Hướng dẫn lĩnh bảo hiểm thất nghiệp: Thủ tục và nơi lãnh bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội. Mức lĩnh bảo hiểm thất nghiệm mới nhất hiện nay. Hà Nội hiện có 12 quận và 17 huyện. 12 quận gồm: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hà Đông
Nội dung chính:
Nơi lãnh bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội
Theo Thông báo của Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội, hiện nay trên toàn thành phố có 07 điểm đăng ký bảo hiểm thất nghiệp phân theo từng khu vực, cụ thể:
1. Điểm Yên Hòa
Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội
Địa chỉ: Số 215 Phố Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.7822.806 (máy lẻ 101, 411, 305, 306)
2. Điểm Hà Đông
Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội
Địa chỉ: Số 144 đường Trần Phú, Q. Hà Đông, Hà Nội.
3. Điểm Bách Khoa
Địa chỉ: Số E6B ngõ 33, Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.8691.401 (máy lẻ 14, 27, 29)
4. Điểm Long Biên
Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Quang Trung
Địa chỉ: Ngõ 403, tổ 14 Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.6740.595
5. Điểm Sóc Sơn
Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Sóc Sơn
Địa chỉ: Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội.
Điện thoại: 0242.2468.928
6. Điểm Đông Anh
Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long
Địa chỉ: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Điện thoại: 024 3.9555.248
7. Điểm Sơn Tây
UBND phường Phú Thịnh, Thị xã Sơn Tây
Địa chỉ: Số 136 Phố Hàng, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Điện thoại: 0243.2979.223
Mức trợ cấp thất nghiệp hiện nay
Trong đó, tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 có quy định:
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Như vậy: Căn cứ quy định trên thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng của NLĐ nhận trợ cấp thất nghiệp năm 2021 cụ thể như sau:
– Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng bằng 05 lần mức lương cơ sở tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.
Trong đó, mức lương cơ sở năm 2021 được áp dụng theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP, cụ thể là 1.490.000 đồng/tháng.
Nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là 5.0 x 1.490.000 đồng/tháng = 7.450.000 đồng/tháng.
– Đối với NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng bằng 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.
Trong đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2021 được áp dụng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
+ Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
+ Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
+ Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng đối với NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sẽ tương ứng như sau:
+ Mức hưởng tối đa tại vùng I là 22.100.000 đồng/tháng.
+ Mức hưởng tối đa tại vùng II là 19.600.000 đồng/tháng.
+ Mức hưởng tối đa tại vùng III là 17.150.000 đồng/tháng.
+ Mức hưởng tối đa tại vùng IV là 15.350.000 đồng/tháng.