Một số câu hỏi phỏng vấn hay vào FPT bạn nên đọc

Một số câu hỏi phỏng vấn hay vào FPT bạn nên đọc :Có ít nhất 4 trong số 10 câu hỏi sau luôn được hỏi trong buổi phỏng vấn. Bạn có thể quá quen thuộc với chúng, nhưng hãy cẩn thận! Nếu không có cách trả lời phù hợp, bạn vẫn có thể bị loại ngay từ vòng đầu!

Một số câu hỏi phỏng vấn hay vào FPT bạn nên đọc
Một số câu hỏi phỏng vấn hay vào FPT bạn nên đọc

Câu hỏi 1: Hãy kể cho tôi nghe đôi điều về bạn 

Có đến 98% các cuộc phỏng vấn tuyển dụng bắt đầu bằng câu hỏi này. Đừng bao giờ kể “tràng giang đại hải” về tiểu sử bản thân ở đây! Cái NTD muốn nghe chỉ là một đoạn mô tả ngắn gọn chừng 2-3 phút về bạn và “vốn” bạn đã chuẩn bị để có thể ứng tuyển vào vị trí này (bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, thành tích đã đạt được…). Hãy chuẩn bị một vài điểm nhấn để quảng bá bản thân, nhưng phải phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển để tránh gây phản tác dụng. Chẳng hạn, bạn không nên “khoe”: “Tôi vừa hoàn thành một khóa học thiết kế đồ họa với kết quả xuất sắc” khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh hóa chất!

Câu hỏi 2: Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi? 

Khi hỏi câu này, NTD muốn kiểm tra xem bạn đã nghiên cứu, tìm hiểu về công ty trước khi đến dự phỏng vấn hay chưa. Đương nhiên là bạn cần nói tốt về công ty, nhưng đừng ca ngợi một cách sáo rỗng hay chỉ nói suông. Chẳng hạn, nếu bạn nêu lý do: “Tôi thích được làm việc trong những doanh nghiệp biết trân trọng người lao động như ở đây” thì nên giải thích thêm bạn dựa vào những thông tin, số liệu nào để đúc kết được điều này.

Câu hỏi 3: Bạn nghĩ lý do gì khiến chúng tôi nên tuyển dụng bạn? 

Đây lại là một cơ hội tốt để bạn quảng bá cho bản thân. Hãy chuẩn bị 3 điểm mạnh để “PR” cho mình. Tuy nhiên, chúng phải cụ thể và phù hợp với vị trí bạn nộp hồ sơ vì NTD luôn muốn tuyển “đúng người” cho “đúng việc”. Chẳng hạn, nếu ứng tuyển vào vị trí giám sát bán hàng, bạn có thể trình bày như sau: “Với 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng và đã giúp công ty cũ tăng doanh thu 20%, tôi tự tin mình sẽ đóng góp được nhiều nếu trở thành nhân viên công ty”.
Câu hỏi 4: Tại sao bạn lại rời bỏ công việc cũ?
Đây là một câu hỏi “nhạy cảm”. Phần đông tài liệu tư vấn nghề nghiệp khuyên bạn tuyệt đối không đề cập đến những điểm tiêu cực trong công việc cũ vì sẽ làm bạn “mất điểm” trong mắt NTD. Thật ra, điều này còn tùy thuộc vào NTD. Chị X, Phụ trách nhân sự ở Văn Phòng Điều Hành Công Trình tại TP. HCM của công ty Bouygues Batiment International (Pháp), đã từng đánh giá rất cao một ứng viên khi cô trả lời như sau: “Em không muốn làm việc trong một công ty mà quyền hành tập trung vào tay một Trưởng phòng (người Việt Nam). Với em, môi trường làm việc như vậy là không lành mạnh. Em cần một môi trường tốt hơn để phát triển sự nghiệp”. Theo chị X, ứng viên này là người thẳng thắn, có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm. Vì thế, cách tốt nhất là bạn đề cập một vài điểm tiêu cực (nếu có) ở công việc cũ nhưng đừng quên nhấn mạnh khía cạnh tích cực của lý do bạn ra đi như “Muốn thử sức ở một môi trường mới”.

Câu hỏi 5: Đâu là điểm yếu của bạn?

Cách hay nhất để trả lời câu hỏi này là thành thật thừa nhận điểm yếu của bạn, nhưng đồng thời phải chỉ ra được cách thức bạn đã khắc phục nó. Chẳng hạn nếu bạn từng yếu trong việc lập kế hoạch và quản lý thời gian thì hãy chỉ ra cách mà bạn đã khắc phục như lên lịch làm việc chi tiết vào đầu ngày rồi xếp mức ưu tiên cho từng công việc. Như vậy, NTD sẽ đánh giá bạn là người luôn quyết tâm cải thiện năng lực bản thân.

Câu hỏi 6: Khả năng làm việc nhóm của bạn có tốt không? 

Gần như tất cả mọi người đều trả lời “Tốt” hoặc “Khá tốt” đối với câu hỏi này. Tuy nhiên, chỉ trả lời như thế thôi thì chưa đủ để thuyết phục NTD. Bạn nên nói thêm về lợi ích của làm việc tập thể so với làm việc cá nhân và những yếu tố giúp bạn làm việc nhóm tốt. Đồng thời, bạn cần cho ví dụ về một dự án bạn đã tham gia thực hiện. Chẳng hạn: “Tháng 2 năm rồi, tôi nhận trách nhiệm quản lý dự án sản xuất phần mềm cho một bệnh viện. Do nhóm của tôi có một số người mới nên lúc đầu sự phối hợp giữa các thành viên chưa tốt. Sau đó, tôi cải tiến lại quy trình làm việc, đồng thời gia tăng việc đào tạo cho các thành viên mới. Nhờ vậy, mọi chuyện dần cải thiện. Cuối cùng, phần mềm đó được khách hàng nghiệm thu, đánh giá cao và đưa vào sử dụng ngay.”

Câu hỏi 7: Bạn đã bao giờ có mâu thuẫn với đồng nghiệp chưa? Bạn giải quyết mâu thuẫn này như thế nào?

Lưu ý đối với câu hỏi này, nếu bạn trả lời: “Tôi chưa bao giờ có mâu thuẫn với đồng nghiệp”, NTD sẽ nghi ngờ và tiếp tục “tra hỏi” cho đến khi tìm ra sự thật. Cách tốt nhất là bạn nên “nói giảm, nói tránh” một chút, đồng thời chỉ ra cách giải quyết của bạn, chẳng hạn: “Không đến mức gọi là mâu thuẫn. Tôi chỉ có một vài lần bất đồng ý kiến với đồng nghiệp. Khi chuyện xảy ra, tôi đề nghị được gặp trực tiếp họ và dành thời gian để lắng nghe quan điểm của họ. Sau đó, chúng tôi thảo luận cho đến khi tìm ra một giải pháp khả dĩ nhất cho đôi bên.”
Câu hỏi 8: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vòng 5 năm tới là gì?
Nếu bạn đã lập kế hoạch nghề nghiệp thì bây giờ chỉ việc sử dụng những thông tin trong đó để giới thiệu với NTD. Ví dụ: “Trong vòng 5 năm tới, tôi muốn trở thành trưởng phòng phân tích tài chính của một doanh nghiệp lớn. Chính vì thế, hiện nay tôi đang theo học một khóa Chartered Financial Analyst (CFA) ở Trung tâm FTMS.”

Câu hỏi 9: Bạn đề nghị mức lương ra sao? 

Đây là câu hỏi khó nhất trong tất cả các câu hỏi, đặc biệt với những người ít kinh nghiệm. Để trả lời tốt câu hỏi này, trước khi đi phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu mức lương phổ biến trên thị trường đối với vị trí bạn ứng tuyển. Sau đó kết hợp với mức lương bạn mong muốn và mức lương gần đây nhất của bạn để có thể đưa ra câu trả lời thích hợp nhất. Tốt nhất là bạn nên đề nghị mức lương kiểu “khoảng” hơn là một con số chính xác.

Câu hỏi 10: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Hãy tận dụng cơ hội này để thể hiện sự nhiệt thành của mình với công việc! Hãy hỏi NTD ít nhất một câu, có thể là về chế độ phúc lợi, điều kiện và thời gian làm việc …; chẳng hạn: “Tôi có phải làm việc vào ngày thứ bảy không?”. Không nên nói “Không, anh/chị đã trả lời tất cả các câu hỏi của tôi rồi.” hoặc “Không, tôi không có câu hỏi nào cả.”
Trả lời phỏng vấn tuyển dụng vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Vì là nghệ thuật nên bạn cần nghiên cứu mới biết cách trả lời. Tuy nhiên, do cũng là nghệ thuật nên bạn phải linh hoạt, khéo léo thì mới trả lời phỏng vấn tuyển dụng thật sự tốt được. Vì thế, bạn đừng bao giờ học thuộc lòng những ví dụ trên đây rồi “trả bài” cho NTD! Chúng chỉ đóng vai trò định hướng, gợi cảm hứng cho bạn sáng tạo và tìm ra những cách trả lời phù hợp nhất với bản thân. Chúc bạn may mắn khi tìm việc nói chung và dự phỏng vấn tuyển dụng nói riêng!

câu hỏi phỏng vấn hay vào FPT
câu hỏi phỏng vấn hay vào FPT

Một số câu hỏi khác mới cập nhật:

Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình?

Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay những quy cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn mở mang kiến thức về công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách mới.

Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác? (hoặc: Bạn có thể đóng góp gì cho sự phát triển của công ty?)

Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi bạn được tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hưởng của bạn đối với công ty chứ không phải những khả năng đặc trưng của bạn.

Ví dụ: “Tôi có những ý tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng hiệu quả của bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn tượng và sự tin tưởng với khách hàng”.

Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình?

Nếu bạn thiếu kỹ năng, điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra thì đây là lúc bạn tự tin nói về nó. Bạn có thể nói: “Tôi chưa có kinh nghiệm trong việc trực tiếp bán hàng nhưng với bằng marketing này của mình, tôi tin mình sẽ học hỏi một cách nhanh chóng”.

Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?

Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn”.

Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?

Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc”.

Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm?

Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả năng thực của mình. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc này sẽ cho tôi một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình”.

Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa?

Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông/bà đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã cống hiến cho công ty cũ”.

Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?

Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.

Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”… để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.

Kiểm tra kiến thức cơ bản

Có hai hình thức thi là thi online và làm bài giấy trực tiếp. Các phần thi mà ứng viên cần vượt qua là:

a. Bài kiểm tra tư duy logic IQ

Phần trắc nghiệm IQ thi tuyển vào FPT không quá khó, phần thi làm trong vòng 20 phút với 20 câu hỏi; và cả khi có những câu bạn không làm được thì cũng không nên bỏ trống; hãy chắc chắn rằng mọi câu hỏi đều được điền đầy đủ.

Lên Internet làm thật nhiều các dạng bài này; luyện cho bản thân phản ứng nhanh nhạy là cách duy nhất để ứng viên vượt qua vòng này. Các website có thể giúp đỡ rất nhiều trong việc luyện tập như Iqtest.dk, TestIQ.vn,…

b. Kiểm tra khả năng tính toán GMAT

Phần thi GMAT cũng bao gồm 20 câu hỏi làm trong 20 – 30 phút; yêu cầu ứng viên tính toán nhanh mà không sử dụng máy tính. Đề thi khá dài nên ứng viên cần nhanh chóng đưa ra lựa chọn; tránh sa vào các bẫy trong bài làm mất thời gian.

Tương tự như bài kiểm tra IQ, bạn cũng có thể tham khảo và làm quen với các mẫu bài GMAT trên Internet trước; tránh để vào phòng thi mới bỡ ngỡ.

c. Kiểm tra năng lực Tiếng Anh

Phần thi này bao gồm 50 câu; bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận; được chia làm 5 phần, yêu cầu hoàn thành trong 60 phút. Tùy vào từng vị trí bạn ứng tuyển mà nội dung câu hỏi sẽ khác nhau; liên quan đến kiến thức chuyên ngành của vị trí.

Hầu hết các câu hỏi đều khá dễ, trừ phần đọc hiểu; ít có thí sinh đạt tối đa điểm tiếng Anh do phần đọc hiểu, trả lời. Vậy nên ứng viên cần chắc chắn hoàn thiện những câu đơn giản, với bài đọc; nếu không thể hiểu hết nội dung cũng đừng quá lo lắng; nắm bắt các từ khóa tương đương giữa đề bài và bài đọc sẽ giúp nâng khả năng đưa ra đáp án đúng.

 

d. Tương ứng với vị trí dự tuyển mà tham gia các bài thi chuyên môn phù hợp

 

Tùy theo vị trí ứng tuyển mà ứng viên sẽ phải trải qua các bài thi khác nhau; ví dụ nếu ứng tuyển vào vị trí Android thì sẽ làm trắc nghiệm về Java. Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng; vì theo kinh nghiệm được chia sẻ lại thì bài thi rất cơ bản; bao gồm các cấu trúc phổ thông học ở đại học.

 

Vòng Phỏng vấn

Cách phỏng vấn FPT cũng có quy trình phỏng vấn tương tự với các công ty khác; ứng viên sẽ được bộ phận tuyển dụng hỏi về thông tin cá nhân; mục tiêu, lý lịch ứng viên, làm rõ các vấn đề được đề cập trong CV; cũng như sử dụng các câu hỏi phỏng vấn thông thường khác.

Ví dụ như phỏng vấn vị trí Chăm sóc khách hàng, một bạn có tên mschongchongtre chia sẻ trên wordpress: “Hội đồng phỏng vấn gồm 4 người: 1 giám đốc, 1 bên CSKH, 1 bên nhân sự và 1 anh tuyển dụng dẫn bọn mình vào.

Không khí rất thoải mái, bên tuyển dụng luôn tạo một bầu không khí vui vẻ, thân thiện cho các ứng viên. Cái này cũng chính là điều mà mình thích ở FPT cũng như 2 lần phỏng vấn trước của mình lấy học bổng vào trường FPT vậy.

Đầu tiên, mình được hỏi để giới thiệu đôi nét về bản thân. Sau đó, không hiểu tại sao chị phó Giám đốc trung tâm Chăm sóc khách hàng lại hỏi mình rằng: Em hãy giới thiệu về gia đình? Đương nhiên mình rất bất ngờ nhưng vẫn trả lời rất thật lòng. Mình không nghĩ rằng bố mẹ hay chị em mình thì có liên quan gì tới công việc của mình nhỉ? Vòng phỏng vấn kết thúc bằng những tiếng cười; câu cảm ơn và chào. Các anh chị hẹn 1 tuần sau sẽ thông báo kết quả cho bọn mình.”

Về những yếu tố mong muốn có được ở ứng viên, bà Chu Thị Thanh Hà – Chủ tịch FPT Telecom chia sẻ: “Việc tuyển dụng không bó buộc vào điều kiện sinh viên tốt nghiệp loại giỏi mà còn cần nhiều yếu tố khác nữa… Khi tuyển nhân viên kinh doanh; có bạn chỉ có kinh nghiệm bán mỹ phẩm, quần áo… với những kinh nghiệm đơn giản nhất có khi lại trúng tuyển. Với tôi, quan trọng không phải là bạn đã làm gì; mà là bạn học được gì từ công việc ấy… Khi tuyển dụng, chúng tôi chú ý đến yếu tố gì? Có một kinh nghiệm đơn giản là bạn phải thể hiện sự nỗ lực, tìm hiểu gì thì tìm hiểu đến cùng… Không có cách gì khác”.

Môi trường làm việc tại FPT

Theo khảo sát của Anphabe và Nielsen, FPT đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng các công ty trong ngành Công nghệ thông tin và Phần mềm; có môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam; lọt Top 100 công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam trong 24 ngành nghề.

Môi trường làm việc tại FPT luôn được đánh giá là môi trường làm việc trẻ trung; năng động, sáng tạo với chế độ đãi ngộ; lương thưởng, cơ hội thăng tiến tốt.

Môi trường làm việc tại FPT
Môi trường làm việc tại FPT

Văn phòng làm việc

Cơ sở vật chất đầy đủ,; môi trường làm việc hiện đại; thân thiện môi trường; văn phòng thoải mái; thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên;… đó chính là một trong những bí quyết giúp FPT “giữ chân” nhân sự.

 

F-Ville – tổ hợp văn phòng làm việc, trang thiết bị hiện đại và khu vực tiện ích thể thao ngoài trời

Ngoài ra FPT còn có những khu vực như F-Ville tại khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội – tổ hợp văn phòng làm việc với trang thiết bị hiện đại và khu vực tiện ích thể thao ngoài trời; bể bơi; phòng gym; quán cà phê…, tòa nhà FPT Đà Nẵng; F-Tow tại khu công nghệ cao Quận 9 – TPHCM.

Review test fresher in FPT Software Bài test có 2 vòng.

Vòng 1:
Có 2 đề full tiếng Anh.
Làm đề kiểm tra kiến thức lập trình ( code, SQL cơ bản, nhìn input đoán output,… ) + IQ trước ( chỉ là lập trình basic thôi nhé anh em). Như mình là đký về ReactJS nên test kiến thức lập trình trong đó chỉ có JS. Mình làm đc 33/40 câu. Nói chung các bạn học hết JS ở mấy trang dạy học online + tự ôn lại cho kĩ những video mình từng học mình nghĩ làm ok.
Tiếp tới làm đề tiếng Anh: nó là các cái part 5 ( điền từ vào chỗ trống ) + part 6 ( đọc đoạn văn xong trả lời câu hỏi ) thu nhỏ trong đề thi TOEIC và bài cuối là viết 1 bài luận bằng tiếng Anh từ 50-100 từ thuyết phục rằng tại sao bạn là 1 ứng cử viên sáng giá cho FPT. Riêng mình mình thấy bài này ez, cứ viết giới thiệu bản thân rồi quê quán trường học cũng 30 từ rồi, những cái skill của bản thân rồi thảo mai em yêu FPT từ ngày xưa rồi bla bla,….
Mình thấy đề test này dễ thở với mình. Bạn nào chuẩn bị làm test thì chuẩn bị tí từ vựng tiếng Anh nhé.
Vòng 2:
Nhiều cái khúc mắc chỗ này đoạn người ta gửi gmail cho mình sau khi pass vòng 1, như mình cứ ngỡ là vào cái khóa FPT Software đào tạo ( mấy thằng bạn mình nó trước bảo ở đấy xong ra thấy ổn ), ban đầu cũng có người gửi gmail về cho mình từ bên FPT Software, xong tự nhiên hôm sau thì phải có bà HR gọi cho mình rồi lại gửi lại mail khác từ bên FPT Software Academy. ( cá nhân mình cũng ko rõ 2 cái kia có phải là 1 ko, nhưng sau mình tìm hiểu thì cái Academy này họ đào tạo những người còn gọi là “chưa biết gì”, có học phí các thứ các thứ – có nghĩa là mình nghĩ chỉ phù hợp với những ai chưa biết gì )
Bài test vòng 2 thì có 3 bài giải thuật con con: 1 đếm số chữ số lẻ trong mảng, tìm vị trí của phần tử có giá trị = 9 lần thứ 3 trong mảng, chuyển đổi số hệ thập lục phân sang hệ nhị phân. Làm trong 30p. Các bạn có thể viết sơ qua ý tưởng cũng được, ngta bảo thế, nhưng mình viết tỉ mẩn hết luôn. Làm xong rồi vào phỏng vấn, phỏng vấn người ta hỏi có 10p ( chưa đến 10p ), hỏi mấy cái ez lắm, mình cũng có 2 tháng đi làm thực tế có điều ko phải làm về ReactJS nên mình mới xin vào fresher ở FPT, người ta hỏi ( anh em đừng nên quan tâm câu trả lời của mình nó sai hay như nào, mình review lại chi tiết thôi )
– Responsive thì em có thể làm những cách gì?
Em dùng Bootstrap, hoặc có thể dùng Grid.
– Bây giờ anh muốn có 3 cột, mà 2 cột bên tỉ lệ là 30%, em dùng Bootstrap thì em sẽ làm như nào? Em chia tỉ lệ ra rồi từ tỉ lệ đó mỗi thẻ div sẽ tương đương với số cột tương ứng trong hệ thống cột của Boostrap
– Ngoài ra em còn cách nào khác để responsive nữa không?
Em dùng hệ thống lưới Grid ( ủa ngay lúc đầu đã hỏi rồi mà nhỉ ). Còn 1 số câu nữa mà nói chung nó dễ lắm ( dễ ko nhớ nổi ) , các bạn học hết ở w3s rồi học thêm 1 lần nữa bằng tiếng Việt là trả lời được
Xong rồi hỏi mấy cái bài ban nãy mình làm, mình lúc đấy làm sai bài 2, nhưng sau cũng nói đc ý tưởng. Xong về. ————————————————————- Mình muốn lưu ý cho các bạn thế này:
Hôm mình về mình có hỏi 1 bạn cùng trường làm tuyển dụng ( chắc là đang thực tập chứ mà lên HR thật thì cũng như người khác thôi, tôi khuyên thân thành anh em ko nên tin HR, ko đang nhiên gì họ lại tốt với mình đâu, nên sau vài lần ngu mình ko chia sẻ nhiều thông tin cho họ nữa, có cả liên minh HR đấy nhé anh em – có thể có người tốt nhưng chắc tôi chưa gặp bao giờ ) thì bạn ý bảo thẳng luôn là tháng đầu học free, nghĩa là mình ko có trợ cấp như bọn bạn mình trước đó ( lúc chúng nó học là 5tr ). Tháng tiếp theo làm test mà pass thì deal lương – nói trắng ra là mới có tiền. Có chút thất vọng thôi, rõ ràng thế mình cũng thích. Hôm sau mình tìm hiểu khá nhiều về khóa này, cuối cùng mình dừng lại 1 link cho anh em “tham khảo” thôi nhé. https://reviewcongty.com/companies/fpt-software/review/5cfa720c57261952f8f8318e Sáng nay HR gọi điện cho mình bảo: “Bài của em làm chỉ được 6 trên 10, chị cũng cố gắng xin cho em rồi nhưng anh đấy không cho” ( cười ỉa cái giọng thảo mai =)) ). “Thế nên là tháng đầu tiên em học sẽ không có trợ cấp đâu em nhớ, rồi tháng sau mình học xong họ đánh giá rồi họ sẽ deal lương, em có đồng ý không bla bla “
Điều mình ko thích cái kiểu giả dối, rõ ràng từ đầu luôn cho xong, mệt vl. Qua đó cũng biết được ngay từ đầu người ta đã không nghiêm chỉnh, không chuyên nghiệp thật sự rồi. Qua đó cũng thấy bài review ở trên khá đúng. Đây cũng là 1 link review test cho anh em tham khảo: https://reviewcongty.com/companies/fpt-software/review/5f0d6c8675e4047ba2d9d07c
Sau 1 ngày tìm hiểu và tham khảo ý kiến của các anh kinh nghiệm mình chọn 1 công ty khác để làm, làm luôn chứ ko học nhé anh em. Cũng khá mất thời gian với FPT. Từ lúc gửi CV cho 1 người HR, xong họ nhận họ cũng đon đả này kia rồi họ im bặt, nhắn tin thì xem ko trả lời rồi mình gửi cho bạn cùng trường bạn ý sắp xếp được rồi chờ vòng 1 vòng 2, ngót 2 tuần rưỡi mất. Trên đây là review của tôi, có nhận định chỗ nào sai anh em thông cảm và bỏ qua nhé. Tôi thấy thế nào thì nói vậy thôi. Chúc anh em may mắn.

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Một số câu hỏi phỏng vấn hay vào FPT bạn nên đọc

  1. Pingback: http://www.lenty.ru/gobest.html?https://phforums.co.za/

  2. Pingback: เข้าเล่น pgzeed slot game

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);