Chia sẻ cách học và ôn Kiến thức chung công chức Thuế và Kho bạc NN!. Mong những chia sẻ sau đây có thể hữu ích cho các bạn trong kỳ thi công chức Thuế và Kho bạc sắp tới
Đối với môn Kiến thức chung, hiện tại các bạn sẽ thi trắc nghiệm trên máy tính nên dễ hơn nhiều so với đề thi tự luận trước đây. Tất cả câu trắc nghiệm đều gói gọn trong Hiến pháp, các văn bản Luật và 1 số văn bản khác. Chỉ cần sắp xếp thời gian hợp lý và có phương pháp học sẽ dễ dàng đạt đc.
Nội dung chính:
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu
Đầu tiên, bạn phải nắm đc nội dung môn KTC theo NĐ 161/2018 gồm những văn bản Luật nào rồi lên mạng download (mình thấy cũng có nhiều bạn đã share rồi, các bạn tải về cho lẹ, nhớ cập nhật thêm các VB sửa đổi, bổ sung là được).
Bước 2: Bặt dầu sắp xếp thời gian để học (mình khuyên lạ mn nên học Hiến pháp 2013 trước nhé, trong đây có nhiều quy định lặp lại trong Luật tổ chức QH, Luật tổ chức Chính phủ,…)
+Đọc qua Hiến pháp, các văn bản Luật để nắm các nội dung chính sau đó tự mình tóm tắt các ý quan trọng ra 1 tờ giấy cho mỗi chủ đề (có thể là vẽ sơ đồ, lập bảng so sánh, hoặc chỉ đơn giản là ghi vài cái ghi chú cũng đc). Lúc trước mình cũng sử dụng cách này và đã thành công, mỗi chủ đề là tự lập ra vài sơ đồ, bảng tóm tắt và thấy rất hiệu quả, đặc biệt nó sẽ là bùa giúp bạn có thể hệ thống lại kiến thức trước lúc thi 1 cách nhanh nhất. Mình gửi các bạn tham khảo vài bảng tóm tắt, mẹo học, hy vọng hữu ích cho các bạn !
Hiến pháp 2013: với mỗi cơ quan thì nên ghi chú lại các đặc điểm, hay nhiệm vụ, quyền hạn riêng biệt so với các cơ quan khác. Ví dụ: cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất =>Quốc hội; cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương => HĐND; cơ quan hành chính nhà nước cao nhất => Chính phủ,….Tốt nhất là nên lập bảng tóm tắt so sánh giữa Quốc hội,UBTVQH,Chính phủ,….để không bị đánh lừa khi làm trắc nghiệm.
Luật tổ chức QH, Luật tổ chức Chính phủ: nếu đã học qua Hiến pháp thì các bạn sẽ thấy dễ dàng khi đọc 2 Luật này, chỉ cần cập nhật thêm 1 số nội dung riêng biệt là được, ví dụ như các Ủy ban của Quốc hội, số lượng đại biểu QH, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang bộ,…
Luật cán bộ, công chức: nội dung này ra thi rất nhiều, bạn phải học kỹ. Đối với Luật CBCC cần phải có mẹo học để không bị nhầm lẫn giữa các định nghĩa, đề đã ra thi hay hỏi về các định nghĩa gần gần giống nhau, ví dụ cơ quan sử dụng công chức-cơ quan quản lý công chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, biệt phái,…. Cách tốt nhất là bạn tự chế ra các câu thần chú để không bị nhầm lẫn, ví dụ câu thần chú của mình để giải quyết các câu trắc nghiệm nội dung trên là “KHÔNG-BÃI-BỘ/ HẠ-GIÁNG-CÔNG/ NHIỆM-BIỆT-CÔNG” (mình có đính kèm, các bạn xem sẽ rõ hơn).
Luật ban hành văn bản quy pham pháp luật: luật này hơi bị khó học, cũng ra nhiều trong đề thi, tập trung vào thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan, chức danh. Ví dụ như Quốc hội ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết; Chủ tịch nước ban hành Lệnh, quyết định,….
Luật tổ chức chính quyền địa phương: học 1 cấp rồi suy ra các cấp còn lại, phần cơ cấu tổ chức của HĐND các cấp là chua nhất, rất khó nhớ về số lượng đại biều được bầu ở mỗi đơn vị hành chính, nhưng nếu các bạn chịu khó so sánh đối chiếu thì cũng sẽ giải quyết đc khó khăn trên vì nó sẽ có 1 quy tắc nhất định. Ví dụ HĐND có số lượng chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban, phó trưởng ban tuân theo nguyên tắc của câu thần chú “Có 1 – Không 2”
Tổ chức bộ máy cơ quan KBNN/Thuế: bạn cần nắm sơ đồ tổ chức bộ máy từ cao xuống thấp, sau đó rồi học nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp. Đề thi thường hỏi nhiệm vụ này là của đơn vị nào,….
Một số văn bản khác liên quan đến chuyên ngành: các bạn cũng đừng quá lo lắng vì số câu trắc nghiệm nội dung này cũng ko ra nhiều trong đề thi.
Bước 3: Luyện trắc nghiệm
+ Sau khi học mỗi chủ đề thì nên làm trắc nghiệm theo từng chủ đề đó. Ví dụ học xong Hiến pháp thì nên làm các câu trắc nghiệm liên quan đến Hiến pháp, sau đó mới chuyển qua chủ đề khác.
+ Khi đã học hết nội dung thì mới nên làm đề trắc nghiệm tổng hợp, như vậy sẽ hiệu quả hơn.
+ Các bạn nên phân bổ thời gian hợp lý để ôn đồng thời anh văn, kiến thức chung, chuyên ngành. Đến trước khi thi thì ôn lại. Nếu các bạn ôn KTC trước, đến lúc thi có thể sẽ quên nhưng khi đó, bạn đã có kiến thức rồi, việc ôn lại sẽ dễ dàng hơn và nhớ lâu hơn so với việc đợi gần thi mới học.
Bước 4: Lúc vào phòng làm bài thi
+ Giữ cho tinh thần thoải mái, làm quen với các bạn bên cạnh để bớt áp lực và thoải mái hơn.
+ Đây là cách mình áp dụng lúc làm bài thi:
Trước khi thi, bạn sẽ có 1 tờ giấy nháp, bạn dùng tờ giấy đó chia làm 2 cột, một cột ghi là “50/50”, cột còn lại ghi là ko biết. Khi đọc đề thi, câu nào biết thì làm trước, câu nào đang phân vâng hoặc ko biết thì cho qua, ko để mất nhiều thời gian cho 1 câu. Nếu câu nào đang phân vân thì ghi số thứ tự câu đó vào cột “50/50”, nếu câu đó thật sự ko biết thì ghi lại số thứ tự câu đó vào cột “không biết”.
Lý do: khi bạn có quả nhiều câu chưa làm thì tâm lý sẽ rất hoang mang, trong đầu lúc đầu sẽ rất rồi, bạn nên bình tinhc lại, nhìn vào tờ giấy các câu tại cột “50/50” thì đọc lại trước, lúc này phải quyết định chọn đáp án, ko đủ thời gian để xem lại lần nữa. Cuối cùng còn lại những câu thật sự ko biết thì giao lưu với bạn bên cạnh (nếu có thể), và đánh lụi 😂
Thời gian 60 phút sẽ đủ để các bạn làm bài và đọc lại đáp án trước khi bấm nộp bài.
Sau khi bấm nộp bài sẽ biết đc điểm và xem lại các câu làm sai.
Nếu vượt qua 30/60 câu thì chuẩn bị chiến đấu tiếp với môn anh văn 😁
Hy vọng là những chia sẻ trên có thể hữu ích đối với các bạn mới thi công chức Thuế lần đầu. Nếu cần chia sẻ thêm cách học, mẹo học hay thông tin gì thì các bạn cứ inbox mình nhé, nếu biết thì mình sẽ giải đáp nhé! Chúc các bạn sẽ thành công và trở thành những công chức tương lại!
Các bạn có thể làm đề thi thử trắc nghiệm KTC (60 câu/60 phút) bên dưới để hình dung sơ qua cấu trúc đề thi thật sẽ như thế nào nhé:
*Đề thi thử công chức Kho bạc:
https://ngolongnd.net/2021/08/de-thi-thu-cong-chuc-kho-bac-2021.html
*Đề thi thử công chức Thuế:
https://ngolongnd.net/2021/08/de-thi-thu-cong-chuc-thue-2021.html