”. Hihi. (Toàn người xuất sắc và quyết tâm). Thoải mái nhé. riêng Học viện Tài chính đã có 7 cuốn giáo trình thuế – cả tiếng Việt và Anh- có cả cuốn bài tập và tình huống thuế thu nhập, thuế tiêu dùng và thuế chung, các bạn có thể thoải mái làm. Mà nếu đã làm đến cả món này thì không có lẽ lại không đủ điểm đậu, nhỉ? Trường nào có môn thuế chắc cũng sẽ có giáo trình ( Đại học Hùng Vương, Đại học Tài chính Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế TP HCM …đều có). Các bạn có thể google là ra địa chỉ và google lần nữa ra số điện thoại của thư viện, các cô sẽ ship đến tận bàn cho. Thế nếu mua sách foto được không? Được, nhưng có thể sẽ xảy ra tình trạng “Hồn Trương ba da hàng thịt” – Tức là bìa sách ghi xuất bản năm 2019 nhưng ruột 2013. 😊 ( Sinh viên Học viện Tài chính thì biết rõ những vụ kiểu này). Mà theo mình thì nên mua sách gốc, giá cũng chỉ một cốc trà sữa và cũng ủng hộ người viết chút, viết 1 cuốn giáo trình cũng vật vã lắm 🙂 )KKK.“ Nhưng không có đáp án thì biết thế nào là đúng sai?” Đúng là sách bài tâp thuế ở VN có một điểm yếu là không có đáp án. Rất nhiều bạn hỏi mình về lời giải của cuốn bài tập thuế nhưng do đặc thù ở VN là chính sách thuế thường thay đổi mà giáo trình không phải năm nào cũng được xuất bản nên bọn mình không có lời giải cho bất cứ cuốn bài tập nào, chỉ có hướng dẫn giải. Các bạn có thể nhờ các bạn sinh viên trong các trường đã học môn thuế, các bạn ấy có thể làm được. (Sinh viên khoa Thuế Hải quan trong group này rất nhiều, các bạn ấy có thể xử lý được món này, sure! ) Còn nếu còn phát sinh vấn đề gì không giải quyết được, và nếu được admin cho phép, mình có thể dành cho các bạn 2 tiếng miễn phí qua zoom cho các thành viên ở group này. (Chắc sẽ có bạn nói: khiếp, cô ở đâu bỗng dưng mà tốt thế, chắc định quảng cáo gì? :😊
Ok, Đúng là mình đang định quảng cáo cho ….mấy đứa cựu sinh viên của mình đang ..ế. 😊 Biết đâu sau vụ này chúng nó sẽ trở nên đắt giá và có .. người yêu) kkk… Đùa thôi, thật ra là mình thấy group này khá ổn, các bạn admin làm việc có tiêu chí rõ ràng, minh bạch nên mình thích, thế thôi.
Chúc các bạn thi tốt
 

Chia sẻ số 3:

Vừa thấy Adm đăng tut ( 30 + 15>60+14). Thực sự thấu hiểu tâm trạng của các bạn sau ngày thi đầu tiên này. Tuy nhiên, theo mình, mọi thứ đều không có một con đường duy nhất. Có người đi đường thẳng băng, có người phải vòng hoặc nhảy qua đá tảng, quan trọng là đích đến CỦA MÌNH. Mà đích của mỗi người không phải ai cũng giống ai, nhỉ?
Với những bạn đã thi xong vòng 1, các bạn hãy nghĩ, có thể kết quả hôm nay sẽ là một cơ hội mới cho mình – nó có thể là cơ hội vào V2, hoặc một cơ hội mới, thực sự, nhé!
(Mình thấy nói đề thi tiếng Anh năm nay có nhiều thuật ngữ thuế nên mình gửi tặng các bạn sắp thi mấy cái slide này để các bạn tham khảo thêm .)
Phía trước là bầu trời…
Chúc các bạn thành công!
 
Nguồn : Cô giáo Facebook :Ly Phuong Duyen

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);