27 câu trắc nghiệm luật tổ chức chính quyền địa phương – ôn thi công chức

Trắc nghiệm luật tổ chức chính quyền địa phương

Hãy khoanh vào phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1: Hà Nội là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại:
A. I
B. II
C. Đặc biệt
Câu 2: Chính quyền địa phương ở đô thị gồm:
A.Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, phường, thị trấn.
B. Chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
C. Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, thành phố trực thuộc trung
ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị
trấn.
Câu 3; Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính
quyền địa phương:
A. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập
trung dân chủ.
B. . Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân
C. Đảng lãnh đạo tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
Câu 4: Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ:
A. Tập thể Ủy ban nhân dân,quyết định theo đa số
B. Tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
C. Tập thể Ủy ban nhân dân.
Câu 5: Hội đồng nhân dân là:
A. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan đại biểu của Nhân dân địa phương, chịu
trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên
B. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan đại biểu của Nhân dân địa phương, chịu
trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và Hội đồng nhân dân cấp trên
C. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm
chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên
Câu 6: Chủ tịch UBND tỉnh có nhiệm vụ nào sau đây:
A. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết sai trái của HĐND cùng cấp
B. Lãnh đạo, điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh
đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
C. Hàng năm báo cáo Chính phủ về tình hình kinh tế-xã hội ở địa phương.
Câu 7: Thường trực HĐND có nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây:
A. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.
B. Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội ở địa phương
C.Phòng chống thiên tai, bảo đảm tài sản của nhà nước và của công dân
Câu 8: Ban văn hóa – xã hội của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trong các
lĩnh vực:
A. Giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, khoa học, thể dục, thể thao và chính sách tôn giáo ở địa
phương
B. Giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao và chính sách dân tộc, tôn giáo ở
địa phương
C. Giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin, thể dục, thể thao và chính sách tôn giáo ở địa
phương
TRẮC NGHIỆM LUẬT TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
2
Câu 9: Ban kinh tế – ngân sách của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương chịu
trách nhiệm trong các lĩnh vực:
A. Kinh tế, ngân sách, khoa học, công nghệ, tài nguyên trên địa bàn thành phố trực thuộc trung
ương.
B. Kinh tế, ngân sách, giao thông, xây dựng, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi trường
trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
C. Kinh tế, ngân sách, đô thị, giao thông, xây dựng, khoa học, công nghệ, tài nguyên và môi
trường trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
Câu 10: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân là:
A. Cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành,
lĩnh vực ở địa phương
B. Cơ quan thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên
C. Cả A và B
Câu 11: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND về :
A. Tổ chức, biên chế và công tác
B. Tổ chức, biên chế, công tác và kiểm tra về nghiệp vụ
C. Tổ chức, biên chế và kiểm tra về nghiệp vụ
Câu 12: Nội dung nào sau đây không phải nguyên tắc phân định thẩm quyền của chính
quyền địa phương
A. Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ nhiệm vụ
quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp đối với các hoạt động kinh tế – xã hội trên địa
bàn lãnh thổ;
B. Chính quyền địa phương được bảo đảm nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được
phân quyền, phân cấp và chịu trách nhiệm trong phạm vi được phân quyền, phân cấp.
C. Chính quyền địa phương được trao quyền để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân
quyền, phân cấp.
Câu 13: Việc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương phải phù hợp với:
A. Điều kiện, đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo
B. Đặc thù của các ngành, lĩnh vực
C. Cả A và B
Câu 14: Việc phân quyền cho mỗi cấp chính quyền địa phương phải được quy định trong:
A. Các luật
B. Các văn bản qui phạm pháp luật
C. Các văn bản pháp luật của cơ quan phân quyền
Câu 15: Nội dung nào sau đây không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở
tỉnh:
A. Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn tỉnh.
B. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương ủy quyền
C. Lãnh đạo các cơ quan nhà nước hoạt động trên địa bàn tỉnh
Câu 16: Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm:
A. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng
ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh
B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban
của Hội đồng nhân dân
3
C. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban
của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh. các Tổ trưởng tổ đại biểu HĐND
tỉnh
Câu 17: Hội đồng nhân dân tỉnh có quyền:
A. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh
B. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện
C. Cả A và B
Câu 18: Hội đồng nhân dân tỉnh không có nhiệm vụ, quyền hạn nào sal đây:
A. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
tỉnh
B. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
C. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Giám đốc các sở
Câu 19: Nội dung nào sau đây không phải nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân
tỉnh trong lĩnh vực kinh tế, tài nguyên, môi trường:
A. Quyết định các biện pháp khác để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh theo quy định
của pháp luật
B. Quyết định chủ trương, biện pháp cụ thể để khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế
tham gia cung cấp các dịch vụ công trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật
C. Quyết định biện pháp quản lý, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực ở địa phương; biện pháp tạo
việc làm, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, vệ
sinh lao động
Câu 20: Nội dung nào sau đây không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh:
A. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
B. Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, các phương tiện làm việc và ngân
sách nhà nước được giao trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật
C. Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh
Câu 21: Nội dung nào sau đây không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND
tỉnh:
A. Lãnh đạo, điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh
đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
B. Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp
công dân theo quy định của pháp luật
C. Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh
Câu 22: Nội dung nào sau đây không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND
tỉnh:
A. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh
B. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện
C. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện
Câu 23: Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thành lập:
A. 4 ban gồm: Ban pháp chế, Ban kinh tế – xã hội, Ban văn hóa – dân tộc, Ban đô thị
B. 4 ban gồm: Ban pháp chế, Ban kinh tế – ngân sách, Ban văn hóa – xã hội, Ban đô thị
4
C. 4 ban gồm: Ban pháp chế, Ban kinh tế – ngân sách, Ban Dân tộc, Ban đô thị
Câu 24: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có:
A. Không quá năm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
B. Năm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
C. Ít nhất năm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Câu 25: Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực
HĐND:
A. Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương thực hiện
các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
B. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật tại địa phương
C. Thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án
Câu 26: Ủy ban nhân dân họp bất thường trong trường hợp nào sau đây:
A. Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quyết định
B. Theo yêu cầu của HĐND cùng cấp
C. Theo yêu cầu của Chủ tịch UBMTTQ cùng cấp
Câu 27: Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc trong thi hành công vụ:
A. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
B. Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
C. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp
rõ ràng

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);