Một bài viết hay phân tích hiểu sâu luật quản lý thuế- ôn thi công chức thuế

Một bài viết hay phân tích hiểu sâu luật quản lý thuế- ôn thi công chức thuế của Ông già Xứ Nghệ. Đây có thể coi là một kinh nghiệm ôn thi công chức thuế hay.Một trong dạng câu hỏi ngán ngẫm nhất phần Luật quản lý thuế mà mọi người thường phải gặp là hỏi về thời hạn bao nhiêu ngày.

Một bài viết hay phân tích hiểu sâu luật quản lý thuế- ôn thi công chức thuế
Một bài viết hay phân tích hiểu sâu luật quản lý thuế- ôn thi công chức thuế

Nào là anh phải nộp hồ sơ khai thuế lúc nào, nộp sau bao lâu thì bị ấn định, sau bao lâu nữa thì bị coi là vi phạm thủ tục về thuế. Hay cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế sau bao nhiêu ngày, nếu gặp sai sót thì phải kịp thời thông báo trong bao lâu.
Nhưng có một điểm chung là nếu thời hạn đó ít hơn hoặc bằng mười ngày thì 95% sẽ có 2 chữ “làm việc” đứng ngay sau đó. Nào là tám giờ làm việc, ba ngày làm việc, năm ngày làm việc, sáu ngày làm việc, mười ngày làm việc. Còn thời hạn mà lớn hơn mười ngày thì 100% sẽ không tồn tại 2 chữ “làm việc” ở phía sau. Thế nên hôm sau gặp đề nào mà có đáp án kiểu sau tám giờ, sau ba ngày, sau năm ngày, sau mười ngày hay sau hai mươi ngày làm việc, sau ba mươi ngày làm việc thì mọi người loại ngay luôn nhé.
Vậy 5% không đúng với quy luật đó là gì:
– Anh bị ấn định thuế khi anh nộp hồ sơ khai thuế sau mười ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. (Xem tại Điều 37 VBHN số 03)
– Chậm nhất là ngày thứ mười, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế. (Xem tại Điều 32 VBHN số 03)
– Anh xuất khẩu một mặt hàng gì đó, anh phải nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan quản lý thuế tám giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh. Ông Già nghĩ rằng trong trường hợp này, nếu mà một tàu hàng đó cứ vận hành theo kiểu giờ hành chính thì hàng hóa chắc chắn sẽ ứ đọng, chưa kể vấn đề này còn liên quan tới nhiều nước khác với nhiều múi giờ nên mọi thủ tục đều phải được vận hành 24/24. (Xem tại Điều 32 VBHN số 03)
Tiện đây, mình cũng chia sẽ luôn. Đề thi năm 2014 có hỏi một câu về thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Câu này nếu bây giờ các bạn sử dụng văn bản hợp nhất thì sẽ không thấy nữa, bởi vì quy định đã được bãi bỏ theo Luật số 106/2016/QH13, có hiệu lực từ 01/07/2016. Điều này có ý nghĩa gì? Sẽ không có bất kì một vùng cấm nào trong nội dung ra đề thi ở các Luật. Mọi người đừng có than vãn là thi công chức thuế sao lại hỏi về mấy cái liên quan đến hàng xuất nhập khẩu. Đơn giản, Tổng cục thuế đã nói rất rõ nội dung ra đề thi nằm trong Luật quản lý thuế… Luật có cái gì thì Tổng cục có quyền ra cái đó.
Luật quản lý thuế tương đối dài so với các Luật khác, nhưng theo Ông già nghĩ với thời gian ôn thi dài như thế này thì tại sao lại không ôn hết nhỉ, hay chăng thì sẽ có phần mình nghiền ngẫm lâu hơn, có phần mình sẽ đọc nhanh hơn mà thôi. Với vòng 1, nếu tiếng anh và tin 50 thì qua còn chuyên ngành mà 50 thì xác định đến 80% bạn sẽ trượt. Đó không những là bất lợi về điểm số mà còn bất lợi về tâm lý nữa. Vậy nên, đừng bỏ sót phần nào cả, một câu hỏi trắc nghiệm cũng rất đáng giá.

Có thể bạn quan tâm:

One thought on “Một bài viết hay phân tích hiểu sâu luật quản lý thuế- ôn thi công chức thuế

  1. Pingback: 웹툰 미리보기

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);