Thành ngữ: Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã

Thành ngữ: Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Câu thành ngữ này khá quen thuộc với các bạn rồi phải không ạ? Trong cuộc sống có vô vàn tình huống, vậy bạn đã biết tình huống nào sử dụng câu thành ngữ này chưa?

Thành ngữ: Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
Thành ngữ: Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã

Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã là gì

“Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” là một thành ngữ Hán Việt đã khá quen thuộc trong giao tiếp hiện nay. Xét nghĩa từng thành tố, ta thấy: ngưu là “trâu”, mã là “ngựa”, tầm là “tìm”. Ghép lại theo cấu trúc tổng thể, ngữ nghĩa chung sẽ là “trâu tìm đến trâu, ngựa tìm đến ngựa”. Chuyện này cũng quá rõ rồi. Vì thông thường, mọi loài vật sống theo bầy đàn, có thói quen đi cùng nhau khi kiếm ăn hay về chuồng…

Thế nhưng điều thú vị là hiện tại, ngữ nghĩa chung của thành ngữ “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” này lại lệch theo hướng khác. Nó hàm chỉ “những kẻ xấu thì thường hay tìm đến những kẻ xấu khác, để cùng giao du hay mưu đồ làm những việc mờ ám”.

Nhưng sao thành ngữ này lại chỉ biểu hiện nghĩa xấu thế nhỉ? Vì nếu chỉ “trâu tìm trâu, ngựa tìm ngựa” thì câu chuyện ở đời thật đơn giản: loài nào đi tìm loài ấy.

Ứng dụng câu thành ngữ Ngưu tầm ngưu mã tầm mã

Thực tế thì câu thành ngữ “Ngưu tầm ngưu Mã tầm mã” là một câu nói xuất xứ Trung Hoa. Còn tại Việt Nam, câu nói có nét tương đồng, đó chính là câu “Nồi nào úp vung nấy”.

“Nồi tròn thì úp vung tròn Nồi tròn vung méo úp sao cho vừa. Nồi tròn phải úp vung tròn Nồi vênh đừng sợ, vẫn còn vung vênh.”

Con người trong xã hội hiện nay, đều có xu hướng tìm đến những đối tượng có cùng quan điểm sống với mình, vì đó là sự cân bằng của cuộc sống. Cuộc sống này luôn ở mức cân bằng cho phép, bởi lẽ: Rồng bay với rồng, phượng múa theo phượng, chuột cùng bạn biết đào ngạch.

“Rồng vàng tắm nước ao tù Người khôn ở với người ngu bực mình. Người xinh lại lấy người xinh Bao nhiêu kẻ xấu rập rình với nhau.”

Ở cái xã hội này, đều có sự phân biệt đẳng cấp giàu nghèo, tri thức, thiện ác. Kẻ giàu đẳng cấp chơi với kẻ giàu có, chứ kẻ giàu có mấy khi chơi với kẻ nghèo khó bao giờ. Người tích cực xu hướng chơi với người tích cực để tri âm, còn kẻ tiêu cực cũng tìm kẻ tiêu cực để bầu bạn (người tích cực được ví như ánh sáng, kẻ tiêu cực lại như bóng tối. Thiện ác phân minh, ánh sáng và bóng tối không thể cùng nhau tồn tại).

Người thích bóng đá kết thân với người đá bóng. Kẻ cờ bạc rượu chè hợp với người cờ bac rượu chè, hạng cùng đinh chơi với hạng cùng đinh mà thôi. Người thích chứng khoán hợp với kẻ đầu tư, người lý thuyết suông lại rất hợp với kẻ ít thực hành, người thành công lại muốn kết thân với những người thành công hoặc thành công hơn mình…

Nói tóm lại là nhiều lắm ở trong cái xã hội hiện nay. Thiên nga có đi với Gà bao giờ, mà Chí Phèo thì ắt có Thị Nở. Bởi thế mới có câu: “Tâm bình thế giới bình” cũng chính vì lẽ đó.

Trong thành ngữ Hán Việt, cũng có một câu nói: “Nhân dĩ loại tụ, vật dĩ quần phân” (物以类聚,人以群分). Mọi vật được tập hợp lại lại với nhau, mọi người được chia thành các nhóm. Bởi vậy mà rất hợp quần mà, vì “đa số” là như vậy, kể cả trong cuộc sống của chúng ta.

Nhưng mà hợp thế nào cho “Gần đèn thì sáng”, chứ đừng để “Gần mực thì lại đen thui cả cuộc đời (quả báo nhãn tiền)”, “Cận mặc giả hắc cận đăng tắc minh” (近墨者黑近燈則明). Sống làm sao bước ra ánh sáng, chứ sống “cận mực”, thì cuộc đời thường rất éo le lắm.

Sách Tả truyện, được coi là sáng tác của Tả Khâu Minh (viết trong khoảng năm 722 đến 468 trước công nguyên), có chép một truyện về danh tướng Ngô Khởi. Ngô Khởi là đệ tử của Khúc Ban mà Khúc Ban lại là học trò yêu của Khổng Tử. Trong một lần chinh chiến, con ngựa của Ngô Khởi bị tuột cương, chạy lạc vào một bầy trâu rừng. Thấy kẻ lạ, bầy trâu bèn quây lại húc con ngựa lạc kia tơi bời. Phải khó khăn lắm ngựa ta mới thoát khỏi vòng vây, may mắn chạy đến một đàn ngựa thả rông trên thảo nguyên. Không chỉ thoát chết, chú ngựa này còn được một bác tiều phu đem về nhà chăm sóc và cuối cùng tìm được chủ tướng Ngô Khởi.

Về xuất xứ là như vậy. Nhưng với người Việt ta, trâu ngựa vốn chỉ được coi là loài vật thân phận thấp hèn (Làm thân trâu ngựa cho loài khuyển dương) và hay có những hành vi độc ác, kiểu súc vật (đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi). Có lẽ chính vì lẽ đó mà câu thành ngữ “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” đã mang một nét nghĩa tiêu cực, chỉ hành động a dua, đua đòi của những kẻ xấu, “thầy nào thì tớ ấy” thôi.

Câu tục ngữ này đúc kết được kinh nghiệm trong cuộc sống, nhằm dạy dỗ chúng ta cách ăn ở lành tránh dữ, tránh xa môi trường độc hại & tiêu cực. Biết chọn bạn mà chơi, cần phải thận trọng trước khi kết bạn. Cần phải biết cách để tìm được người bạn tốt nhất trong đời, bởi vì “Chơi với chó, chó sẽ liếm mặt”.

Nhìn chung, bạn cần phải gần gũi những bạn bè tích cực. Tránh xa đi những bạn bè tiêu cực, đừng coi thường, bởi vì dễ “rước họa vào thân”. Nếu bạn là một ánh sáng thánh thiện, hãy luôn lan tỏa và cho những người xung quanh bạn được thừa hưởng ân huệ đó, từ chính ánh sáng tích cực của chính mình.

Ý nghĩa tích cực của câu thành ngữ Ngưu tầm ngưu mã tầm mã

Câu nói này chỉ nêu lên quan điểm cho tính chất “đa số” trong xã hội hiện nay, nó chỉ mượn lời hiển ý mà thôi. Nhìn chung thường là như vậy, nhưng không phải tất cả đều đúng. Bởi lẽ, “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, sống trong nơi nhơ bẩn, nhưng sen trong đầm bùn vẫn mọc tốt sống tốt. Ấy vậy mà hoa sen thường rất đẹp và lại còn tỏa ngát hương thơm nữa chứ.

Trong Kim Dung truyện, trích tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ (笑傲江湖). Kim Dung đã khắc họa lên nhân vật anh hùng Lệnh Hồ Xung đầy dũng khí, đầy mưu trí. Có tấm lòng lương thiện, nhưng lại rất thích kết giao với bọn tà môn ngoại đạo. Những kẻ hèn kém hoặc một số kẻ bất lương nhất trong giang hồ.

Lệnh Hồ Xung là một kẻ thích uống rượu, thích đánh bạc, cuộc sống rất phóng khoáng, không theo bất kỳ một quy tắc kỹ luật nào. Lệnh Hồ Xung kết giao được rất nhiều bằng hữu trên giang hồ. Đó là Khúc Dương, Hướng Vấn Thiên, Nhậm Ngã Hành… đều là người của Ma giáo.

Rồi đến Điền Bá Quang, kẻ hái hoa dâm tặc, chuyên giết người cướp của, không có việc gì mà hắn không dám làm. Nhưng cuối cùng Lệnh Hồ Xung và gã Điền Bá Quang này cũng đã kết giao huynh đệ. Hễ cứ gặp nhau là bàn luận kiếm võ, uống rượu ngày đêm.

Nhân vật cuối cùng phải kể đến là Nhậm Doanh Doanh, Thánh Cô của Nhật Nguyệt thần giáo. Ma đầu giết người không ghê tay. Ấy vậy mà từ khi gặp Lệnh Hồ Xung, nàng đã dành cho hắn một tình cảm đặc biệt. Chính Lệnh Hồ Xung đã cảm hóa Nhậm Doanh Doanh.

Để cho nàng biết rằng, trong cuộc sống này không chỉ có đao kiếm và chém giết. Mà còn đó là những thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Dần dần, Nhậm Doanh Doanh cũng đã bớt đi sự tàn bạo, gác đao kiếm, quy ấn giang hồ. Để rồi 2 người ngày ngày tấu khúc “Tiêu Cầm Khúc Tiếu Ngạo”. Trở thành biểu tượng tình yêu đẹp nhất trong phim võ hiệp/kiếm hiệp Kim Dung.

Bởi thế, người mang đi ánh sáng có thể chiếu rọi khắp nơi trong bóng tối. Trong cuộc sống, để đánh giá một người cần phải xem xét mọi thứ, chứ không thể nhìn vào vẻ bề ngoài được. Trên tảng băng nhỏ đang nổi là cả một khối băng chìm khổng lồ, mà không một ai có thể biết trước.

Bàn tay năm ngón, có ngón dài ngón ngắn. Nhưng khi ta nắm bàn tay lại, thì các ngón tay đó đều bằng nhau. Ở đây chính là sự kết nối, chan hòa tình yêu thương, mà không còn vướng bận tới những điều cỏn con khác, thì cuộc đời này thật đẹp biết bao.

Hy vọng rằng, trong cuộc sống mỗi người chúng ta sẽ luôn tìm kiếm được những mối quan hệ cùng tần số, tìm kiếm được những đôi đũa có sự cân đối để cùng cân xứng hơn trên mâm cỗ cuộc đời.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);