Bài viết về đạo luật H-1B Visa được giới thiệu tại Hạ Nghị Viện Mỹ

Bài viết về đạo luật H-1B Visa được giới thiệu tại Hạ Nghị Viện Mỹ Một đạo luật đã được giới thiệu tại Hạ Nghị Viện Mỹ về vấn đề H1-B Visa. Đây là loại visa giúp các công ty Mỹ tuyển dụng nhân sự người nước ngoài (bao gồm sinh viên quốc tế học và tốt nghiệp tại Mỹ). Một điểm quan trọng được thay đổi trong luật này là việc tăng mức lương yêu cầu từ 60,000USD lên 130,000USD.

Comments: Với mức lương yêu cầu 60,000USD như trước đây, mặc dù không phải số đông sinh viên ra trường có thể thoả điều kiện nhưng con số thoả điều kiện mức lương 60,000USD cũng rất lớn, nhất là trong những ngành STEM (Science, Technology, Engineering and Mathematics) hoặc những sinh viên MBA/Master & Ph.D. Tuy nhiên, với mức lương yêu cầu tăng lên 130,000USD, một số ý kiến chuyên môn cho rằng chỉ có những job rất đặc thù và thuộc tầng Ph.D hoặc quản lí cấp cao mới hy vọng đạt được mức lương này.

Chính quyền của Tổng thống Trump đang nỗ lực giành lại việc làm tại Mỹ cho công dân Mỹ nhưng đồng thời cũng đẩy nhiều nhân tài quốc tế đang theo học tại Mỹ vào hoàn cảnh cực kì khó khăn. Số đông sinh viên tốt nghiệp tại Mỹ sẽ khó có khả năng đạt được mức lương 130,000USD khi tốt nghiệp và vì thể sẽ có khả năng rời Mỹ sang một quốc gia khác.

Giải pháp trước mắt cho các sinh viên đang theo học tại Mỹ, theo ý kiến cá nhân của mình, là xin chuyển tiếp sang các chương trình tại các nước dễ nhập cư và làm việc lại như Canada hoặc Úc để tốt nghiệp tại các quốc gia này. Cụ thể tại Canada, với bậc đại học sinh viên từ các nước có thể xin chuyển tiếp sang và chỉ cần học trên 2 năm vẫn có thể xin WOrk Permit 3 năm để làm việc lại Canada. Bằng tốt nghiệp đại học vẫn có giá trị tương đương với người học đại học 4 năm tại Canada. Ngoài ra, vẫn được tất cả các ưu đãi như sinh viên đã theo học tại Canada từ đầu.

Một vấn đề liên quan cần chú ý là mặc dù sinh viên từ Mỹ có thể xin chuyển tiếp sang để học tiếp, những người đã tốt nghiệp tại Mỹ sẽ khó khả thi xin sang Canada làm việc vì bị rào cản về Work Permit. Vậy nên nếu trước sau cũng phải chuyển, tốt hơn hết là chuyển ngay khi còn đang đi học. Hoặc sinh viên tại Mỹ có thể chờ kết thúc nhiệm kì của Tổng Thống Trump và kì vọng một đạo luật mới.

Với những bạn không có nhu cầu định cư hoặc làm việc tại Mỹ mà chỉ cần học tại một số trường danh tiếng hàng đầu thế giới cùng lượng lớn học bổng thì Mỹ vẫn là nước có điều kiện tốt nhất.

 

Đây là một điều mới với ngay cả lực luợng du hoc sinh của Úc, nhưng mà cũng nên thông báo để mọi nguời cần luư tâm.

* 10 năm truớc Úc đổi chính sách skilled migration: du hoc sinh xong kg kiếm duợc việc làm, xin vui lòng rời khỏi nuớc Úc. “Thanks for coming and wish you well”. Con duờng cho du hoc sinh ở lại càng hẹp dần, phải đi vùng xau vùng xa (di nhiên tầng lớp chứng mình duoc khả năng của mình thì kiếm job ở lại de dàng, kg cần phải bàn).

* 2 năm đổ lại đây: xiết chặt hơn bao giò hết, lần đầu tiên có khái niệm mới “có job trong tay – CHƯA CHẮC ĐỦ ĐỂM XIN Ở LẠI” (again it will not affect those with true calibre, employed in Oz regardless where they come from). Có nghĩa là nhà nuớc Úc xiết chặt sponsorship. Bắt đầu học theo Denmark (you must have offer of $100 000 USD/annum employment to secure visa) di nhiên chưa tới mức đó. Chỉ tạm thời dừng ở xiết chắc companies that offer sponsorships, raise the bar, chứ chưa nói tới income.

Do đó các ban du hoc sinh cần suy nghĩ kỹ, nếu biết mình nẵng lực tốt, siêng năng, học từ truờng tốt và sẵn sàng challenge yourself and culture fit nếu nghĩ tời Uc. Úc kg còn là nuớc nếu chỉ lấy dc cái job offer 1-2 nam là có PR, that time was over. Tui recommend các bạn đi Canada, ở đó chính sách di dan còn dễ hơn, còn sau khi dã định cư ở Can rồi thì các bạn thích đi dau làm gì thì tự nhiên.

 

 

Tuy nhiên đây mới chỉ là bill thôi thì chưa có gì phải sợ vào thời điểm này. 2 lý do là: 1) bill có thể không được thông qua và trở thành đạo luật , 2) dù có được thông qua & có hiệu lực thì cũng là một quá trình dài (môt ví dụ là Affordable Care Act , aka Obamacare). Học sinh sắp tốt nghiêp trong năm nay hoặc năm sau sẽ chưa cần phải lo về bill này. Hơn nữa nếu H1B trở nên khó khăn thì vẫn còn giải pháp visa khác (J1 là một ví dụ). Ngoài ra, bạn nào là STEM có thể ở lại Mỹ 3 năm under OPT (tính ra thì cũng bằng 1 lần nhận H1B). STEM OPT được phép cấp 2 lần/ life time. Thế nên ai tốt nghiệp Bachelor nhận STEM for bachelor level, nếu sau 3 năm OPT mà không nhận được H1B thì có thể học tiếp lên Master để được nhận STEM OPT bậc master sau ngày tốt nhiệp (được thêm 3 năm nữa). Như vậy là cũng sẽ có 6 năm làm việc tại Mỹ. H1B được phép cấp 1 lần, sau đó được gia hạn thêm 1 lần nữa. Lần đầu được 3 năm, lần 2 đươc thêm 3 năm nữa. Vậy là maximum cũng chỉ được 6 năm under H1B.

Cách tính tuổi CSPA diện F4, H1b visa la gì, Visa H1B năm 2021, H1B visa, Từ H1B lên thẻ xanh, Cspa là gì, Kinh nghiệm xin visa H1B, Điều khoản 221g Luật Di trú là gì

Có thể bạn quan tâm:

1 thoughts on “Bài viết về đạo luật H-1B Visa được giới thiệu tại Hạ Nghị Viện Mỹ

  1. Pingback: Freepoc

Leave a Reply

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);