SEO trong website là gì?

Khi xây dựng website, việc làm sao để website hoạt động hiệu quả nhất chính là yếu tố mà các doanh nghiệp cần quan tâm nhằm nâng cao giá trị cũng như phủ sóng thương hiệu. Tuy nhiên để làm được điều đó thì SEO là việc làm mà bạn không thể bỏ qua. 

Search Engine Optimization viết đầy đủ của SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và là một kỹ thuật đặc biệt trong Internet Marketing. Mục đích giúp website đạt được thứ hạng cao trên các trang tìm kiếm, tiêu biểu là Google. Cùng ngolongnd tìm hiểu kỹ hơn nhé!

SEO trong website là gì?

SEO là gì?

SEO được viết tắt từ Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là quy trình giúp doanh nghiệp tăng chất lượng và lưu lượng truy cập cho website của mình bằng cách nâng cao thứ hạng và khả năng hiển thị của website hay các trang web trên các công cụ tìm kiếm.

SEO là gì?
SEO là gì?

Thông thường, những chủ doanh nghiệp muốn phát triển kinh doanh, hoặc muốn cải thiện doanh thu trực tuyến sẽ tìm đến SEO. Ngoài ra, những người quản lý trực tiếp website, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cũng sẽ sử dụng SEO vào website, bài viết của họ.

SEO là gì trong Marketing?

SEO là việc bạn dẫn lối khách hàng đến website của mình bằng cách đưa website lên top từ khóa mà khách hàng tìm kiếm. Một chiến lược SEO Marketing vững chắc sẽ giúp tăng lưu lượng truy cập cho website, thu hút khách hàng tiềm năng và doanh thu cho doanh nghiệp.

Hãy thử lấy ví dụ về SEO trong mảng du lịch. Khi bạn muốn thực hiện một chuyến du lịch, điều trước tiên bạn làm là tìm kiếm thông tin về địa điểm mà bạn muốn đến trước. Có thể nhảy lên Facebook chat hỏi bạn bè, người quen, hoặc hỏi đồng nghiệp đã từng đi hay lên Google search. Nhưng bạn sẽ tìm thông tin trên Google như thế nào? Rất đơn giản, chỉ cần gõ vài từ khóa thích hợp với nhu cầu của mình.

5 Yếu tố quyết định thành công trong triển khai SEO

  • SEO Onpage
  • SEO Offpage
  • Technical SEO
  • Local SEO
  • Entity .

Cách thức hoạt động của SEO

Có 3 số liệu quan trọng đối với một website để các công cụ tìm kiếm như Google đánh giá chất lượng là link, nội dung và cấu trúc trang.

– Link: Các liên kết trong website đóng góp vai trò lớn trong việc giúp Google xác định thứ hạng. Mỗi một liên kết được xem như là một phiếu bầu đánh giá chất lượng của website. Liên kết nhiều và chất lượng thì sẽ cải thiện thứ hạng cho website, ngược lại, liên kết ít cùng với không liên quan, làm phiền người dùng thì dễ khiến trang web bị đánh giá kém.

Cách thức hoạt động của SEO
Cách thức hoạt động của SEO

– Nội dung: Thuật toán và tính chất thuật toán của các công cụ tìm kiếm có thể phân tích nội dung bài viết để xác định được chất lượng của một trang web. Sau khi xem xét và đánh giá nội dung, Google hay các công cụ tìm kiếm khác sẽ chọn lọc những từ khóa quan trọng mà trang web đề cập đến. Từ đó, đề xuất hiển thị trên các trang tìm kiếm khi người dùng có nhu cầu tìm kiếm thông tin liên quan đến từ khóa đó. Đồng thời so sánh với các website có từ khóa tương tự nhằm để xếp hạng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm.

– Cấu trúc trang: Đây là một thành phần cốt lõi trong SEO, ảnh hưởng đến khả năng công cụ tìm kiếm đánh giá chất lượng của website. Ngoài ra, với những website có cấu trúc không hoàn chỉnh như các thẻ tiêu đề, URL quá dài hay thiếu thẻ hình ảnh thì rất khó để trang web xuất hiện trên top tìm kiếm.

Các loại hình SEO phổ biến

  • SEO từ khóa hay SEO Website đang là hình thức phổ biến và thông dụng nhất. Đa số các doanh nghiệp hoặc SEOer đều mong muốn từ khóa của mình có thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google
  • SEO ảnh: Là cách SEO dùng kỹ thuật để đưa hình ảnh trong trang web của bạn lên top tìm kiếm của Google khi người dùng tìm kiếm với từ khóa đó và chọn tab hình ảnh hiển thị.

  • SEO Clip: Có thể SEO những video, clip có sẵn trên web hoặc dùng các kênh thông tin khác như youtube để đưa trang web của bạn hiển thị trên tab Video.
  • SEO Google Map (Local SEO): Là cách làm giúp cho người tìm kiếm dễ dàng nhận thấy được địa điểm cần tìm trên Google Map
  • SEO App Mobile: Hình thức SEO này sẽ được các App xuất hiện trên trang tìm kiếm mà Google hiển thị, giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn.

Ưu điểm của SEO là gì?

SEO có rất nhiều ưu điểm, trong đó những ưu điểm nổi bật phải kể đến là:

  • Tối ưu tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư
  • Tiết kiệm chi phí
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng
  • Hỗ trợ phân tích khách hàng
  • Mang đến uy tín cho doanh nghiệp
  • Phát triển thương hiệu

Thuật toán Google tác động đến SEO Website

Thuật toán Panda

Thuật toán Panda được thiết kế để trừng phạt các trang web có nội dung chất lượng thấp. Các trang web có nội dung trùng lặp, lỗi chính tả, hoặc không có giá trị cho người dùng có thể bị xếp hạng thấp hoặc thậm chí bị loại khỏi kết quả tìm kiếm.

Thuật toán Penguin

Thuật toán Penguin nhằm trừng phạt các trang web sử dụng các kỹ thuật SEO mũ đen để tăng thứ hạng của mình. Các kỹ thuật SEO mũ đen bao gồm xây dựng liên kết không tự nhiên, sử dụng từ khóa quá nhiều, hoặc sử dụng các thủ thuật spam.

Thuật toán Hummingbird

Thuật toán này được đặt tên theo loài chim ruồi, loài chim có khả năng bay lượn nhanh và chính xác.

Hummingbird được thiết kế để cải thiện khả năng hiểu ý định của người dùng và trả về kết quả tìm kiếm phù hợp hơn với nhu cầu của họ. Thuật toán này sử dụng các yếu tố như ngữ nghĩa, ngữ cảnh và sự liên quan để đánh giá chất lượng của một trang web. Điều này có nghĩa là Google sẽ xếp hạng các trang web cao hơn nếu chúng cung cấp thông tin phù hợp với ý định của người dùng.

Thuật toán Google tác động đến SEO Website
Thuật toán Google tác động đến SEO Website

Thuật toán Pirate

Pirate là một thuật toán do Google phát triển nhằm mục đích chống lại các website đánh cắp nội dung có bản quyền. Thuật toán này sử dụng các kỹ thuật máy học để phát hiện các website có chứa nội dung vi phạm bản quyền, bị nhiều người báo cáo sai phạm.

Thuật toán Pigeon (chim bồ câu)

Thuật toán Pigeon (chim bồ câu) là một thuật toán tìm kiếm địa phương được Google phát triển và ra mắt vào năm 2014. Thuật toán này nhằm mục đích cải thiện kết quả tìm kiếm địa phương bằng cách sử dụng các yếu tố địa lý để xếp hạng các website.

Trước khi thuật toán này được ra mắt, kết quả tìm kiếm địa phương thường thiếu chính xác và không phù hợp với nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, với sự ra đời của thuật toán Pigeon, kết quả tìm kiếm địa phương đã trở nên chính xác và hữu ích hơn.

Thuật toán Mobile-Friendly

Thuật toán Mobile-Friendly được thiết kế nhằm đánh giá khả năng tương thích của các trang web trên công cụ tìm kiếm đối với trên thiết bị di động (máy tính bảng, iPad hoặc điện thoại thông minh). Ngày càng có nhiều người dùng tìm kiếm trên thiết bị di động, do đó, doanh nghiệp cần phải chú trọng việc tối ưu hóa website của mình cho thiết bị di động.

RankBrain

RankBrain hoạt động bằng cách sử dụng học máy để hiểu ý định của người dùng đằng sau mỗi truy vấn tìm kiếm. Nó phân tích các yếu tố như từ khóa, vị trí của người dùng, lịch sử tìm kiếm và các yếu tố khác để xác định kết quả tìm kiếm nào là phù hợp nhất.

RankBrain là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong thuật toán tìm kiếm của Google. Nó giúp cung cấp các kết quả tìm kiếm phù hợp hơn cho người dùng, ngay cả khi truy vấn đó là mới hoặc không rõ ràng.

Thuật toán Possum

Thuật toán Possum là một thuật toán được Google sử dụng để xử lý các trang web có nội dung trùng lặp hoặc tương tự nhau. Nhằm cải thiện chất lượng kết quả tìm kiếm bằng cách giảm thiểu số lượng trang web trùng lặp xuất hiện trong các kết quả.

Thuật toán Possum hoạt động bằng cách phân tích các trang web dựa trên các yếu tố như nội dung, cấu trúc và liên kết. Các trang web có nội dung trùng lặp hoặc tương tự nhau sẽ được đánh giá thấp hơn trong các kết quả tìm kiếm.

Google quyết định thứ tự trên trang kết quả tìm kiếm như thế nào?

Google sử dụng hơn 200 tiêu chí để quyết định thứ tự của kết quả tìm kiếm và những thuật toán chính xác này là một bí mật – điều tương tự cũng xảy ra đối với các công cụ tìm kiếm của Yahoo hay Microsoft. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn được tách biệt giữa các yếu tố nằm trên trang web như văn bản thực tế và nội dung, và các yếu tố nằm ngoài trang web bao gồm số lượng các đường link từ bên ngoài đến các website đó.

Google công khai các hướng dẫn SEO của mình. Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng trang web của bạn được công cụ tìm kiếm biết đến, điều này có nghĩa là có một “con nhện” tự động bò trên nội dung trang web của bạn và đưa nó vào trong bản đồ.

Từ đó, việc tối ưu hóa phụ thuộc vào việc kết hợp giữa công tác biên tập và kỹ thuật. Về cơ bản, nội dung, đặc biệt là tiêu đề cần phải mô tả được nội dung, sử dụng những từ khóa mà khách hàng thường dùng. Một số trang web có thể cố gắng để “lừa” Google, hoặc bằng cách tải các trang web với quá nhiều các từ khóa không liên quan, hoặc thông qua các trang trung gian có các đường link mà không mang nội dung nào cả.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);