9 bài học mà bố mẹ nhất định phải dạy cho trẻ từ 2-6 tuổi

9 bài học mà bố mẹ nhất định phải dạy cho trẻ từ 2-6 tuổi.Cách dạy con 2 tuổi của người Nhật, Giao trình dạy trẻ 2 tuổi, Cách giáo dục trẻ ngang bướng ở tuổi dậy thì, Cách dạy trẻ 13 tuổi, Trẻ 2 3 tuổi cần học những gì, Cách nói chuyện với trẻ 2 tuổi, Phương pháp dạy con gái tuổi dậy thì, Tài liệu dạy bé 2 tuổi Từ 2 đến 6 tuổi là THỜI KÌ VÀNG trong giáo dục con trẻ, vì ở thời kì này, khả năng ghi nhớ và tư duy của trẻ là vô hạn.

🍀Vậy ở thời kì này, các bậc làm cha làm mẹ cần phải dạy trẻ những gì?

➡Dưới đây là 9 bài học cần thiết mà trẻ cần được học trước khi bước sang tuổi thứ 6.

nuôi dạy trẻ từ 0 đến 6 tuổi

Nội dung chính:

1. Học ứng xử.

Nói “cảm ơn”, “xin lỗi” hay “dạ”, “vâng” là những bài học ứng xử đầu tiên mà trẻ cần được học. Những bài học này sẽ giúp hình thành nhân cách của trẻ, khiến trẻ trở nên ngoan ngoãn và lễ phép hơn.

2. Học bơi.

Các chuyên gia khuyên rằng: từ 2 đến 4 tuổi hãy cho trẻ học bơi để giảm thiểu nguy cơ đuối nước. Hơn nữa, việc học bơi còn rất tốt cho quá trình phát triển các hệ cơ vận động của trẻ, khiến trẻ khỏe mạnh hơn, sức đề kháng cũng trở nên cao hơn.

3. Học cách trung thực.

Hãy dạy cho trẻ biết rằng, trung thực là một đức tính cần phải có, và những đứa trẻ trung thực chính là những đứa trẻ ngoan.

Để dạy được trẻ điều này, cha mẹ cần là những “giáo viên mẫu mực”. Cha mẹ không nên nói dối trước mặt con trẻ, thay vào đó, hãy cố gắng để cho trẻ thấy hậu quả của việc không trụng thực sẽ rắc rối như thế nào.

4. Bài học về sự biết ơn.

Biết ơn là một đức tính cần phải có ở con người, nhất là trong bối cảnh ngày nay, khi mà cuộc sống đang dần bị “vật chất hóa”.

Ở trẻ em từ 2 đến 6 tuổi, lòng biết ơn thể hiện ở sự yêu thương cha mẹ và trân trọng những gì mình đang có. Chính vì vậy, cha mẹ hãy cho trẻ thấy rằng trẻ đang được hưởng những điều rất may mắn mà không phải đứa trẻ nào cũng được hưởng. Hãy dạy trẻ cách nói “cảm ơn” khi nhận được từ ai một điều gì đó, hãy dạy trẻ biết yêu thương cha mẹ nhiều hơn, cho trẻ thấy những vất vả của cha mẹ… từ đó, lòng biết ơn trong trẻ sẽ dần được hình thành.

5. Bài học về sự nhận lỗi.

Trẻ con vốn hay mắc sai lầm, dù đôi khi là những sai lầm rất nhỏ. Khi ấy, cha mẹ cần phân tích cho trẻ thấy những sai lầm mà trẻ mắc phải, từ đó trẻ sẽ nhận ra lỗi sai của mình và lần sau trẻ sẽ không tái phạm nữa.

6. Bài học về sự cảm thông.

Cảm thông với những người khó khăn, cảm thông cho lỗi lầm của người khác… đó là những bài học về đức cảm thông mà trẻ cần có. Cha mẹ hãy là những tấm gương trau dồi cho trẻ đức tính này, hãy cùng trẻ chọn ra những món đồ không dùng nữa để trao tặng cho các bạn có hoàn cảnh éo le hơn, hãy khích lệ những hành động sẻ chia của trẻ…

7. Bài học về sự tự tin thể hiện bản thân.

Dạy một đứa trẻ từ khi còn nhỏ học được cách tự đứng bằng đôi chân của mình hoặc biết cách lên tiếng khi không hiểu điều gì đó sẽ giúp trẻ rất nhiều trong cuộc sống sau này. Cha mẹ cần giúp trẻ tự tin hơn, hãy cho trẻ biết rằng, nhút nhát là điều không nên và những người nhút nhát thường sẽ là những người thất bại.

8. Bài học về quản lý chi tiêu.

Chúng ta dành hàng đống thời gian để dạy trẻ “học ăn, học nói, học gói, học mở” mà không hề dạy trẻ về cách chi tiêu là một thiếu sót vô cùng lớn.

Từ khi 4 tuổi, trẻ có thể học được cách quản lý chi tiêu qua các trỏ chơi. Dạy trẻ cách tiết kiệm là bài học quan trọng đầu tiên về tiền bạc. Cha mẹ cần chỉ ra cho trẻ thấy thế nào là tiết kiệm và tại sao phải tiết kiệm. Cha mẹ cũng cần dạy trẻ biết cách quản lý ngân sách dù ngân sách đầu tiên mà trẻ có chỉ là ít tiền tiêu vặt hay tiền lì xì đầu năm mới…

9. Bài học về ngôn ngữ.

Từ 2 đến 6 tuổi là thời kì trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ nhanh nhạy và có hiệu quả nhất. Để nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ thì bên cạnh việc trau dồi cho trẻ vốn ngôn ngữ mẹ đẻ, bạn nên cho trẻ làm quen với ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp… điều này sẽ khiến cho quá trình học ngôn ngữ của trẻ ở các cấp bậc học trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

➡ Trên đây là 9 bài học căn bản mà cha mẹ cần lưu ý để dạy cho trẻ khi trẻ đang ở trong độ tuổi từ 2 đến 6. Những bài học này không chỉ hình thành nhân cách của trẻ mà còn là bước đệm quan trọng cho thành công của trẻ sau này.

CÁCH DẠY CON CỦA NGƯỜI NHẬT: ÍT THÀNH TÍCH, TRỌNG NHÂN PHẨM!

 

Nhiều năm trở lại đây, cách dạy con của người Nhật luôn nổi tiếng thế giới bởi sự tinh tế và tính hiệu quả vượt trội. Vậy bí quyết của người Nhật là gì để dạy con được tốt hơn?

I. VÌ SAO NÊN DẠY CON TRẺ NGAY TỪ SỚM?

Có một điểm chung thú vị trong lịch sử của các thiên tài trên thế giới, đó là 99% những thiên tài đó đều được cha mẹ áp dụng những phương pháp nuôi dạy ngay từ rất sớm. Điều này rất giống với phương pháp nuôi dạy con của người Nhật: dạy con từ lúc lọt lòng.

Theo sự đúc kết của người Nhật, mỗi bậc cha mẹ nên bắt đầu dạy con ngay từ những ngày đầu tiên, chia thành từng giai đoạn trong đời để áp dụng cách thức sao cho phù hợp.

Vậy cụ thể 3 giai đoạn trong cách dạy con của người Nhật cụ thể là như thế nào?

II. 3 GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN TRONG PHƯƠNG PHÁP DẠY CON CỦA NGƯỜI NHẬT

1.Dạy con kiểu Nhật giai đoạn từ 0 – 6 tháng tuổi:

Chỉ sau 2 – 3 tuần đầu tiên, trẻ sẽ bắt đầu nghe được âm thanh qua cả 2 tai. Ngoài thính giác, thị giác của bé cũng bắt đầu phát triển, vì thế cần phải áp dụng cách dạy con thông minh của người Nhật như sau:

  • Cho trẻ nghe các âm thanh, tiếng nhạc, tiếng người trò chuyện càng nhiều càng tốt.
  • Sau khoảng 3 -4 tháng bắt đầu cho trẻ tập nhìn nhiều tranh ảnh, tiếp xúc với càng nhiều màu sắc càng tốt cho thị giác của bé.
  • Tập cho trẻ vừa nghe vừa nhìn đồng thời, ví dụ như vừa cho trẻ xem tranh vừa kể chuyện, hoặc hát cho trẻ nghe. Mỗi ngày lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ quen với phản xạ nghe và nhìn.

GIẢI ĐÁP: HỌC TIẾNG NHẬT ONLINE Ở ĐÂU TỐT NHẤT ?


2. Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 1 tuổi – 3 tuổi:

Theo các nhà giáo dục, đây là giai đoạn trẻ hình thành khả năng biểu hiện, phán đoán về thế giới quan, và phát triển sự sáng tạo. Để tốt nhất cho trẻ, trong giai đoạn này bạn nên:

  • Tìm thật nhiều những tranh ảnh, bức vẽ về các loại đồ vật thường thấy trong nhà, cây cối, xe cộ, con vật…cho trẻ xem lần lượt mỗi ảnh và đọc tên sự vật đó rõ ràng.
  • Lặp lại nhiều lần cách trên sẽ giúp trẻ hình thành sự tập trung, khả năng nghe nhìn và ghi nhớ. Sau đó bạn có thể thử chọn ra 3 tấm ảnh, phát âm 1 từ và đố bé chọn ra được bức ảnh chứa sự vật có từ đó.
  • Cho trẻ giấy và bút vẽ để bé tự nhiên tô vẽ. Tuy nhiên ban đầu bạn chỉ nên cho bé từ 1- 2 màu để vẽ thôi, rồi dần dần mới tăng thêm số bút màu khác.
  • Cho trẻ làm quen với những món đồ chơi sáng tạo, đồ chơi xếp hình gỗ giúp kích thích trí tưởng tượng.
  • Cha mẹ phải chú ý chơi với trẻ trong giai đoạn này, đừng để mặc trẻ chơi một mình.
  • Khi bé được từ 1.5 – 2 tuổi, nên dẫn bé ra không gian bên ngoài như công viên, vườn hoa, hồ nước…để trẻ tiếp xúc và quen dần với môi trường bên ngoài.
  • Khí bé được từ 2 – 3 tuổi, đọc thật nhiều các câu chuyện cổ tích, truyện tranh có hình minh họa để trẻ quen dần với ngôn từ bổ sung trí tưởng tượng.


3.Dạy con kiểu Nhật giai đoạn 3 tuổi – 6 tuổi:

Ở giai đoạn này bộ não của bé sẽ có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, vì thế việc dạy dỗ bé trong tầm tuổi này là vô cùng quan trọng.

  • Bạn nên cho trẻ chơi đa dạng các trò chơi kết hợp rèn luyện não bộ như origami (gấp giấy), xếp hình, trò chơi khối gỗ, cùng các trò chơi sáng tạo khác.
  • Giai đoạn này cho trẻ nghe nhiều nhạc, ví dụ như nhạc cổ điển, nhạc giao hưởng…đều rất tốt cho sự phát triển của bé.
  • Tích cực dẫn trẻ ra ngoài chơi, vận động giúp phát triển trí tuệ lẫn thể chất, giúp trẻ cởi mở và tránh tự kỉ.
  • Để trẻ quyết định một số thứ đơn giản, không nên gò ép trẻ phải làm như thế nào, không nên la mắng, nên khuyến khích trẻ trải nghiệm nhiều thứ.


III. 12 TINH HOA NUÔI DẠY CON CỦA NGƯỜI NHẬT: ÍT THÀNH TÍCH, TRỌNG NHÂN PHẨM!

Bắt đầu từ giai đoạn mẫu giáo và đi học, trẻ em ở Nhật Bản đã được dạy cách đối nhân xử thế, cùng các chuẩn mực đạo đức và văn hóa. Người Nhật quan niệm rằng trong giai đoạn đầu, không nên chú trọng dạy dỗ trẻ quá nhiều kiến thức hay khiến trẻ theo đuổi thành tích học tập, mà cái quan trọng nhất là tính cách và nhân phẩm.

Chính vì thế mà chúng ta có thể thấy trẻ em Nhật thường rất ngoan ngoãn và lễ phép. Mỗi đứa trẻ ban đầu như những tờ giấy trắng, mà nếu chúng ta gieo trồng những hạt giống tâm hồn tốt đẹp từ sớm, thì tính cách trẻ sẽ dần trở thành một khu vườn tươi tốt và rạng ngời.

Vậy đâu là những bài học từ phương pháp dạy con của người Nhật mà chúng ta nên học?


1.Nghệ thuật Shitsuke (kỷ luật): Dạy con kỷ luật từ khi còn nhỏ

Nhiều gia đình có thói quen nuông chiều, thỏa hiệp với trẻ khi trẻ kêu khóc, biếng ăn hoặc đòi hỏi một cái gì đó. Nếu bạn dỗ dành và chiều theo ý của trẻ, rất dễ khiến trẻ thành thói quen không tốt và tính ỷ lại.

Nếu trẻ biếng ăn, không chịu ăn, bạn không nên dỗ dành mà nên để bế phải học cách tự giải quyết vấn đề của mình. Bởi vì dù có biếng ăn thì khi đói bụng trẻ cũng tự khắc sẽ phải đáp ứng lại nhu cầu cơ bản của con người là ăn uống thôi.

Tương tự nếu trẻ kêu khóc làm nũng cũng vậy, đừng dỗ dành để bé ý lại, hãy để bé khóc tự nín và học được cách tự lập ngay từ khi còn sớm.


2.Thường xuyên cho trẻ hoạt động, nhất là hoạt động ngoài trời

Tại Nhật Bản, việc rèn luyện thể chất cho trẻ được các phụ huynh thực hiện từ sớm. Ngay từ khi trẻ lên 2 lên 3, cha mẹ đã cho trẻ tập đi bộ đều đặn, và chia nhỏ thành những bài tập cho trẻ đi bộ 10 mét, 20 mét.

Một điểm đặc biết trong cách dạy con của ngườ Nhật rất đặc biệt đó là khi trẻ đủ 5 – 6 tuổi, người Nhật đã cho trẻ tham gia giao thông, đi chợ, siêu thị mà không có bố mẹ đi theo.
“Một trí tuệ minh mẫn trong cơ thể cường tráng” là châm ngôn thường thấy trong các gia đình người Nhật.

==>Xem thêm: 8 nghệ thuật làm giàu bền vững trăm năm của người Nhật


3.Khi trẻ tập trung làm điều gì thì bạn không nên bắt bé dừng lại, ngay cả khi đã đến giờ ăn cơm

Rất nhiều cha mẹ không biết đến điều này. Khi trẻ đang tập trung làm điều gì đó, hãy để bé trôi theo dòng chảy của việc mà bé đang làm, thậm chí khích lệ bé tiếp tục. Trong phương pháp dạy con của người Nhật, điều đó rất có lợi cho tư duy của bé, có thể giúp bé phát triển các năng khiếu về sau.|


4.Đừng so sánh về con cái mình!

Việc bạn mang con trẻ so sánh, hơn thua với những đứa trẻ khác sẽ làm trẻ trở nên tự ti, tạo sự nhút nhát hoặc áp lực phải cố gắng. Nếu không đạt kết quả tốt, trẻ dễ trở nên buồn bã và chán nản, mất tự tin.

Thay vì so sánh, các phụ huynh nên khéo léo khích lệ trẻ tiến bộ. Hãy công nhận sự cố gắng của trẻ dù thành công hay thất bại. Bạn có thể an ủi và tạo thêm động lực cho trẻ bằng những câu như: “Con đã cố gắng rồi”, “Ba mẹ biết con đã nỗ lực hết mình”, “Con làm tốt lắm, không sao đâu!” v.v…


5.Dạy trẻ đức tính trung thực, chính cha mẹ cũng phải làm gương!

Người Nhật thấu hiểu rằng cha mẹ chính là tấm gương cho con cái noi theo. Để dạy con đức tính trung thực, không dối trá, chính các bậc phụ huynh cũng phải luôn giữ sự trung thực với bé để trở thành tấm gương tốt.

6.Cư xử khéo léo với con cái. Hãy để con cảm thấy mình được tôn trọng.

Ai cũng có nhu cầu cần được sự tôn trọng, ngay cả từ khi còn nhỏ. Các phụ huynh Việt Nam thường có suy nghĩ là “trẻ con thì biết gì”, dẫn đến đôi khi sẽ không để ý đến cái “tôi”, nhu cầu được tôn trọng bản thân của bé. Điều này không tốt cho sự phát triển bình thường của bé.

Các bậc cha mẹ Nhật Bản sẽ có một sự tôn trọng nhất định đối với những tâm tư, tình cảm của trẻ nhỏ, tuyệt đối không vì trẻ còn nhỏ mà xem thường, không tôn trọng trẻ.
Việc ủng hộ cư xử khéo léo với cái “tôi” của bé sẽ khiến bé cảm thấy tích cực hơn, có tâm lý thoải mái, không cảm thấy bị cha mẹ chèn ép hoặc ghét bỏ.


7.Tránh không nên dùng thái độ ra lệnh với bé

Sẽ thật là tệ nếu trẻ không nghe lời hoặc có thái độ chống đối phải không nào! Đôi khi chúng ta vì muốn trẻ vâng lời mà sẽ dùng thái độ/ngôn từ mang sự sai khiến, ra lệnh, thậm chí là quát tháo để bắt trẻ làm theo ý mình.

Tuy nhiên sự cáu gắt và quát tháo có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ, kết quả có thể khiến trẻ mang tâm lý chống đối, làm ngược lại, hoặc tệ hơn là trở nên tự kỉ.

Thay vào đó, chúng ta có thể dùng thái độ gần gũi và cởi mở hơn với trẻ. Ví dụ như thay vì nói “mẹ yêu cầu con…”, “con phải làm…”, thì bạn có thể nói là “sao con không thử…nếu con làm điều đó thì mẹ sẽ rất vui…”

Hãy luôn luôn nói cho trẻ thấy những kết quả tích cực nếu trẻ làm theo những lời khuyên của bạn, khiến trẻ cảm thấy mình có ích với mọi người và tự nhiên trẻ sẽ tích cực cố gắng hơn.

8.Đừng ép trẻ làm những thứ bé không thích, hãy để bé tự nhiên là chính mình

Nhiều bố mẹ muốn con sau này làm bác sĩ, làm kỹ sư…muốn con học đủ thứ học đàn, học vẽ…vì muốn tô nặn con trở nên hoàn hảo theo ý mình.

Tuy nhiên trẻ rất có thể sẽ hoàn toàn không thích những điều đó. Không nên ép trẻ thứ mà bé không muốn, vì như thế có thể làm đóng lại những thiên phú thực sự của bé.
Mỗi một đứa trẻ đều không giống nhau, và năng khiếu của trẻ cũng thế. Hãy để trẻ tự do phát triển theo điều trẻ thích.


9.Dạy trẻ đức tính dũng cảm, dám chịu trách nhiệm

 

Một trong những đức tính quan trọng nhất người Nhật thường dạy con từ thuở ấu thơ, đó là sự dũng cảm. Trong cuộc sống hằng ngày của bé, sự dũng cảm có thể được biểu hiện ở nhiều mặt: ví dụ như tinh thần dám chịu trách nhiệm, dũng cảm nhận lỗi khi trót làm sai, dũng cảm vượt qua những nỗi sợ như sợ bóng tối, sợ nước, sợ đắng khi uống thuốc v.v…

Mỗi một đứa trẻ, đến một lúc nào đó cũng sẽ phải tự ra đời, trưởng thành và tự mình đối mặt với mọi khó khăn trong cuộc sống. Ba mẹ không thể bảo bọc con cái cả đời, vì thế cần dạy cho bé hiểu được thế nào là dũng cảm ngay từ khi còn bé.


10.Dạy trẻ không sợ thất bại, ngã ở đâu đứng dậy ở đó

Ở Nhật Bản, những người không có công ăn việc làm thường sẽ bị xã hội xem thường và thiếu đồng tình. Chính vì vậy, người Nhật luôn chú trọng dạy con không sợ thất bại, biết cách vươn lên, ngã ở đâu đứng lên ở đó.


11.Coi trọng những chuyến đi cùng gia đình

 

Các hoạt động dã ngoại của người Nhật vào những dịp cuối tuần ví dụ như đi du xuân, ngắm pháo hoa, đi chơi xa…thường có đủ mặt toàn bộ các thành viên trong gia đình. Đó là dịp để trẻ em và người lớn cùng nhau hòa mình vào thiên nhiên, củng cố tình cảm trong gia đình với nhau.


12.Khuyến khích trẻ kết bạn 

Trong phương pháp dạy con của người Nhật, cha mẹ sẽ động viên các bé chơi cùng nhau, nếu thấy bé nào đứng một mình thì sẽ ra hỏi chuyện và giúp bé hòa nhập với các bạn.

Các bé được khuyến khích chơi cùng nhau, khi thấy có bé nào chơi một mình thì các phụ huynh sẽ ra hỏi chuyện và tìm cách giúp bé hòa nhập vào một nhóm nào đó.

Nếu các bé có mâu thuẫn hay xích mích, người lớn sẽ không phán xử xem ai đúng ai sai, không thiên vị ai, mà thay vào đó sẽ tìm cách khuyên nhủ, giúp đỡ cho các bé làm hòa với nhau.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);