Kinh nghiệm & lời khuyên cho các bạn muốn học thi TOEIC

Kinh nghiệm & lời khuyên cho các bạn muốn học thi TOEIC. Mình là Hoàng và hiện tại là SV năm 4 của AOF, nay mình muốn viết một chút chia sẻ của bản thân mình về quá trình học cũng như cách học của mình đối với TOEIC hi vọng rằng qua lời chia sẻ này thì sẽ giúp ích cho một số bạn đang học hoặc có dự định muốn học thi TOEIC, đặc biệt là những bạn năm 4 mà giờ chưa học chưa thi hay đã học nhưng ko thấm mà vẫn muốn thi J))

Khoảng hơn 6 tháng trước mình cũng đã thi và đạt con số 690 điểm (Học trong vòng 4 tháng và tự luyện đề khoảng 1 tháng, tổng là 5 tháng để ra con số này). Mình dự định sắp tới thi thêm lần nữa vì 690 ko phải là số điểm mơ ước của mình. Mình ko có ý định thi chỉ để ra trường, mà thi để kiếm cơ hội cao hơn với khả năng tiếng Anh cao hơn chút. Nói thật thì mình không phải lúc thi TOEIC mới bắt đầu học tiếng Anh, mà hồi cấp 3 cũng biết qua một số kiến thức ngữ pháp cơ bản như thì này thì kia. Nhưng lúc thi thử đầu vào thì mình chỉ được 200 điểm thôi, thế có nghĩa là bạn có nắm lượng kiến thức ngữ pháp năm cấp 3 thì cũng chẳng đủ để thi đâu. Đừng mơ hão nhé. TOEIC lúc mình thi so với lúc mình test thử nó oái oăm hơn nhiều. Giờ gọi là có kinh nghiệm đi thi rồi nên có thể hiểu được đề thi nó dạng như thế nào so với mấy đề ETS trên mạng. Về dạng đề thi thì mình sẽ chia sẻ sau, các bạn đọc về cách học trước nhé.

À thật ra mình không phải tự học, vì mình là một đứa khá lười và dễ nản nếu tự học, nên mình có đi học 1 chị giáo mà mình nghĩ là do ăn ở tốt nên gặp và học được J Vừa giỏi, vừa tốt, vừa có tâm, lại tâm lý, vì vậy mình không bao giờ tiếc một lời nào nếu đi pr cho chị, nhưng giờ các bạn hỏi mình cũng ko nói là ai đâu, vì bài này ko có mục đích pr.

1, Lên plan và đặt target cho bản thân

Cái này là cái chốt này. Nếu bạn học ko có mục tiêu hay kế hoạch học tập thì sẽ ko có động lực để cày đâu. Học cho có rồi đợi đến khi nào giỏi thì thi, bạn sẽ chả biết khi nào bạn giỏi. Những bạn này thì đảm bảo đến năm cuối mới dồn dập vào ôn thi, trong khi năm cuối cũng cần tập trung vào các môn chuyên ngành và cần nhiều cái hơn nữa để kiếm việc sau khi ra trường. Nói đâu xa, bạn bè xung quanh mình thôi. Vậy nên mình có lời khuyên nho nhỏ với các bạn nhỏ tuổi hơn, là giờ chưa quá bận thì bắt đầu học ngay đi còn kịp, không thì đến năm 4 mệt lắm.

Lúc mình bắt đầu học là đầu năm 3 (từ lúc nghỉ hè tháng 7 năm ngoái). Đặt target sau 5 tháng từ 200-750 (690 poor me). Mình không phải người tài năng gì, nên ko có ý định tự học. 4 tháng học 2 khoá của chị giáo, với 1 tháng tự tập trung luyện đề, 6 tháng có lẻ suy ngẫm để thi lần 2, thì mình rút ra kết luận: Bạn đi học thêm ở đâu cũng thế, kiếm chỗ cho bạn một định hướng tốt, một cách học phù hợp, thì đảm bảo dù bạn có tự học thì hoàn toàn có thể nâng trình rõ rệt mà ko bị mệt và nản. Mình đi học thử nhiều nơi rồi, nhưng thật sự nó vẫn same same nhau, ko khiến đứa khó tính cho mình bị ấn tượng, nên loại hết. Và mình chọn chị giáo trong khi ban đầu chả ai biết đến chị. Nhưng bạn đừng bao giờ dựa dẫm 100% vào giáo viên, hay bất kỳ trung tâm nào, nên nhớ là sự dạy dỗ chỉ chiếm 30% kết quả của con người bạn, còn 70% dựa vào sự nỗ lực của chính bạn. Rồi nỗ lực thế nào thì đọc tiếp phần 2.

2, Follow plan

Đầu tiên, cái gì cũng phải xuất phát từ cái nền. Cái nền ở đây là ngữ pháp, từ vựng, và khả năng nghe hiểu (TOEIC mình thi 2 kỹ năng nên ko tập trung vào khả năng nói, nhưng mình vẫn được dạy phát âm và luyện âm free vì hay tập trung làm phiền chị giáo J)). Ngữ pháp thì nói thật, lên mạng có đầy, cái này thì nó vô cùng nhàm chán, nhưng luyện nhiều thành quen thôi. Từ vựng thì có 600 từ vựng TOEIC cơ bản của Barron, trên mạng cũng nhan nhản. Tuy nhiên, học kiểu gì mà nhồi được đống ấy vào trong đầu thì cũng là 1 quá trình gian nan. Mình ko chép và học thuộc từ mới mỗi ngày như đợt cấp 3, vì từ vựng TOEIC bạn nào học rồi thì biết, nó cực kỳ informal, cực kỳ khó để chép ra rồi học thuộc. Nhưng kinh nghiệm học chị giáo là học theo ngữ cảnh. Nghe quen không, nhưng học theo ngữ cảnh như thế nào cho hiệu quả. Mình đọc cuốn hách não rồi, cũng là học theo ngữ cảnh, nhưng đối với mình thì ko hiệu quả. Cách học hiệu quả đối với mình đúng theo chương trình của chị giáo, đầu tiên là đoán nghĩa của từ trong 1 câu tiếng anh, nhưng ko dịch nghĩa vội. Sau đó xem video hoặc bức hình nào đó gây ấn tượng với bạn mà có chứa từ tiếng anh đấy, để củng cố việc đoán nghĩa của mình. Sau khi biết nghĩa và hiểu được từ ấy trong ngữ cảnh nào rồi, thì bắt đầu làm bài tập các parts từ 1 đến 7 của đề thi TOEIC có chứa những từ ấy. Thế thì muốn quên cũng ko quên được.

Đó là cách học ngữ pháp và từ vựng. Còn cách nghe thì sao? Thì nghe nhiều tiếng anh thôi, xem nhiều video tiếng anh vào. Hãy nghe bằng cách thụ động. Ban đầu ko cần hiểu gì, cứ nghe thôi. Đảm bảo nghe nhiều thành quen. Mình mới xem được 1 video hướng dẫn cách nghe tiếng Anh hiệu quả, thấy khá hay, bạn nên xem để tham khảo. https://www.facebook.com/watch/?v=319332925912525

Thứ 2, sau khi có kiến thức nền, bạn đi tập trung rèn luyện kỹ năng làm bài thi. Với bạn nào chưa biết thì việc thi TOEIC sẽ thi với 2 kĩ năng là Reading và Listening (200 câu) thời gian: 120p ~ 2 tiếng ( Nhìn tgian dài vậy thôi nhưng khi thi cắm mặt sml làm k kịp các pác ạ ). Đó là lý do mình phải thường xuyên rèn luyện kỹ năng làm bài thi đấy, ko thì ko biết cách phân bổ thời gian ra sao, nghe và đọc thế nào cho hiệu quả. Bạn nào để plan nhiều thời gian hơn mình thì có thể sẽ nhuần nhuyễn hơn, nhưng mình để kỹ năng trong 2-2,5 tháng thôi, nhưng như thế cũng gọi là khá ổn đối với mình (thank God ).

Về cơ bản các kỹ năng cần tập trung cho 2 phần Listening và Reading như sau:

Reading sẽ cần kĩ năng Skimming ở P7 cho nên hãy dần với việc ngồi đọc từng thể loại đoạn văn để có thể nhận định được khi đi thi nhé.

Về listening thì khi mình luyện đề, mình tạo thói quen là nghe 1 lần rồi nghe được đâu thì viết ra đấy (vì đi thi cũng chỉ nghe 1 lần thui) sau đó khi mà đã kiểm tra đáp án xong thì mình sẽ nghe lại lần nữa. Những chỗ k nghe được thì bạn hãy xem transcript của nó, nghe khi nào ra từ đấy thì thôi (đừng nản vì việc này)…. Ngoài ra thì mình là người nghiện phim trên Netflix cũng hay xem và nghe nhiều, nên một phần listening của mình cũng tăng lên từ đó. Với phần mô tả tranh sẽ là phần dễ nhất nên cố găng nghe được hết nhé. Phần khó sẽ là hội thoại p3,4 nên đòi hỏi khi luyện phải nghe đi nghe lại nhiều lần.

Khi vào thi thì sẽ thi listening trước reading sau, Reading thì hãy cố găng làm thật nhanh part 5,6 để dành tgian làm part 7 nhá vì nó so long .

Thứ 3, luyện đề cho quen. Nên đặt lịch thi trước để có động lực ôn thi hơn nhé. Nếu trong những bài thi thử, điểm của bạn chênh lệch khoảng 100 điểm so với số điểm mục tiêu, thì đăng ký ngay và luôn, cách đó khoảng 1 tháng là đẹp. Lúc luyện đề thì ngày nào mình cũng luyện 1 đề. Đề thì xin chị giáo hoặc trên mạng cũng nhiều đề ETS để thi. Từ lúc bắt đầu học, mình đã tự tạo thói quen cho bản thân là 2 tiếng/ngày or 1h-1h30 để học tiếng Anh, nên lúc luyện đề cũng quen rồi, ko thấy nản nữa, lại còn bỏ tiền đặt lịch thi rồi mà ko chăm thì cũng ko được.

3, Kinh nghiệm đi thi và sau khi thi

Hướng dẫn cách đăng ký thì chắc mình ko cần đề cập gì nữa, trên mạng cũng có nhiều. Khi đi thi thì không cần mang gì cả đâu bút chì người ta có rồi, nhớ mang CMND với giấy thông báo, với đừng quên não ở nhà nữa nhé. Đi vệ sinh thì rặn hết ra cả nặng cả nhẹ ở nhà trước đi, rồi lên đó đi nhẹ thêm phát nữa, rồi bước vào phòng thi là được. Nếu ho hay ốm đau bệnh tật thì lùi lịch đi, ko thì có bạn bên cạnh mình ho phát thôi đã nhận đc thẻ xanh cảnh báo lần 1. Nếu bị cảnh báo lần nữa chắc bị huỷ bỏ bài thi hôm đấy luôn.

Sau khi bước ra khỏi cánh cửa thì muốn tự vả vào cái bản mặt xinh trai của mình cái tội chủ quan và hay mất tập trung. P1, 3 thì gần như oke với các đề đã luyện, còn p2 vs p4 vừa dài vừa khó nghe. Đến p7 thì muốn phát điên vì dài sml. Ko những dài mà còn bắt gặp những dạng bài hay cấu trúc khác mà bạn phải đọc nhiều tài liệu tiếng anh bên ngoài khác như báo chí hay nhiều các vấn đề xã hội khác khá khó hiểu. Vậy nên rút kinh nghiệm lần sau là tìm những tài liệu tiếng Anh bên ngoài đọc thêm để củng cố kiến thức vậy.

Thế là kết thúc phần chia sẻ của mình ở đây. Tưởng ko dài mà dài ko tưởng, cảm xúc tuôn trào liên tục. Có thắc mắc gì bạn có thể để lại ở cmt dưới đây hoặc ib hỏi mình, rảnh mình sẽ giải đáp cho các bạn. Chúc các bạn thi cử may mắn, học hành tiến tới, nhưng học cũng đừng quên chơi ko thì stress dữ đấy. Peaceee

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);