Độ tuổi nào nên để trẻ làm việc nhà và làm những công việc gì cho đúng?

Độ tuổi nào nên để trẻ làm việc nhà và làm những công việc gì cho đúng?

Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu, việc để trẻ làm việc nhà từ nhỏ sẽ có ích cho trẻ khi trưởng thành và còn cải thiện sức khỏe tinh thần. 

Vì vậy, mỗi bậc cha mẹ hãy nên dành thời gian để quan tâm đến con. Và khuyến khích con mình thử làm những công việc nhỏ nhất như là công việc nhà để con có thể được trải nghiệm công việc.

Con sẽ cảm thấy mình có giá trị hơn, cảm thấy cha mẹ có quan tâm mình hơn.

Dạy cho con làm việc nhà là điều tốt. Tuy nhiên cha mẹ không nên coi đó là cách để giảm bớt công việc của mình. Thay vào đó, làm việc nhà là cách để cha mẹ dạy con những bài học cuộc sống. 

Cùng theo dõi một số gợi ý từ ngolongnd.net  về Độ tuổi nào nên để trẻ làm việc nhà và làm những công việc gì cho đúng?

Từ 2-5 tuổi: Học làm các việc nhẹ theo trình tự

Với trẻ độ tuổi này, làm việc nhà giúp trẻ phát triển các kỹ năng mới. Và cho trẻ thấy rằng mọi công việc đều có trình tự đầu – giữa – cuối.

Ví dụ con mặc quần áo, sau đó thay quần áo và cho vào giỏ đựng đồ giặt.

Các công việc nhà đơn giản này sẽ dạy con cách chia những công việc lớn thành các bước nhỏ hơn.

Một số việc nhà trẻ có thể làm là dọn dẹp đồ chơi, sách vở, bỏ đồ bẩn vào giỏ.

Từ 6-7 tuổi: Học giúp đỡ và tham gia làm việc theo nhóm

Ở độ tuổi này, cha mẹ có thể dạy trẻ làm việc theo nhóm và giúp đỡ người khác. Ví dụ để trẻ phụ lặt vặt khi nấu ăn, bày mâm bát, lên danh sách mua đồ… Ngoài ra có thể cho trẻ chăm sóc thú cưng, tưới cây trong nhà.
Các công việc nhà sẽ khiến trẻ cảm thấy được tham gia cùng cha mẹ và tạo cơ hội kết nối các thành viên trong gia đình.

 

Từ 8-9 tuổi: Biết để đồ đúng chỗ

Khi trẻ lớn hơn, trẻ cần chịu trách nhiệm với bản thân hơn. Ví dụ như quản lý đồ dùng của mình.

Trẻ cần biết sắp xếp đồ vật trong nhà đúng chỗ, ví dụ dụng cụ học tập, đồ chơi, quần áo.

Các việc nhà trẻ có thể làm: sắp xếp đồ đạc, gập và cất quần áo, cất bát đĩa sạch lên giá.

Từ 10-11 tuổi: Biết tự dựa vào bản thân hơn

Đến độ tuổi này, trẻ có thể làm những nhiệm vụ lớn hơn. Cha mẹ có thể giao cho trẻ những công việc đòi hỏi tính giờ giấc như chuẩn bị đồ ăn sáng hoặc đồ ăn trưa trước khi đi học.

Các công việc nhà phức tạp và nhiều giai đoạn như làm bữa sáng sẽ dạy cho trẻ biết phải lên kế hoạch từ trước và xác định các bước cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ.

Điều này sẽ dạy trẻ học quản lý thời gian và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Một số việc nhà trong độ tuổi này: làm bữa sáng, đổ rác, quét nhà, hút bụi…

 

Từ 12-15 tuổi: Học cách sắp xếp thứ tự ưu tiên

Với trẻ thanh thiếu niên, các công việc nhà sẽ giúp xây dựng sự tự tin cho trẻ. Trẻ cảm thấy mình có năng lực và được tin tưởng. Hay nói cách khác là được đối xử như người trưởng thành.

Và những việc phù hợp lứa tuổi thì sẽ giúp tạo động lực cho con.

Điều quan trọng là phải dạy trẻ tính tự giác và sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc.

Do đó cha mẹ có thể cho trẻ được linh hoạt và tự do khi làm việc nhà.

Gợi ý một số công việc cho trẻ độ tuổi này: rửa xe, giặt là, dọn vườn, lau cửa sổ…

 

Từ 16 tuổi trở lên: Chuẩn bị cho cuộc sống trưởng thành

Khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên, trẻ đã có  năng lực và khả năng tự lập, vì vậy cha mẹ nên cho con làm những việc nhà mà người trưởng thành bình thường đều làm.

Các công việc này bao gồm quản lý tiền bạc và đối phó với các tình huống khẩn сấр.

Cho dù các kỹ năng này sẽ có ích cho cuộc sống sau này của con. Nhưng điều đó không có nghĩa là cha mẹ nên đổ hết việc nhà cho con.

Không dùng tiền để làm món quà “khích lệ” con cái làm việc nhà

Đừng trả tiền cho những việc vặt:

Hầu hết trẻ mẫu giáo còn quá nhỏ để hiểu được giá trị của đồng tiền. Tiền bạc để đổi lấy công việc không có nhiều ý nghĩa đối với bọn trẻ.

Nhiều chuyên gia tài chính vẫn băn khoăn về việc trả tiền cho trẻ tự làm việc nhà. Thỉnh thoảng bạn vẫn có thể cho con tiền để dạy trẻ cách tiết kiệm và đưa ra các quyết định chi tiêu hợp lý.

Tuy nhiên giá trị của việc dạy trẻ làm việc nhà là phát triển lòng tự hào khi hoàn thành tốt một công việc và cảm nhận được sự đóng góp, vai trò của mình trong gia đình.

Trẻ nhỏ rất giàu trí tưởng tượng, rất thích được người khác quan tâm và nhờ vả. Vì thế, dựa vào độ tuổi và sự nhận thức của con, ta có thể dạy trẻ làm các việc phù hợp.

Bố mẹ cũng có thể thúc đẩy sự phát triển tư duy, nhận thức cũng như hình thành tính cách siêng năng ở trẻ.

Chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng trẻ là một quá trình dài. Vì thế cha mẹ hãy là người bạn đồng hành giúp trẻ phát huy tốt khả năng của mình. Như vậy con trẻ sẽ tiếp cận được với nhiều công việc hơn. Và các con sẽ linh động hơn trong công việc sau này.

Hi vọng với một số gợi ý phía trên, bố mẹ sẽ biết cách giao việc nhà cho con mình.

 

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);