Noel là ngày gì?
Noel là ngày lễ Thiên Chúa giáng sinh Christmas. Lễ Noel được tổ chức hàng nằm nhằm kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giêsu, ngày chính thức của lễ Noel là ngày 25/12 và được coi như một nghi lễ trong tôn giáo ở nhiều nước trên thế giới.
Vì sao gọi là ngày lễ Noel?
Cái tên Noel xuất phát từ danh hiệu Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, được ghi lại trong sách Phúc âm Matthew.
Ý nghĩa đêm Noel?
Ý nghĩa đêm Giáng sinh của những người theo đạo Kitô giáo là nhằm kỷ niệm ngày sinh của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa hạ thế làm người.
Theo thời gian, qua các lễ hội của phương Tây, lễ Giáng sinh được tổ chức ngày càng linh đình. Kết quả bây giờ là ngày lễ Giáng sinh được xem như một ngày lễ quốc tế, với ông già Noel, cây thông Noel và hình ảnh con tuần lộc.
Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa, Noel được coi là một ngày lễ gia đình, một ngày để tất cả các thành viên trong gia đình quây quần, sum họp bên nhau, cùng nhau ăn bữa cơm thân mật gắn kết tình cảm, tụ tập bạn bè, ca hát, ngồi kể chuyện cho nhau nghe dưới cây thông Noel, lò sưởi.
Ngày lễ Giáng sinh được trẻ em trên khắp thế giới yêu thích bởi đêm Giáng sinh là 1 đêm kì diệu, đêm mà lũ trẻ có thể biến mọi điều ước của những đứa trẻ sẽ trở thành sự thật và chúng nhận được rất nhiều quà, bánh, kẹo từ ông già Noel.
Noel là ngày mấy?
Trong năm nay, Noel hay còn gọi là Lễ Giáng sinh 2021 chính thức được cử hành vào đêm thứ sáu ngày 24/12 cho đến hết thứ bảy ngày 25/12/2021 theo lịch Dương.
Hẳn có nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao lễ Noel lại diễn ra trong 2 ngày? Hay Noel chính xác là ngày 24 hay 25 tháng 12?
Theo người Do Thái, thời điểm tính một ngày mới là bắt đầu từ hoàng hôn. Noel diễn ra vào ngày 25 tháng 12 được gọi là “lễ chính ban ngày”, còn lễ tối ngày 24 tháng 12 gọi được gọi là lễ vọng. Lễ vọng thường thu hút sự tham dự của nhiều người hơn.
Đêm 24/12 – ngày “lễ vọng” của Noel
Theo sách Phúc Âm – 1 trong 4 quyển sách của Kinh Thánh Tân Ước mô tả thì chúa Giêsu được sinh ra trong một đêm tối mùa đông lạnh lẽo tại một chuồng ngựa. Vật chất thiếu thốn nên đức mẹ đồng trinh Maria đã phải đặt ngài lên máng cỏ. Đêm ấy, nơi chúa ra đời tỏa sáng rực cả bầu trời đêm. Những người mục đồng, những thiên thần trên bầu trời đều quy tụ lại, chào đón chúa Jesus hài đồng. Chúa Giêsu ra đời báo hiệu sự giải phóng cho người dân Do Thái và cả những thường dân bị áp bức bóc lột.
Từ đó đêm 24/12 được coi là thời điểm “lễ vọng” của Giáng sinh thu hút đông đảo người tham gia hơn. Vào đêm đó, tất cả các địa điểm như thánh đường hay trong mỗi gia đình đều trang trí hang đá và máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng và Đức Mẹ Maria. Ở xung quanh đó là những chú lừa vùng một số thiên thần,…
Mặt khác, hình ảnh ngày 24/12 còn gắn liền với sự xuất hiện của cây thông Noel. Theo lịch sử, vào giữa năm 2000 và 1200 TCN, người ta đã đồn thổi về một loại cây thông Epicea được trang trí bởi hoa, quả và lúa mì gắn với ngày 24/12 – ngày tái sinh của Mặt trời.
Ngày 25/12 – ngày lễ chính của Noel
Câu chuyện về buổi sáng lễ Noel được khởi nguồn từ lệnh cấm của chính quyền La Mã với các hoạt động của Cơ Đốc giáo. Để tránh né lệnh cấm, các tín đồ của Chúa đã tổ chức bí mật lễ Giáng sinh vào sáng ngày 25/12, trùng đúng với ngày lễ Thần Mặt Trời của người La Mã.
Các món ăn chính trong lễ Giáng sinh
1/ Gà Tây
Sẽ không còn là không khí Noel nữa, nếu trên bàn ăn không có món Gà Tây (Turkey). Gà Tây là loại gà được nhà thám hiểm Sebastian Cabot đem về Anh vào thế kỷ thứ XVI. Sau đó, gà Tây trở thành món ăn phổ biến của người dân Anh mỗi dịp lễ Giáng Sinh. Còn gì hạnh phúc bằng việc thưởng thức miếng thịt gà Tây thơm phức, nóng hổi trong cái giá lạnh của tháng 12?
2/ Bánh khúc cây
Chuyện kể rằng, trong lễ hội Yule (lễ hội của người Scandinavia cổ), người dân phải chuẩn bị một khúc gỗ lớn và đốt lên liên tụ
c trong suốt 12 đêm để đón chào sự quay trở lại của Thần mặt trời. Người dân tin rằng họ sẽ gặp điềm xui nếu thân cây cháy trước lúc kết thúc lễ hội.
Vì thế ngày nay, mỗi khi Giáng sinh đến, người dân phương Tây lại có một ổ bánh kem chocolate màu nâu hình khúc gỗ như để tưởng nhớ nghi lễ cổ này. Người ta còn rắc thêm chocolate trắng lên bánh để tượng trưng cho tuyết. Chuẩn bị chiếc bánh này chắc chắn sẽ đỡ tốn thời gian hơn lễ hội đốt khúc gỗ Yule xưa kia nhiều.
3/ Kẹo que bạc hà
Thật buồn nếu Noel mà không có món kẹo này để thưởng thức cùng bạn bè. Kẹo que bạc hà là những chiếc kẹo hình gậy với những đường xoắn ốc màu đỏ hồng, hay xanh lá cây nhìn rất hấp dẫn đấy. Cách đây từ rất lâu, kẹo que thẳng và chỉ có màu trắng. Nhưng vào khoảng năm 1670, trưởng đội hợp xướng Cologne Cathedral đã thử làm chiếc kẹo hình gậy. Ông đã mang tặng nó cho những người chăn cừu và ca sĩ của mình. Vào thế kỷ thứ XIX, người ta đã thêm những vằn đỏ và vị bạc hà vào kẹo que.
4/ Bánh gừng
Từ lâu, người dân Châu Âu đã làm những chiếc bánh gừng nho nhỏ với biểu tượng Mặt Trời để chào mừng ngày Đông Chí. Nếu ngày ấy, chiếc bánh chỉ được làm đơn giản bằng gừng, đường, vụn bánh mì, quả hạnh cùng các loại trái cây,… thì đến thế kỉ 16, người Anh đã thay vụn bánh mì bằng bột, thêm trứng và chút ngọt…nên chiếc bánh gừng được mọi người yêu thích hơn mãi cho đến tận bây giờ. Những người thợ làm bánh gừng trước đây thường làm nên những chiếc bánh hình dạng khác nhau. Chiếc bánh gừng hình người đầu tiên do chính nữ hoàng Elizabeth I khởi xướng. Bà đã tặng các khách mời của mình những chiếc bánh gừng có hình giống như họ.
Ý nghĩa các biểu tượng Noel (Giáng sinh)
Ông già Noel (Ông già tuyết)
Ông già Noel, hay còn gọi là Ông già tuyết là một biểu tượng được mọi người nghĩ đến đầu tiên khi nhắc về Giáng sinh
Câu hỏi về ông già Noel được đặt ra nhiều nhất là ông già Noel có thật hay không? Cùng tìm hiểu sự tích về ông già Noel ngay nhé!
Ông già Noel có thật hay không?
Truyền thuyết về Ông già Noel là một hình ảnh tưởng tượng từ chính lễ Đông chí (ngày 21 tháng 12). Nơi ống khói chứa đầy quà cáp, có một ông già mặc bộ đồ màu đỏ viền trắng, đeo thắt lưng da đen, đội chiếc nón đỏ với chòm râu dài trắng tinh, bộ mặt hóm hỉnh, tiếng cười lớn “hô hô hô”, được mọi người biết đến là ông già Noel, đặc biệt phổ biến ở các nước phương Tây.
Như vậy, chúng ta đã có được đáp án cho câu hỏi ông già Noel có thật hay không rồi đúng không nào?
Ông già Noel tên gì?
Trong tiếng Anh, Ông già Noel còn được gọi là “Santa Claus”, được cho là bắt nguồn từ tiếng Hà Lan Sinter Klaas. Tuy là nhân vật hư cấu nhưng ông già Noel được xây dựng dựa trên nguyên mẫu về một nhân vật có thật vào thế kỷ thứ 4 là Thánh Nicolaus – thánh bổn mạng cho trẻ em.
Trong tiếng Việt, thời Pháp thuộc, người Pháp gọi ông là Le Père Noel (linh mục Noel, ông Cha), từ đó tiếng Việt chúng ta gọi tắt là “Ông già Noel”, ngoài ra còn được gọi là “Ông già Tuyết”
Cây thông Noel
Theo truyền thuyết, để cứu mạng một đứa trẻ bị tế sống bên cây sồi, Thánh Boniface (Saint Boniface) đã chặt cái cây vững chãi đó chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi cây sồi bị đốn ngã, có một cây thông nhỏ mọc lên. Ngài nói, cây thông đó là tượng trưng cho sự vĩnh hằng của Chúa cứu thế.
Vòng lá mùa Vọng
Là vòng tròn kết bằng cành lá cây xanh, hoa, quả thông khô, thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người cùng trông thấy. Trong 4 tuần Mùa Vọng, cây xanh thường được trang hoàng trong những bữa tiệc của dịp Đông chí – dấu hiệu mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá thường gắn 4 cây nến.
Chuông Thánh Đường (Church bell)
Tiếng chuông còn như một biểu tượng cho sự dẫn lối và nhắc nhở chúng ta rằng trong con mắt của Chúa luôn dõi theo chúng ta và tất cả chúng ta đều được yêu thương trân trọng.
Tập tục tặng quà trong những chiếc tất (Christmas stockings)
Sau khi Chúa hài đồng Giáng sinh, tiếng chuông báo được rung lên để chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần. Tập tục tặng quà trong những chiếc tất (Christmas stockings).
Theo truyền thuyết, ông già Noel sẽ trở lại trần gian và theo đường ống khói lò sưởi để vào mỗi gia đình, nhét bánh kẹo vào trong những chiếc tất mà trẻ em đã treo gần giường ngủ hay lò sưởi.
Bởi vậy nên trong những dịp Giáng sinh, mọi người trong các gia đình thường mua quà bỏ vào đôi tất và để cạnh lò sưởi. Khi lũ trẻ thức dậy sẽ rất vui mừng với món quà mà chúng nghĩ là của ông già Noel tặng . Từ đó có tục trẻ em treo tất bên cạnh lò sưởi để mong nhận những món quà mơ ước từ ông già Noel.
Vậy là qua bài viết nói về Giáng sinh trên đây, các bạn đã biết được chính xác Giáng sinh ngày mấy, bắt nguồn từ đâu, những món ăn và biểu tượng nổi bật của Giáng sinh là gì rồi đúng không? Một mùa Giáng sinh nữa đang rất cận kề rồi, hãy dành tặng người thân của bạn những câu chúc, những món quà ấm áp và thời gian bên họ đẻ cùng tận hưởng một mùa Giáng sinh vui vẻ và an lành nhé!