Sự khác nhau giữa đối tượng không chịu thuế với đối tượng chịu thuế suất 0%, một số điểm cần lưu ý ,Thuế suất 0% và không chịu thuế khác nhau thế nào, Thuế suất 0 không áp dụng đối với, Đặc điểm của đối tượng không chịu thuế GTGT, Sử khác nhau giữa không tính thuế và không chịu thuế, Ý nghĩa của việc áp dụng thuế suất 0, Mức thuế suất thuế GTGT 0% được áp dụng trong trường hợp nào sau đây, So sánh đối tượng chịu thuế 0% và miễn thuế, Không chịu thuế và không tính thuế
– Đối tượng không chịu thuế: Đây là những anh không phải nộp thuế giá trị gia tăng đầu ra, nhưng do là đối tượng không chịu thuế nên cũng không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
– Đối tượng chịu thuế suất 0%: Đây là những anh có thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng 0, được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Hàng hóa, dịch vụ được áp dụng thuế suất 0% là hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng lắp đặt công trình ở nước ngoài và trong khu phi thuế quan, vận tải quốc tế, hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp tại khoản 3 điều 9 thông tư hợp nhất số 16/vbhn-btc (cái này dài, mình ko tiện liệt kê ra đây, mọi người nên xem kĩ).
>>>Tại sao các hàng hóa, dịch vụ đó lại được áp dụng thuế suất 0%, nguyên nhân mà nhiều người có thể thấy ngay, đó là khuyến khích xuất khẩu, bởi nếu không được áp dụng thuế suất 0%, doanh nghiệp sẽ không được khấu trừ thuế đầu vào, trong khi nộp thuế gtgt đầu ra ở nước ngoài., gia tăng chi phí cho doanh nghiệp. Kế đến, quan trọng hơn là phù hợp với nguyên tắc điểm đến trong thông lệ quốc tế về đánh thuế, tức là hành vi tiêu dùng thực hiện ở đâu thì chịu thuế ở đó. Tuy nhiên cũng có một số anh khi xuất khẩu không được hưởng ưu đãi này, nguyên nhân cơ bản nhất là nhà nước không khuyến khích việc này, có thể kể đến 1 số cái tên quen thuộc: tái bảo hiểm, bưu chính viễn thông, chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng vốn hay ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan (hàng hóa, dịch vụ bán vào khu phi thuế quan cũng được coi là một hoạt động xuất khẩu).
>>> Vậy, làm thế nào để không lẫn lộn giữa các mức thuế suất:
– Thứ nhất, các bạn phải đọc qua các đối tượng không chịu thuế và đối tượng chịu thuế suất 5%, 2 cái thằng này có nhiều cái liên quan đến nhau, học thế sẽ nhớ lâu hơn. Ví dụ Phân bón là đối tượng không chịu thuế, quặng để sản xuất phân bón chịu thuế suất 5%. Hay Dịch vụ thu hoạch sp nông nghiệp là đối tượng ko chịu thuế trong khi dịch vụ chăm sóc, nuôi trồng, phòng trừ sâu bệnh chịu thuế suất 5%.
– Thứ hai, học những đối tượng chịu thuế suất 0%, những đối tượng khi xuất khẩu không được áp dụng 0%.
– Thứ ba, , nhưng trong các công văn hướng dẫn của tổng cục về thuế suất luôn có: thuế suất 10%. Chỉ có 2 dòng thôi: Thuế suất 10% áp dụng với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại điều 4, điều 9, điều 10 thông tư này.
>>> Một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt về mức thuế suất:
1. Trong nước, anh không chịu thuế, khi xuất khẩu anh cũng ko chịu thuế: chuyển giao công nghệ, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ (riêng phần mềm máy tính vẫn được áp dụng 0% khi xuất khẩu nhé), cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dv tài chính phái sinh.
2. Trong nước, anh chịu thuế suất 5%, 10%, khi xuất khẩu lại không chịu thuế: Rất đẹp trai, đó là anh tài nguyên, khoáng sản chưa chế biến hoặc chế biến….51%, trong đó có quặng để sản xuất phân bón
3. Trong nước, anh chịu thuế suất 10%, khi xuất khẩu vẫn chịu thuế suất 10%: dịch vụ bưu chính, viễn thông (cái này khác với thằng dịch vụ bưu chính, viễn thông CÔNG ÍCH là đối tượng không chịu thuế nhé).
Nguồn: Ông già xứ nghệ
Update 2022:
Tiêu chí phân biệt | Thuế suất 0% | Không chịu thuế |
Đối tượng | Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu. (Trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016) |
Áp đối với một số đối tượng trong sản xuất nông nghiệp, an sinh xã hội, hoạt động nhân đạo, đơn cử như: – Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. – Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. – Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt mà thành phần chính là Na-tri-clo-rua (NaCl). – Nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê. – Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại… (Theo Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính) |
Kê khai thuế | Doanh nghiệp phải phải kê khai | Doanh nghiệp không phải kê khai |
Khấu trừ và hoàn thuế | Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế 0% được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào theo quy định. | Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế thì không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào. |
Xuất hóa đơn | Giống như các đối tượng chịu thuế khác: phần thuế suất điền 0%, tiền thuế 0, tiền thanh toán đã bao gồm cả tiền thuế. | Sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng. Trên hóa đơn giá trị gia tăng chỉ ghi dòng giá bán là giá thanh toán. Dòng thuế suất, số thuế giá trị gia tăng không ghi và gạch bỏ. |
Căn cứ pháp lý | – Khoản 1 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008; – Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013. | – Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008. – Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2013. – Khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ban hành ngày 27/2/2015. |
BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam