Nội dung chính:
Câu hỏi ôn tập Chương 1: Nhập môn Luật Ngân sách nhà nước
- Nêu và phân tích khái niệm ngân sách nhà nước, vai trò của ngân sách nhà nước?
- Phân biệt ngân sách nhà nước với quỹ ngân sách nhà nước?
- Phân biệt Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 với đạo luật ngân sách nhà nước thường liên?
- Phân tích nội dung và ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản của ngân sách nhà nước. Chỉ ra những ngoại lệ của từng nguyên tắc?
- Quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước là gì? Trình bày các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật ngân sách nhà nước?
- Phân tích mối quan hệ giữa ngân sách nhà nước và các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính quốc gia
Câu hỏi ôn tập Chương 2: Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
- Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là gì? Tại sao phải phân cấp quản lý ngân sách nhà nước? Tại sao hệ thống ngân sách nhà nước phải được thiết kế theo mô hình hệ thống chính quyền?
- Phân biệt cấp ngân sách nhà nước và đơn vị dự toán?
- Phân tích và chỉ ra ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức ngân sách nhà nước?
- Trình bày hệ thống ngân sách nhà nước của nước ta hiện nay? Phân tích mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước?
- Phân tích vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương trong hệ thống ngân sách nhà nước của Việt Nam?
- Phân tích mối quan hệ giữa các khoản thu và các khoản chi của ngân sách nhà nước? Tại sao cần có sự phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách nhà nước?
Câu hỏi ôn tập Chương 3: Lập dự toán ngân sách nhà nước
- Phân tích bản chất của hoạt động lập dự toán ngân sách nhà nước?
- Phân tích các căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước?
- Phân tích sự khác biệt về thẩm quyền và thủ tục giữa hoạt động xây dựng ngân sách với hoạt động phê chuẩn ngân sách nhà nước?
- Trình bày quy trình lập và phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước?
- Phân tích vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước trong quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước?
Câu hỏi ôn tập Chương 4: Chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước
- Phân tích bản chất pháp lý và nội dung cơ bản của hoạt động chấp hành dự toán ngân sách nhà nước?
- Phân tích bản chất của mối quan hệ phân quyền giữa các cơ quan nhà nước trong giai đoạn chấp hành ngân sách?
- Trên cơ sở quy định pháp luật ngân sách, phân biệt hoạt động thu ngân sách nhà nước và hoạt động thu tài chính của các chủ thể khác trong xã hội?
- Phân tích mối quan hệ pháp lý giữa thu ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia?
- Phân biệt thuế, phí và lệ phí và lưu ý nghĩa pháp lý của việc phân biệt?
- Phân biệt phí thuộc ngân sách nhà nước và phí không thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật?
- Phân biệt thu ngân sách nhà nước từ thuế và thu ngân sách nhà nước từ vay nợ theo quy định của pháp luật?
- Phân biệt chi ngân sách nhà nước và hoạt động chi tài chính của các chủ thể khác trên cơ sở quy định của pháp luật?
- Phân tích các điều kiện chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật?
- Các tiêu chí phân loại chi ngân sách nhà nước và ý nghĩa của các tiêu chí phân loại chi ngân sách nhà nước?
- Phân biệt chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển và ý nghĩa pháp lý của việc phân biệt?
- Lý giải tại sao pháp luật quy định các khoản nợ công chỉ để bù đắp cho chi phí đầu tư phát triển?
- Bản chất của cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập?
- Phân tích bản chất của hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước? Hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước có ý nghĩa như thế nào?
- Phân tích trách nhiệm và cách thức giám sát hoạt động ngân sách của các loại chủ thể trong xã hội?
Câu hỏi ôn tập Chương 5: Quản lí quỹ ngân sách nhà nước
- Phân tích bản chất của quỹ ngân sách nhà nước và các yếu tố cấu thành quỹ ngân sách nhà nước?
- Phân biệt quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước?
- Phân tích khái niệm, đặc trưng và các yếu tố cấu thành của hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước?
- Phân tích thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quản lý quỹ ngân sách theo Luật Ngân sách nhà nước?
- Phân tích địa vị pháp lý của kho bạc nhà nước trong hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước?
- Phân tích nội dung cơ bản của cơ chế kiểm soát chi qua kho bạc nhà nước?
Câu hỏi ôn tập Chương 6: Xử lí vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước
- Phân biệt vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước và vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực khác (hành chính, dân sự…)?
- Nêu và phân tích các hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước?
- Nêu các hình thức xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân sách nhà nước?
- Thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân sách nhà nước?
Đề cương ôn tập môn Luật Ngân sách nhà nước
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ pháp luật ngân sách nhà nước
1. Phân tích sự tác động của một kế họach thu, chi NSNN đối với vấn đề lạm phát và thiểu phát của nền kinh tế quốc gia?
Thu ngân sách nhà nước là hoạt động của nhà nước nhằm tạo lập quỹ NSNN theo những trình tự và thủ tục luật định, trên cơ sở các khoản thu đã đựơc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Việc thu ngân sách nhà nước theo dự toán NSNN để đảm bảo chi và tạo nguồn dự trữ tài chính là vấn đề quan trọng của một quốc gia. Nếu thu không đảm bảo mà phải chi theo dự toán ngân sách sẽ nảy sinh tình trạng bội chi do chênh lệch thiếu giữa tổng chi NSNN và tổng số thu NSNN của năm ngân sách. Bắt buộc nhà nước phải áp dụng các biện pháp để khắc phục như vay trong và ngoài nước hoặc phát hành thêm tiền. Việc phát hành thêm tiền là biện pháp đơn giản nhưng dễ phát sinh tình trạng lạm phát do không bảo đảm bởi một tài sản có thật.
Chi ngân sách nhà nước là hoạt động không thể thiếu trong bộ máy nhà nước. Ngoài việc chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển còn có nhiều khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Nếu dự toán kế hoạch chi trong năm ngân sách mà không được bảo đảm sẽ gây trì trệ và phát sinh tình trạng thiếu phát trong cả nước, làm cho nền kinh tế quốc gia không thể đứng vững, trật tự xã hội không ổn định được.
Kế hoạch thu, chi ngân sách được xây dựng hàng năm ngân sách có tác động cân đối nguồn thu, chi để định hướng phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
2. Việc chi tiêu NSNN ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia?
Tác động tích cực:
– Chi NSNN trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế : Thông qua hoạt động chi Ngân sách, Nhà nước sẽ cung cấp kinh phí đầu tư cho cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp thuộc các ngành then chốt trên cơ sở đó tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (có thể thấy rõ nhất tầm quan trọng của điện lực, viễn thông, hàng không đến hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp). Bên cạnh đó, việc cấp vốn hình thành các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những biện pháp căn bản để chống độc quyền và giữ cho thị trường khỏi rơi vào tình trạng cạnh tranh không hoàn hảo. Và trong những điều kiện cụ thể, nguồn kinh phí trong ngân sách cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đảm bảo tính ổn định về cơ cấu hoặc chuẩn bị cho việc chuyển sang cơ cấu mới hợp lý hơn.
– Chi NSNN Giải quyết các vấn đề xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế:
Trợ giúp trực tiếp dành cho những người có thu nhập thấp hay có hoàn cảnh đặc biệt như chi về trợ cấp xã hội, trợ cấp gián tiếp dưới hình thức trợ giá cho các mặt hàng thiết yếu, các khoản chi phí để thực hiện chính sách dân số, chính sách việc làm, chống mù chữ, hỗ trợ đồng bào bão lụt.
– Góp phần ổn định thị trường, chống lạm phát, bình ổn giá cả thị trường hàng hoá: Cơ chế điều tiết thông qua chi cho trợ giá, điều chỉnh chi tiêu của chính phủ đã góp phần tạo nền thị trường ổn định, là tiền đề thúc đấy kinh tế phát triển.
– Tác động tiêu cực:
Tuy nhiên, nếu việc sử dụng ngân sách Nhà nước chưa đúng cách, đúng lúc, tình trạng bao cấp tràn lan, sự yếu kém trong việc quản lí thu chi ngân sách sẽ dẫn dến tình trạng thâm hụt ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Chẳng hạn như cơ cấu chi tiêu không hợp lý có thể dẫ đến bội chi ngân sách Nhà nước, trong khi đó tác động tiêu cực
của bội chi ngân sách đến các hoạt động kinh tế-xã hội là hết sức rộng lớn. Ví dụ như, để bù đắp bội chi vừa qua để bù đắp bội chi chúng ta quyết định kế hoạch 55.000 tỷ đồng trái phiếu
Chính phủ. Nhưng về góc độ vĩ mô, phát hành trái phiếu hơn 50 tỷ đồng này thực chất là một gói nợ. Mà đã nợ thì không những phải trả gốc mà còn phải lo trả nợ cả phần lãi. Và nếu không điều hành khéo léo thì việc phát hành trái phiếu sẽ có hiệu ứng cả tích cực lẫn phản ứng phụ (cả gián tiếp và trực tiếp) trực tiếp như lạm phát và ảnh hưởng trên tỷ giá đồng tiền. Về ảnh hưởng gián tiếp, khoản nợ này đã lấy đi những cơ hội đầu tư khác….
3. Bản kế họach thu, chi tài chính của Nhà nước trong một năm dương lịch sau khi đựơc Quốc Hội thông qua có tên gọi là gì? Giải thích tại sao lại có tên gọi như vậy?
Được gọi là Luật Ngân sách nhà nước thường niên. Vì:
– Vì sao gọi là luật: vì nó cũng được ban hành bởi cơ quan quyền lực nhà nước chính là QH thông qua một trình tự thủ tục nhất định, có giá trị bắt buộc trong phạm vi toàn quốc.
– Vì sao gọi là thường niên: Vì so với các đạo luật khác thường không có thời gian hiệu lực xác định thì Luật Ngân sách nhà nước thường niên chỉ có hiệu lực trong vòng một năm. Chính phủ chỉ được phép thi hành trong năm đó. Sau một năm ngân sách, QH lại phải tiến hành thông qua một bản dự toán ngân sách mới.
Do đó tên gọi như vậy là để nhấn mạnh điểm khác biệt của đạo luật này so với các văn bản pháp luật khác.
4. Trình bày hệ thống NSNN của nước ta hiện nay? Phân tích mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống NSNN?
Hệ thống ngân sách nhà nước là tập hợp ngân sách các cấp chính quyền nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ và công khai.
Tùy thuộc mô hình nhà nước mà có các hệ thống ngân sách khác nhau (nhà nước liên bang, nhà nước đơn nhất ) => Nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước.
Các thành phần trong hệ thống này có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau.
Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước qui định “ Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân “.
Hệ thống ngân sách Việt nam là hệ thống ngân sách 2 cấp: Ngân sách Trung ương và Ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương hiện nay bao gồm cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã (cấp huyện có thể bị lọai bỏ trong tương lai) -> hội đồng nhân dân cấp tỉnh được trao quyền để quản lý tòan bộ ngân sách cấp địa phương -> thể hiện nguyên tắc tập trung. Nguyên tắc dân chủ công khai chưa được phát huy tốt (không công bố dự tóan ngân sách nhà nước, việc góp ý của quốc hội mang tính hình thức).
Mối quan hệ giữa các cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước:
* Tính độc lập tương đối giữa ngân sách các cấp:
– Giao các nguồn thu và chi cho các cấp ngân sách và cho phép mỗi cấp có quyền quyết định ngân sách của mình:
– Nguồn thu của ngân sách cấp nào thì cấp đó sử dụng.
– Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp nào thì cấp đó phải đảm nhận.
* Tính phụ thuộc giữa ngân sách cấp dưới và ngân sách cấp trên:
– Ngân sách cấp trên có thể chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới để địa phương hòan thành nhiệm vụ.
– Ngân sách cấp trên có thể chi bổ sung có mục tiêu để địa phương có thể thực hiện được chính sách mới.
5. Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước quy định: “NSNN bao gồm NSTW và NSĐP. NSĐP là ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uûy ban nhân dân”. Hãy giải thích tại sao Luật Ngân sách nhà nước không quy định: NSĐP là ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, và ngân sách cấp xã, mà lại quy định về NSĐP như trên?
Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002 quy định: “NSNN bao gồm: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân”. Luật Ngân sách nhà nước 2002 không chỉ rõ các cấp ngân sách trong hệ
thống ngân sách nhà nước đây là điểm khác biệt so với quy định trước đây. Luật Ngân sách nhà nước năm 1996 có quy định rõ hệ thống NSNN gồm 4 cấp : TW, ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã và cấp tương đương. Lý do của sự khác biệt:
Thứ nhất, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 được ban hành khi Luật tổ chức HĐND, UBND sửa đổi chưa được quốc hội thông qua, vì vậy để phù hợp với Luật tổ chức HĐND, UBND ban hành sau này cần quy định như trên để Luật Ngân sách nhà nước không bị mâu thuẫn trong trường hợp Luật tổ chức HĐND, UBND quy định cấp chính quyền địa phương có hội đồng nhân dân ở 1, 2 hoặc cả 3 cấp.
Thứ hai, Do Luật Ngân sách nhà nước năm 1996 có quy định rõ hệ thống NSNN gồm 4 cấp, việc quy định như vậy là phù hợp với hệ thống hành chính. Tuy nhiên, thực tế thực hiện cho thấy quy định về hệ thống NSNN như vậy là chưa phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý ở từng địa phương, cụ thể:
Một là, do sự khác biệt khá lớn giữa các địa phương về nguồn lực và trình độ khả năng quản lý, nên vị trí vai trò của ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã ở từng Tỉnh, Thành phố rất khác nhau, trong khi đó Luật ngân sách 1996 phân định cụ thể và chi tiết nguồn thu, nhiệm vụ chi thống nhất cho từng cấp ngân sách ở tất cả các địa phương là không phù hợp .
Hai là, vị trí, vai trò của chính quyền cấp Tỉnh trong quản lý và điều hành ngân sách các cấp ở địa phương là rất quan trọng, nhưng chưa được thể rõ và đề cao trong Luật Ngân sách nhà nước 1996.
Ba là, trong hệ thống NSNN, ngân sách xã là một khâu quan trọng, nhưng các quy định về nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã quy định trong Luật Ngân sách nhà nước 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước năm 1998 chưa tương xứng với vai trò, vị trí của cấp ngân sách này theo tinh thần Nghị quyết trung ương 5 khoá IX.
Việc quy định hai bộ phận NSNN để khi phân cấp chỉ phân định nguồn thu nhiệm vụ chi cho hai bộ phận đó và trao quyền cho HĐND tỉnh phân cấp cụ thể nguồn thu nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách ở địa phương trên cơ sở nguyên tắc chung cho phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực cán bộ ở địa phương, đề cao vai trò chính quyền cấp tỉnh trong quản lý điều hành NSĐP.
NHẬN ĐỊNH LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2015
✅nhận định đúng sai luật ngân sách nhà nước 2015
1. Nguồn vốn vay nợ của Chính Phủ được sử dụng để đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
--> Sai.
Nguồn vốn vay nợ trong và ngoài nước được dùng để bù đắp bội chi ngân sách vì vay nợ là một trong những cách thức để giải quyết bội chi ngân sách nhà nước. Chính vì thế, nguồn vốn vay nợ này không được sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho chi đầu tư phát triển. Như vậy, việc sử dụng nguồn vốn vay nợ được sử dụng để đảm bảo hoạt động thường xuyên của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là không đúng với quy định của pháp luật. (khoản 2 Điều 8).
2. Thu bổ sung để cân đối ngân sách là khoản thu thường xuyên của các cấp NS.
--> Sai.
Thu bổ sung để cân đối ngân sách không là khoản thu thường xuyên của các cấp ngân sách mà là khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới nhằm đảm bảo cho chính quyền cấp dưới cân đối nguồn ngân sách để thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh được giao. (Điểm a Khoản 1 Điều 29 LNSNN 2002).
3. Khoản thu 100% của ngân sách địa phương là khoản thu do cấp ngân sách địa phương nào thu thì cấp ngân sách đó được hưởng 100%.
--> Sai.
Cấp ngân sách địa phương nào thu thì không đồng nghĩa với cấp ngân sách đó được hưởng 100 % trong trong trường hợp đối với các khoản thu 100% của ngân sách địa phương, bởi theo Điều 23 Nghị định 60/2003/NĐ-CP quy định thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp nguồn thu cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương theo các nguyên tắc quy định tại Điều 6 của Nghị định 60/2003/NĐ-CP và một số yêu cầu khác.
Quy định như thế này sẽ tạo nên sự linh động, linh hoạt cho ngân sách địa phương vì đặc điểm tình hình mỗi địa phương là khác nhau nên HĐND cấp tỉnh là nơi hiểu rõ hơn cả, từ đó các địa phương thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
4. Khoản thu từ thuế GTGT là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % giữa NSTW và NSĐP.
--> Sai.
Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 30 LNSNN 2002, khoản thuế giá trị gia tăng là khoản thu được phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa NSTW và NSĐP, tuy nhiên, không tính thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 30 LNSNN 2002. Hay nói cách khác, thuế giá trị gia tăng của hàng hoá nhập khẩu sẽ phải là khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100% chứ không phân chia tỷ lệ phần trăm giữa NSTW và NSĐP.
5. Kết dư ngân sách nhà nước hàng năm được nộp vào quỹ dự trữ nhà nước theo quy định của pháp luật NSNN hiện hành.
--> Sai.
Theo quy định tại điều 63 Luật NSNN 2002, khi có kết dư ngân sách thì tuỳ thuộc vào mỗi loại cấp ngân sách sẽ có những cách thức xử lý khác nhau và tuỳ từng trường hợp, cụ thể trong Điều 69 NĐ 60/2003/NĐ-CP:
– Kết dư ngân sách TW, ngân sách cấp tỉnh được trích nộp 50% vào Quỹ dự trữ tài chính quốc gia (không phải là quỹ dự trữ nhà nước), còn lại chuyển vào thu ngân sách năm sau. Nếu Quỹ dự trữ tài chính đủ mức giới hạn thì chuyển vào ngân sách năm sau.
– Kết dư ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã được chuyển toàn bộ vào thu ngân sách năm sau.
6. Mức bội chi NSNN được xác định bằng tổng mức bội chi của NSTW và NSĐP trong năm ngân sách.
--> Sai.
Mức bội chi ngân sách nhà nước chỉ có ở ngân sách trung ương chứ không được phép có ở ngân sách địa phương nên theo khoản 1 Điều 4 NĐ 60/2003/NĐ-CP thì bội chi ngân sách là bội chi ngân sách TW được xác định bằng chênh lệch thiếu giữa tổng số chi ngân sách TW và tổng số thu NS TW của năm ngân sách.
Ngoài ra, vì NSĐP không được bội chi nên NSĐP được cân đối với tổng số chi không được vượt quá tổng số thu.
7. Phát hành thêm tiền là một trong những biện pháp góp phần giải quyết bội chi NSNN.
--> Đúng.
Một trong những cách thức để giải quyết bội chi là phát hành tiền.
8. Việc lập và phê chuẩn dự toán Ngân sách Nhà nước do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Quốc Hội thực hiện.
--> Sai.
Việc lập dự toán Ngân sách nhà nước không do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội thực hiện mà thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
– Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 LNSNN 2002, thì Chính phủ sẽ có nhiệm vụ lập và trình quốc hội dự toán ngân sách nhà nước.
Như vậy, Chính phủ không có thẩm quyền phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước mà chỉ có Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực cao nhất sẽ thực hiện nhiệm vụ này (Khoản 3 Điều 15 LNSNN 2002).
9. Trong mọi trường hợp, dự toán NSNN phải đựơc Quốc Hội thông qua trước ngày 15/11 của năm trước.
--> Sai.
Về nguyên tắc thì Quốc hộ sẽ ra quyết định dự toán NSNN trước ngày 15 tháng 11 năm trước (Khoản 1 Điều 45 LNSNN 2002).
Tuy nhiên theo Khoản 4 Điều 45 LNSNN 2002, trong trường hợp dự toán ngân sách nhà nước chưa được Quốc hội quyết định thì Chính phủ lập lại dự toán ngân sách nhà nước trình Quốc hội quyết định vào thời gian Quốc hội quyết định.
10. Ủy ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền quyết định dự toán ngân sách nhà nước cấp mình.
--> Sai.
Quyết định dự toán ngân sách nhà nước cấp mình là thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân chứ không phải thuộc về Uỷ ban nhân dân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 LNSNN 2002 thì HĐND căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định dự toán ngân sách địa phương.
11. Các đơn vị dự toán ngân sách được trích lại 50% kết dư ngân sách để lập quỹ dự trữ tài chính của đơn vị.
--> Sai.
Việc trích lại 50% kết dư ngân sách để lập quỹ dự trữ tài chính là thuộc cấp ngân sách trung ương, ngân sách cấp tỉnh chứ các đơn vị dự toán ngân sách không được phép (Đoạn 1 Điều 63 LNSNN 2002).
12. Quỹ dự trữ tài chính là quỹ tiền tệ được sử dụng để khắc phục hậu quả của thiên tai.
13. Số tăng thu NSNN đựơc dùng để thưởng cho các đơn vị dự toán NSNN theo quyết định của Chủ tịch UBND.
--> Sai.
Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 56 LNSNN 2002, nếu có sự tăng thu thì
– Thứ nhất là việc thưởng này là cho ngân sách cấp dưới theo nguyên tắc gắn với thành tích quản lý thu trên địa bàn. Như vậy nếu có tăng thu NSNN thì việc thưởng dành cho ngân sách cấp dưới chứ không phải để thưởng cho các đơn vị dự toán NSNN.
– Thứ hai, về thẩm quyền thưởng không thuộc về chủ tịch UBND mà UBND cấp tỉnh trình HĐND để HĐND quyết định.
14. Hội đồng nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định về mức thu phí trên địa bàn thuộc quyền quản lý.
15. Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong lĩnh vực chấp hành ngân sách nhà nước.
--> Đúng.
16. Dự phòng ngân sách là khoản tiền được sử dụng để thực hiện những khoản chi khi nguồn thu chưa kịp đáp ứng.
17. Cơ quan thuế là cơ quan có chức năng thu và quản lý các nguồn thu của NSNN.
--> Khoản 1 Điều 54: cơ quan thuế là cơ quan có chức năng thu NSNN
--> Khoản 3 Điều 54: KBNN mới là cơ quan có chức năng quản lý các nguồn thu NSNN.
18. Tất cả các khoản thu NSNN đều phải tập trung vào KBNN.
--> Đúng.
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 54 LNSNN 2002.
19. Kho bạc nhà nước là cơ quan có thẩm quyền thu NSNN.
--> Sai.
Khoản 3 Điều 54 LNSNN: toàn bộ khoản thu phải nộp trực tiếp vào kho bạc nhà nước. Tại Khoản 2 Điều 54 thì không quy định KBNN là cơ quan thu .
20. Tất cả các cơ quan nhà nước đều là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chi NSNN.
--> Đúng, vì để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
21. Bộ trưởng Bộ tài chính là chủ thể duy nhất được quyền quyết định các khoản chi từ dự phòng ngân sách Trung ương.