Các bí kíp tiết kiệm tiền và một số qui luật tiền bạc

Các bí kíp tiết kiệm tiền và một số qui luật tiền bạc. Nếu còn đang băn khoăn bạn có thể làm gì để bắt đầu tiết kiệm tiền, hãy thử làm theo các mẹo mà Ngolongnd đã đúc kết tổng hợp dưới đây.

Các bí kíp tiết kiệm tiền và một số qui luật tiền bạc
Các bí kíp tiết kiệm tiền và một số qui luật tiền bạc

1. Mở bank statement ra coi tiền mình đi đâu

Lần đầu mình mở bank statement của mình ra, mình không dám tin vào mắt mình. Có những khoản mình xài không nghĩ gì nhiều mà gom lại mới thấy phung phí một đống tiền: tiền ăn ngoài, tiền mua cà phê sáng, tiền mua đồ chơi, quần áo vô bổ, mua về rồi không mặc quăng đó, vân vân. Nên những cái nào không cần thiết mình hạn chế lại.

Thẻ tín dụng: mình có 1 cái thôi, shop vòng vòng coi cái nào vừa có cho điểm, vừa có bảo hiểm du lịch miễn phí kèm theo mà phí mỗi năm rẻ. Xài thẻ nhớ trả đúng hẹn, nhớ trả hết sạch mỗi tháng đừng để đóng lời, đừng xài quá giới hạn. Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc sử dụng credit card khiến bạn mua sắm vô tội vạ hơn bởi cách thức trả tiền bằng credit card có thể đánh lừa bộ não của bạn. Trong khi đó, việc tiêu xài bằng tiền mặt sẽ mang lại cảm giác mất mát rõ ràng.

Rõ ràng credit card mang đến nhiều thuận tiện, cho đến khi bạn phải đối mặt với món nợ ngân hàng hàng tháng. Một mẹo khác là bạn có thể sử dụng debit card thay vì credit card, bởi bạn vẫn có thể sử dụng thẻ trong giao dịch (nếu bạn quan tâm đến mức độ tiện lợi của nó) nhưng sẽ chỉ trong khả năng chi trả của bạn. Ít nhất, bạn sẽ không phải nơm nớp lo lắng với một khoản nợ không đáng có.

2. Ghi chép chi tiêu

Bước đầu tiên để bắt đầu tiết kiệm là xác định tổng số tiền bạn chi tiêu hàng tháng. Hãy theo dõi mọi khoản chi, từ tiền mua cà phê, báo, đồ ăn cho đến tiền nhà, điện nước mà bạn trả bằng tiền mặt… Khi đã có dữ liệu cùng với bank statement, hãy phân loại từng khoản, ví dụ như xăng, tạp hóa, trả nợ… Các bạn lần theo từng transaction của bank statement, tự hỏi coi có cái nào giảm được không. Ví dụ bảo hiểm nhà, nếu mắc nên tham khảo coi có làm cách nào rẻ hơn được không. Lần trước mình đổi bảo hiểm tiết kiệm được mấy trăm/năm á mà cover không khác nhiều. Tương tự bảo hiểm xe, tiền internet, tiền điện v.v.

3. Kinh nghiệm mua sắm

Nhiều lúc chúng ta mua sắm vì cảm xúc, chứ không phải cần thiết. Để cắt giảm chi phí không thực sự cần, bạn nên tuân theo quy tắc 24 giờ. Hãy đợi một ngày rồi mới mua hàng. Cảm xúc sẽ dịu xuống và cuối cùng bạn có thể nhận ra mình có muốn món đồ đó không. Một khi áp dụng quy tắc này bạn sẽ ngạc nhiên về số lượng đồ đạc đã tránh phải rước về nhà. Ví dụ: đi shop thấy cái đầm hay đôi giày đẹp quá, muốn mua nhưng mà đặt xuống, chụp cái hình lại, về nhà 1 ngày sau (hoặc lâu hơn là 3 ngày) nếu vẫn còn muốn mua thì hãy chạy ra mua. 

Shop thì cái nào mình xài nhiều, canh nửa giá, canh sale rẻ mua về nhiều nhiều. Khi đi mua sắm nhớ làm thẻ tích điểm.

Những tài sản không tăng giá, mất giá theo thời gian, như xe, điện thoại, đồ nội thất, đồ điện tử, nếu không cần thiết mua cái nào vừa đủ xài và tránh mượn nợ lời cao để mua, xe mua nhớ tránh cái nào quá cũ, hồi mình mới mua chiếc xe quá cũ về sửa tốn tiền quá chừng. Điện thoại xài, mình hay mua cái điện thoại rẻ rẻ, trả đứt (có chụp hình đẹp để chụp hình cho bé) rồi tìm cái plan tháng nào rẻ, hoặc trả trước nếu ít dùng.

Bạn cũng có thể áp dụng Quy tắc 50-30-20 cho việc chi tiêu. Cố vấn tài chính nổi tiếng thế giới Sallie L. Krawcheck đưa ra một lời khuyên rất hữu ích cho những ai muốn học cách quản lý chi tiêu, bao gồm việc dành ra 50% khoản tiền bạn kiếm được cho các nhu cầu thiết yếu (điện nước, tiền nhà, nhu yếu phẩm, thực phẩm, phương tiện, vân vân), 30% cho những thứ bạn “muốn” (những điều khiến bạn vui như du lịch, xem phim, v.v.), và 20% để cho bạn trong tương lai (tiết kiệm, đầu tư hay trả nợ).

4. Lên kế hoạch tiết kiệm

Sau khi lập ngân sách cho từng khoản chi tiêu, hãy cố gắng bỏ ra 10-15% thu nhập để tiết kiệm. Nếu chi tiêu của bạn nhiều tới mức chẳng tiết kiệm được là bao, hãy giảm bớt. Để làm vậy, hãy xác định những khoản không cần thiết bạn có thể giảm bớt như giải trí, ăn uống bên ngoài. Đồng thời, bạn cần cân nhắc giảm những khoản thường xuyên như thực phẩm và hình thành thói quen tiết kiệm.

5. Đi mua sắm một mình

Đi mua sắm với bạn bè, chắc chắn bạn sẽ tiêu nhiều tiền hơn, do ghé thăm nhiều nơi, nhận được nhiều cổ vũ. Hơn nữa, tâm lý chung của nhiều người là muốn mình bằng bạn bằng bè, nên thường sẽ chi nhiều tiền hơn.

Vì thế khi gặp bạn bè hãy đi công viên, cà phê thay vì cùng mua sắm. Cũng đừng bao giờ lấy mua sắm để giải khuây.

6. Kết bạn với những người có cùng chí hướng

Đi chơi với người “chi tiêu thoải mái” một cách thường xuyên thì bạn sẽ không thể nào đạt được mục tiêu tiết kiệm đã đưa ra. Hãy tìm đến người có cùng chí hướng trong việc tiết kiệm để bạn có thể đi đúng hướng và còn có thể chia sẻ với nhau các mẹo hay khác.

7. Tạo ra “quỹ khẩn cấp” cho riêng mình

Một khi đã có một khoản tiết kiệm nhất định (thường là ít nhất 3-6 tháng chi phí sinh hoạt) gửi ngân hàng, bên cạnh khoản 20% mỗi tháng bạn dành cho “tương lai” cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với những gì bạn có thể hình dung.

Bạn có thể muốn nghỉ việc bất cứ lúc nào, hay chỉ đơn giản là cần một khoản tiền khẩn cấp, việc có sẵn tiền dành riêng cho việc giúp bạn vận hành dù cuộc sống có thay đổi theo ngã rẽ như thế nào là cách thông minh nhất bạn có thể làm.

8. Bí kíp tiết kiệm tiền tự động

Hầu như tất cả ngân hàng đều có dịch vụ tiết kiệm tự động từ tài khoản của khách. Bạn có thể lựa chọn thời gian và khoản tiền tiết kiệm định kỳ. Tự động chuyển tiền tiết kiệm giúp bạn bận tâm tới việc này và cũng không có ý định tiêu số tiền đó.

9. Dạy con tiết kiệm

Dạy con tiết kiệm
Dạy con tiết kiệm

Nhà có bé nhỏ tầm 4 tuổi trở lên, nên mua con heo đất, có tiền xu đưa cho bé bỏ vào, giải thích cho bé hiểu đây là tiền mình tiết kiệm, lâu lâu lôi heo ra đếm tiền, rồi khi bé lớn mở cho bé cái tài khoản riêng bỏ vào đó, lâu lâu cho bé kiểm tra coi được bao nhiêu rồi, tiền lì xì này nọ cho bé tiết kiệm luôn, rồi nếu bé xin cái gì lớn, ví dụ xe đạp thì giải thích cho bé là con tiết kiệm thêm sẽ đủ tiền mua xe đạp, nhớ khen bé khi bé đủ tiền mua…

Mình đi làm thấy nhiều gia đình dẫn bé lên bank bỏ tiền vô tk tiết kiệm, các bé nào có tiết kiệm từ nhỏ như vậy thành thói quen, bé lớn tí rất giỏi và độc lập khoản tiền bạc luôn. Và bé cũng biết quí đồ đạc, biết quí giá trị đồng tiền hơn. Ngoài ra, không mua quá nhiều đồ chơi cũng như quần áo đắt tiền không cần thiết cho trẻ. Khuyến khích trẻ chơi đùa ngoài trời nhiều hơn là chăm chăm vào đồ chơi và các thiết bị điện tử.

Kết luận Các bí kíp tiết kiệm tiền và một số qui luật tiền bạc

Cái này là kinh nghiệm đúc kết từ bản thân và tham khảo, chỉ dành cho nhà nào muốn tiết kiệm, chắc chắn sẽ không áp dụng được hết với mỗi nhà. Mình thấy đa số người Việt Nam mình tiết kiệm khá tốt. Theo mình quản lí tiền bạc là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mình, quản không tốt và xài quá tay, lún vào nợ xấu như nợ thẻ, nợ personal loan lời cao mà trả hoài không thấy bớt có thể làm mình stress, ảnh hưởng đến rất nhiều mặt của cuộc sống mình, nhất là trong thời điểm dịch dã hiện nay. Những người tiết kiệm họ sẽ có cuộc sống ít áp lực hơn. Và khi những người tiết kiệm xem việc tiết kiệm là một trò chơi thú vị, thì những gì họ đạt được trong quá trình đó chính là động lực thúc đẩy để họ làm tốt hơn và đạt mục tiêu nhanh hơn. Nếu không tự đặt cho mình những thử thách thì sẽ không thể biết được khả năng tiết kiệm tiền của bản thân “kỳ diệu” đến mức nào, đúng không?

Chúc các bạn học cách tiết kiệm thành công!

 

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);