Giấy khám sức khỏe thi công chức gồm những gì, lấy ở đâu

Giấy khám sức khỏe thi công chức gồm những gì, lấy ở đâu, giấy khám sức khỏe đúng tiêu chuẩn theo thông tư  Số: 14/2013/TT-BYT của Bộ Y Tế. Giấy khám sức khỏe , lấy giấy khám sức khỏe ở đây, có nên mua giấy khám sức khỏe (không nhé)

 Hồ sơ khám sức khỏe đúng tiêu chuẩn

1. Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.

2. Hồ sơ KSK của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.

3. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị KSK nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Giấy KSK theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.

4. Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm:

a) Sổ KSK định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng.

Điều 5. Thủ tục khám sức khỏe

1. Hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở KSK.

2. Sau khi nhận được hồ sơ KSK, cơ sở KSK thực hiện các công việc:

a) Đối chiếu ảnh trong hồ sơ KSK với người đến KSK;

b) Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu theo quy định tại Điểm a Khoản này đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;

c) Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được KSK đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này;

d) Hướng dẫn quy trình KSK cho người được KSK, người giám hộ của người được KSK (nếu có);

đ) Cơ sở KSK thực hiện việc KSK theo quy trình.

Điều 6. Nội dung khám sức khỏe

1. Đối với KSK cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Đối với KSK cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Sổ KSK định kỳ quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Đối với trường hợp KSK theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại mẫu giấy KSK của chuyên ngành đó.

5. Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu: khám theo nội dung mà đối tượng KSK yêu cầu.
Trích thông tư : http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=30197

Xin giấy khám sức khỏe ở đâu?

Điều 10. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị

1. Có phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng từng chuyên khoa theo quy định của Bộ Y tế phù hợp với nội dung KSK.
2. Có đủ cơ sở vật chất và thiết bị y tế thiết yếu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 11. Điều kiện và phạm vi hoạt động chuyên môn
1. Điều kiện đối với cơ sở KSK không có yếu tố nước ngoài: Thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn phù hợp với nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại các Phụ lục 1, 2, 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Điều kiện đối với cơ sở KSK có yếu tố nước ngoài, ngoài việc đáp ứng quy định tại Khoản 1 Điều này, phải thực hiện được các kỹ thuật cận lâm sàng sau:
a) Xét nghiệm máu: Công thức máu, nhóm máu ABO, nhóm máu Rh, tốc độ máu lắng, tỷ lệ huyết sắc tố, u rê máu;
b) Tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu;
c) Xét nghiệm viêm gan A, B, C, E;
d) Xét nghiệm huyết thanh giang mai;
đ) Xét nghiệm khẳng định tình trạng nhiễm HIV (HIV dương tính);
e) Thử phản ứng Mantoux;
g) Thử thai;
h) Xét nghiệm ma tuý;
i) Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng;
k) Điện tâm đồ;
l) Điện não đồ;
m) Siêu âm;
n) Xét nghiệm chẩn đoán bệnh phong.
Trường hợp cơ sở KSK có yếu tố nước ngoài chưa đủ điều kiện thực hiện các kỹ thuật quy định tại điểm đ và điểm n Khoản 2 Điều này thì phải ký hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với cơ sở KBCB có giấy phép hoạt động và được phép thực hiện các kỹ thuật đó.
3. Phạm vi chuyên môn:
a) Cơ sở KBCB đủ điều kiện quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9, Điều 10 và Khoản 1 Điều 11 của Thông tư này được tổ chức KSK nhưng không được KSK có yếu tố nước ngoài.
b) Cơ sở KBCB đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 9, Điều 10 và Khoản 2 Điều 11 Thông tư này được tổ chức KSK bao gồm cả việc KSK có yếu tố nước ngoài.

Tại hầu hết các bệnh viện hiện nay đặc biệt là các bệnh viên đa khoa, phổ biến là:

Bệnh viện Giao Thông Vận Tải

Cơ quan: Công Ty Cổ Phần Bệnh Viện Giao Thông Vận Tải
Số điện thoại: 04.37664751
Di động: 04.37669855
Số fax: 84 (4) 37661799
Đia chỉ e-mail: info@giaothonghospital.vn
Điạ chỉ: 1194 Đường Láng-Đống Đa – Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trực thuộc Đại học Y Hà Nội, được thành lập năm 2007. Đây là bệnh viện Đa khoa với đội ngũ thầy thuốc là các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ … có trình độ và tay nghề cao, đảm nhận công tác khám, điều trị bệnh và tư vấn sức khỏe các chuyên khoa khác nhau. Bệnh viện là nơi triển khai các kỹ thuật mới, cập nhật và hiện đại trong chẩn đoán, can thiệp và điều trị các loại bệnh lí trong các trường hợp thường gặp, cấp cứu và hiểm nghèo. Đồng thời, bệnh viện là nơi triển khai mô hình kết hợp chặt chẽ giữa điều trị và đào tạo, giảng dạy và chuyển giao kỹ thuật cho các đối tượng sinh viên, học viên sau đại học và các bác sĩ của các cơ sở y tế của mọi miền trên cả nước.

Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3574 7788

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:30 – 12:00, 13:30 – 16:30; Thứ Bảy: 06:30 – 12:00

Bệnh viện Bưu Điện

Bệnh xá Bưu điện được thành lập ngày 16/6/1956 theo quyết định 54/QĐ do Bộ trưởng Bộ Giao Thông Bưu điện ký. Bệnh xá Bưu điện có trụ sở làm việc ở số nhà 28, phố Tăng Bạt Hổ – Hà Nội. Bệnh viện Bưu điện được thành lập cuối năm 1966 và đầu năm 1970 Bệnh viện Bưu điện có 2 cơ sở.

Bệnh viện Bưu điện có đội ngũ thầy thuốc giàu kinh nghiệm, có trách nhiệm cao trong công việc đã có nhiều cống hiến cho ngành Y học nước nhà, đã có nhiều thành tích xuất sắc đã điều trị cho rất nhiều bệnh nhân và đạt kết quả cao. Rất nhiều bệnh nhân có bệnh hiểm nghèo nhưng khi đến với Bênh viện Bưu điện đã được điều trị tận tình và đã được điều trị thành công. Bệnh viện Bưu điện với những trang thiết bị hiện đại, với đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động và tâm huyết với người bệnh vì vậy Bệnh viện luôn nhận được được sự tín nhiệm, yêu mến, và tin tưởng của người bệnh.

Địa chỉ: 49 Trần Điền, Khu đô thị Định Công, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 098 332 13 15

Giờ làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật: 07:00 – 23:30

Bệnh viện Bạch Mai

Bệnh Viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, Khoa Y Học Hạt Nhân – Bệnh Viện Bạch Mai được thành lập ngày 1/4/1978, thực hiện chức năng của một khoa ung bướu bệnh viện đa khoa trung ương – chuyên khám, chẩn đoán và điều trị ngoại trú, nội trú các bệnh nhân ung bướu, nghiên cứu khoa học các đề tài về phòng chống ung thư, là cơ sở phục vụ cho công tác giảng dạy đại học và sau đại hoc.

Địa chỉ: 78 Giải Phóng , Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3869 3731

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Bảy: 13:30 – 18:00, 06:30 – 12:00

Có thể bạn quan tâm:

2 thoughts on “Giấy khám sức khỏe thi công chức gồm những gì, lấy ở đâu

  1. Pingback: great post to read

  2. Pingback: Where to buy weed online in europe

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);