Tự học ở đại học : Học đại học như thế nào cho hiệu quả

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỎI Ở ĐẠI HỌC ,Học ở đại học như thế nào,
Học đại học như thế nào cho hiệu quả,
Tự học ở đại học,
Kỹ năng học tập bậc đại học,
Phương pháp học đại học dành cho sinh viên năm nhất,
Tiểu luận phương pháp học tập ở bậc đại học,
Cách qua môn ở đại học,
Quá trình học tập của sinh viên hiện nay

Tự học ở đại học : THẾ NÀO LÀ GIỎI?

 
Trước hết, cần phải định nghĩa thế nào là GIỎI đã. “Theo tôi” (tức là ý kiến cá nhân nên miễn bình luận) thì GIỎI tức là phát triển toàn diện về mọi mặt, và cái “mọi mặt” đấy ở đây lại theo tôi là:
1. Kiến thức chuyên môn
2. Kỹ năng mềm (giao tiếp, thuyết trình, kiểm soát công việc, quản lý thời gian…)
3. Tin học
4. Tiếng Anh
5. Một vài thứ hay ho gì đấy mà bạn đam mê hay còn gọi là tài lẻ của bạn: nhạc cụ, vẽ vời…
Có thể còn nhiều thứ khác cần phải GIỎI nhưng theo tôi nhiêu đó hành trang là quá đủ rồi cho một tương lai tốt đẹp rồi.
 

TẠI SAO LẠI CẦN MẤY THỨ ẤY?

 
1. Kiến thức chuyên môn là cái cần câu cơm cho cả cuộc đời của bạn về sau này. Cái này không những cần phải GIỎI đơn thuần mà càng phải SÂU thì càng có giá trị. Làm được những việc mà người khác không làm được, giá trị ắt được đẩy lên cao. Tôi hay nói vui với các học viên của tôi là “làm giàu không khó” bằng cách gõ cửa doanh nghiệp “cộc cộc cộc” và bảo “Anh có muốn thuế của anh giảm xuống 1 nửa mà vẫn đảm bảo các quy định của pháp luật không? Tuyển em, em làm được việc ấy”.
 
2. Kỹ năng mềm (giao tiếp, thuyết trình, kiểm soát công việc…): nếu kiến thức chuyên môn vững là cái thân thì kỹ năng mềm giống như đôi cánh. Một cái thân mạnh khỏe kết hợp với đôi cánh rộng sẽ giúp bay cao bay xa. Tuy nhiên, có nhiều bạn bị “lệch” về kỹ năng mềm ở bậc ĐH. Nghĩa là những bạn này tham gia hoạt động thì rất ổn nhưng khi đụng đến kiến thức chuyên ngành thì tậm tịt, muốn làm SẾP thì phải biết tất tần tật mọi thứ chứ không chỉ mỗi kỹ năng.
 
3. Tin học: cái này sẽ hỗ trợ xử lý công việc nhanh hơn. Ngoài ra, am hiểu về tin học sẽ biết cách xử lý các “lỗi” liên quan đến máy tính, đỡ bị stress :3 Một lý do nữa là biết cách bảo mật thông tin, vấn đề này rất quan trọng nhưng hầu như bạn nào làm ở công ty lớn mới hiểu.
 
4. Tiếng Anh: nếu công việc yêu cầu sử dụng tiếng Anh thì nó là điều chắc chắn. Còn nếu không, thì việc GIỎI tiếng Anh sẽ giúp tiếp cận nhiều tài liệu, kiến thức chuyên ngành cũng như mang lại các cơ hội về học tập, việc làm về sau. Tuy nhiên, cái này cần nhìn nhận thực tế chứ đừng có nghe mấy ông thầy dạy tiếng Anh chém gió đến nỗi cứ nghĩ có tiếng Anh là có tất cả, thật nguy hiểm :v
 
5. Một vài thứ hay ho gì đấy mà bạn đam mê hay còn gọi là tài lẻ của bạn: nhạc cụ, vẽ vời…: trong bất kể công ty nào cũng có các hoạt động team building hay hoạt động xã hội. Hòa nhập và nội bật giữa
 

ĐO LƯỜNG THẾ NÀO?

 
1. Kiến thức chuyên môn: học đạt loại GIỎI ở trường. Đừng tưởng chỉ có “Ta” mới căn cứ bằng cấp, “Tây” nó cũng thế thôi. Bạn không thể bảo bạn chăm chỉ, bạn cẩn thận, bạn có khả năng nghiên cứu mà kết quả học tập của bạn lại chả đâu vào đâu. Nhưng theo tôi thì cái học được ở trường mới chỉ là căn bản, để “nổi bật” hơn giữa hàng nghìn con người tốt nghiệp đại học cùng với bạn thì cần có một cái gì đấy để nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn ra bạn là người đặc biệt. Ví dụ, ngoài việc học tập ở trường ra thì bạn theo đuổi thêm một cái chương trình học như ACCA, Aus CPA hay mới đây có ACA chẳng hạn.
 
2. Kỹ năng mềm: cái này tôi không biết phải đo lường cụ thể như thế nào nhưng túm cái váy lại là thế này: bạn có thể hiểu được tất cả các khâu tổ chức của một chương trình lớn ở trường ĐH, bạn có thể đứng lên trước vài trăm đến cả nghìn sinh viên để nói về một vấn đề gì đấy mà không còn bị run… Đấy, chỉ cần thế thôi :))
 
3. Về tin học thì bạn cần hiểu về các hàm trong excel, đừng tốn tiền đi học thêm làm gì. Học mà không có thực tế làm việc thì cũng vứt, excel thì học nền thật tốt ở trường là đã đủ rồi. Ngoài excel ra thì nên tìm hiểu thêm về những thứ căn bản khác như cài đặt máy in, căn chỉnh tài liệu, số liệu, tìm kiếm và sắp xếp tài liệu… Cái này cũng khó đo lường, thôi thì bạn cứ đạt điểm A đối với môn tin học văn phòng ở trường đi. Nhiều bạn có hỏi về mở lớp thì tôi không dạy cái này, chả có gì để dạy cả, tôi chỉ dạy qua yêu cầu công việc đối với nhân viên. Tuy nhiên nếu bạn nào thích thì tự tập hợp lại rồi xếp lịch, tôi sẵn sàng hướng dẫn dạy MIỄN PHÍ cách lập báo cáo tài chính bằng excel luôn cho hoành :))
 
4. Tiếng Anh: kỹ năng ĐỌC HIỂU là quan trọng nhất, bởi đi làm sẽ đọc tài liệu rất nhiều. Các kỹ năng khác thì xếp theo thứ tự ưu tiên là Nghe => Viết => Nói. Có nhiều bạn sẽ phản đối cái câu này của tôi nhưng đây là nhận định trên cơ sở thực tế làm việc đối với cử nhân mới tốt nghiệp. Đương nhiên là tùy từng công việc sẽ có thứ tự ưu tiên khác đi, tuy nhiên ở đây tôi nói về đa số. Trái với thực trạng học tiếng Anh hiện nay đang tập trung quá nhiều vào hình thức, làm cho người học nghĩ mình GIỎI thì tôi chỉ nhớ đến cái ngày bắt đầu thực tập ở EY được vứt cho một đống tài liệu toàn bằng tiếng Anh và chỉ duy nhất một kỹ năng được áp dụng là ĐỌC sao cho HIỂU để LÀM. Để đo lường cái này cũng “khó”, thôi tốt nhất cứ lấy cái TOEIC 2 kỹ năng Nghe Đọc ra để đo thì tôi nghĩ rằng mức điểm từ 600 đổ lên là ổn. Tuy nhiên, thế chưa đủ bởi nó mới chỉ ỔN, còn để đọc được tài liệu chuyên ngành thì tốt nhất bạn download cái quyển này về và đọc từ đầu đến cuối thấy HIỂU thì tôi nghĩ khả năng đọc của bạn rất tốt. Link download: http://tinyurl.com/qjhe9xp
5. Thể hiện tốt một tài lẻ nào đó. Tốt theo tôi có nghĩa là sau này bạn có thể đứng lên biểu diễn trước toàn bộ công ty của bạn trong một buổi gala cuối năm chẳng hạn.
 

TÔI ĐÃ LÀM GÌ?

 
Đây là những thứ thực tế tôi đã làm đối với thời sinh viên của mình, tôi chẳng là gì so với bạn của tôi nhưng thôi bạn cứ xem tạm đi. Muốn tìm hiểu xem những “bạn của tôi” nào hoành tráng thì inbox tôi cho contact mà tự liên hệ để học hỏi.
 
1. Kiến thức chuyên môn: tốt nghiệp HV Tài chính loại GIỎI, bắt đầu học CAT (ACCA) từ năm 3.
 
2. Kỹ năng mềm: làm Bí thư ở lớp ĐH. Ngoài ra còn tham gia các CLB ở trường như CLB Tin học, thành lập CLB Guitar. Kết quả từ một người nhút nhát, ít nói trở nên biết cách nói chuyện (chém gió), biết cách tổ chức chương trình và cũng thử sức làm MC trong một chương trình Guitar (không quá tệ nhưng tệ)… Sau đấy đã học hỏi và hoàn thiện bản thân hơn rất nhiều.
 
3. Tin học: chả biết phúc thế nào nhưng được cái yêu thích tin học nên ngay từ năm 1 tôi đã tự học và nhuyễn luôn về Excel, Win, Web… Tự vọc và làm được mấy thứ linh tinh như web, forum cho CLB Guitar. Sau này đi làm, kiến thức về tin học đã hỗ trợ rất nhiều trong công việc. Đôi khi chỉ cần biết mấy cái mã HTML cơ bản cũng đã ứng dụng tuyệt vời rồi :)) Am hiểu Photoshop còn giúp tính thẩm mỹ được nâng lên, đến sau này khi phải phê duyệt các mẫu băng rôn, tờ rơi cho BST thì tôi mới ứng dụng nó rất nhiều.
 
4. Tiếng Anh: việc theo học chương trình CAT (ACCA) làm cho vốn từ vựng và khả năng đọc hiểu của tôi tăng nhanh chóng. Ngồi học trong lớp có giảng viên nước ngoài làm cho khả năng nghe tiếng Anh phải nâng lên. Lúc đầu có rối ren nhưng sau đấy thì quen. Trước đấy thì tôi cũng chỉ có nền tiếng Anh từ cấp 3 đi lên thôi. Đến lúc đi xin việc thì cũng bập bè nhưng đủ dùng và hạ gục nhà tuyển dụng. Tôi thấy nhiều bạn bây giờ có tiếng Anh tốt hơn tôi ngày xưa nhưng lại hơi thiên về mảng giao tiếp. Còn tiếng Anh của tôi ngày xưa thì nhắc lại là bập bẹ và đương nhiên là kém xa các bạn Ngoại Thương nhưng tôi đi thi vẫn đỗ :3
 
5. Về tài lẻ thì chắc Guitar là cái nổi bật nhất. Tôi cũng đã được vài lần gây ra thảm họa ở nơi tôi làm việc nhưng nói chung là nhiều người trong công ty biết đến tôi một cách nhanh chóng :))
 

AI DẠY BẠN GIỎI?

 
Giờ thì mấy cái đấy biết học ở đâu? Tôi có thể gợi ý cho bạn một số ý sau, còn lại vẫn là do bạn tự xác định, tự tìm cho phù hợp. Cái thân của bạn thì bạn tự lo chứ, sau này sướng khổ do bạn chịu, đừng đổ lỗi cho ai khác :))
 
1. Kiến thức chuyên môn: Ngoài giờ học ở trường thì chịu khó lê la các diễn đàn, group về chuyên ngành để học hỏi thêm, nhất là về kinh nghiệm thực tế. Nếu được thì xin đi làm thêm như làm kế toán (nếu bạn học kế toán), quản lý quán ăn (nếu bạn học marketing, quản trị)… Ngoài ra, các chương trình học của nước ngoài như tôi nói ở trên thì bạn tìm hiểu và đi học đi. Đừng bảo tôi là không có tiền nên chưa học được: NGỤY BIỆN! Bạn cần thì tôi inbox cho vài người đã tự học mà học hỏi kinh nghiệm người ta. Tuy nhiên, nói trước là sẽ vất vả đấy.
2. Kỹ năng mềm: các CLB tôi thấy năm nào cũng tuyển hoành tráng được một mớ thành viên mới xong rơi rụng dần. Chính những người trụ lại tới cùng là người sẽ học hỏi được nhiều nhất. Tham gia các hoạt động ở trường với tư cách tổ chức hay đi làm thêm là cách phát triển kỹ năng rất tốt.
 
3. Tin học: học ở trường rồi, bạn nên kiếm “job” gì đấy đi làm thêm để biết cách ứng dụng. Ví như nhân viên của tôi làm hỏng cái máy in vài lần thì giờ cũng biết in tài liệu và xử lý kẹt giấy như thế nào. Tin học có những thứ “nhỏ bé” quá nên ở trong sách vở người ta không dạy đâu.
 
4. Tiếng Anh: các kỹ năng cứ phát triển hết, giỏi được toàn diện thì tốt. Học ở trung tâm hoặc tham gia các hoạt động bắt buộc sử dụng tiếng Anh sẽ giúp bạn phát triển tốt nhất. Đừng có nghe mấy cái phương pháp học tiếng Anh siêu việt, được như thế thì người Việt biết nói tiếng Anh hết rồi. Phương pháp nào đi chăng nữa, thầy giỏi hay thầy dở thì cái chung nhất vẫn là học tập và ứng dụng hàng ngày. Như vậy, môi trường là cái quan trọng, đi mà tìm nó thôi.
 
5. Tài lẻ: tự xem lại mình thích một cái gì đấy mà học đi thôi: cầm, kỳ, thi, họa… 😃 Tham gia các hoạt động chung hay tìm thầy mà học thì đó là do bạn thôi.
 
Thế thôi, nhiêu đó đủ vùi dập 4 năm học ĐH của bạn rồi :)) Nhân tiện nhắc lại một lần nữa là cái này viết theo ý hiểu của tôi và cách làm của tôi. Bạn có thể chọn cách khác cho phù hợp với bạn, miễn sao kết quả tốt là được.
 
By Truong Duc Thang (ACCA, CIA, MSc)

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);