Final lý thuyết thuế vòng 2- phần 1- Dạng câu hỏi “trình bày -cho ví dụ”

Final  lý thuyết thuế vòng 2- phần 1- Dạng câu hỏi “trình bày -cho ví dụ” -2016, 2017. Đây là đề cương tóm tắt thi thuế vòng 2 phần lý thuyết .Đề cương do anh Hoàng Nguyễn soạn và chia sẻ tới mọi người.

Nội dung chính:

I- DẠNG CÂU HỎI TRÌNH BÀY- CHO VÍ DỤ

CÂU 1: Nêu phương pháp xác định thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu. Cho ví dụ minh họa:

Trả lời:
Căn cứ để xác định thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu là:
Thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu x thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Trong đó:

➢ Giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá nhập khẩu tại cửa khẩu + Thuế Nhập khẩu (nếu có) + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế bảo vệ môi trường (nếu có).
➢ Thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu: Tùy theo từng mặt hàng khi nhập khẩu mà xác định thuế suất thuế GTGT là 5% hoặc 10%.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu phải nộp sau khi đã được thuế miễn, giảm.

Cho ví dụ minh họa:
Công ty ABC có nhập khẩu 1 lô hàng hóa A, có giá trị nhập khẩu tại cửa khẩu là 25.000 USD, Tỷ giá tại ngày nhập khẩu là: 20.000, Hàng hóa A ph ải chịu thuế nhập khẩu 10%, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường. Thuế GTGT của hàng nhập khẩu là 10%. Hàng hóa không chịu thuế bảo vệ môi trường.

Khi đó xác định thuế GTGT nhập khẩu của lô hàng hóa A như sau:

Thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu x Thuế suất thuế nhập khẩu.

Giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu = Giá trị hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế Tiêu thụ đặc biệt (nếu có) + Thuế bảo vệ môi trường.

Ta có:

Giá trị hàng nhập khẩu = 25.000 x 20.000 = 500 triệu đồng.

Thuế Nhập khẩu = Giá trị hàng nhập khẩu tại cửa khẩu x thuế suất thuế nhập khẩu= 500 triệu đồng x 10% = 50 triệu.

Thuế tiêu thụ đặc biệt = 0 do lô hàng hóa A không ch ịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế bảo vệ môi trường = 0 do lô hàng hóa A không ch ịu thuế bảo vệ môi trường. Vậy khi đó ta có
Giá tính thuế GTGT hàng nhập khẩu = 500 triệu + 50 triệu =550 triệu đồng.

+ Ta có thu ế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu của lô hàng A là 10%. Vậy thuế GTGT hàng nhập khẩu của lô hàng A = 550 tri ệu x 10% = 55 triệu đồng.

CÂU 2: Nêu các trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cho ví dụ minh họa?

+ Các trường hợp không đúng nguyên tắc:

– Thuế GTGT đầu vào của HHDV dùng để sản xuất HHDV không thuộc diện chịu thuế GTGT thì không được khấu trừ.
+ Ví dụ minh họa: Doanh nghiệp A mua máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất muối thì tiền thuế GTGT của việc mua máy móc thiết bị đó không được khấu trừ đầu vào.
– Thuế GTGT đầu vào dùng chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT phân bổ sai quy định thì không được khấu trừ.
+ Ví dụ minh họa: Trong k ỳ doanh nghiệp có số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là 100tr, doanh thu tính thu ế GTGT là 1 tỷ, Doanh thu không chịu thuế GTGT là 1 tỷ. Doanh nghiệp phân bổ số thuế GTGT đầu vào phân bổ được khấu trừ là 60 tr. Như v ậy

doanh nghiệp đã phân bổ sai, Doanh nghiệp chỉ được khấu trừ 50tr và không được khấu trừ là 50tr.
– Thuế GTGT đầu vào của cơ sở SXKD nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

– Hóa đơn GTGT đầu vào sử dụng không đúng quy định như:

– Không ghi thuế suất thuế GTGT(trừ trường hợp đặc thù).
– Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các tiêu chí như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán (người mua) nên không xác định được người bán (người
mua).

– Hóa đơn chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có dịch vụ hàng hóa kèm theo)
– Hóa đơn ghi không đúng giá trị thực tế hhdv mua bán, trao đổi.
– Thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hóa hao hụt vượt định mức hao hụt theo quy định. Ví dụ hao hụt của xăng, dầu..
– Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.
– Thuế GTGT đầu vào của TSCD, máy móc thiết bị của Tổ chức tín dụng, DN kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo.
– Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ an ninh quốc phòng.

– Thuế GTGT đầu vào của tàu bay, du thuyền không dùng cho kinh doanh vận tải, du lịch, khách sạn.
– Thuế GTGT của hhdv đầu vào bỏ sót chưa kê khai, đã kê khai bổ sung sau khi cơ quan

thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

+ Các trường hợp không đáp ứng điều kiện:

– Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa có giá trị từng lần mua từ 20tr đồng thanh toán không dùng tiền mặt.

– Thuế GTGT  đầu vào dùng chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế GTGT nhưng phân bổ sai quy định của pháp luật.
– Thuế  GTGT đầu  vào  của  hàng hóa  vật  tư  tổn  thất  đã  xác  định  được  trách  nhiệm bồi thường.

CÂU 3: Quy định về kê khai, nộp thuế GTGT đối với các cơ sở trực thuộc như thế nào? Cho ví dụ minh họa.

Trường hợp 1: Cơ sở sản xuất kinh doanh cùng tỉnh với trụ sở chính: Kê khai nộp thuế GTGT tại trụ sở chính
Trường hợp 2: Cơ sở sản xuất kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính.
a. Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc có hạch toán kế toán:
– Phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại địa phương nơi sản xuất;
– Khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho trụ sở chính phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi sản xuất.
b. Nếu cơ sở sản xuất trực thuộc không thực hiện hạch toán kế toán:

– Người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế GTGT vãng lai cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc.
– Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 10%) hoặc theo tỷ lệ 1% (đối với hàng hóa chịu thuế suất thuế GTGT 5%) trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT của sản phẩm sản xuất ra.
– Việc xác định doanh thu của sản phẩm sản xuất ra được xác định trên cơ sở giá thành sản phẩm hoặc doanh thu của sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
– Nếu tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực

thuộc do người nộp thuế xác định theo nguyên tắc nêu trên lớn hơn số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính thì người nộp thuế tự phân bổ số thuế phải nộp cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc như sau:
– Số thuế giá trị gia tăng phải nộp cho địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc được xác định bằng (=) số thuế giá trị gia tăng phải nộp của người nộp thuế tại trụ sở chính nhân (x) với tỷ lệ (%) giữa doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm

do cơ sở trực thuộc sản xuất ra hoặc sản phẩm cùng loại tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc trên tổng doanh thu theo giá chưa có thuế giá trị gia tăng của sản phẩm sản xuất ra của toàn doanh nghiệp.
– Nếu người nộp thuế không phát sinh số thuế phải nộp tại trụ sở chính thì người nộp thuế không phải nộp thuế cho các địa phương nơi có cơ sở sản xuất.
– Ví dụ: Doanh nghiệp A t ại Hà Nội có cơ sở sản xuất tại Hưng Yên, Doanh thu bán hàng của công ty là 500 triệu trong đó doanh thu của hàng sản xuất tại Hưng Yên là 300 triệu. Thuế GTGT của mặt hàng này là 10%.
– Ví dụ: Thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính trên tờ khai thuế là 10 triệu.

+ Thuế GTGT phải nộp tai Hưng Yên là: 300 x 2% = 6 triệu.
+ Thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính là = 10 – 6 = 4 triệu.

 – Giả sử: Thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính là 4 triệu.

+ Thuế GTGT phải nộp tại Hưng Yên là: (300/500) x 4 = 2,4 triệu đồng.
+ Thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính là: 4 – 2,4 = 1,6 triệu đồng

 – Giả sử: Thuế GTGT tại tờ khai thuế doanh nghiệp vẫn còn số thuế được khấu trừ thì doanh nghiệp không phải nộp thuế tại Hưng Yên và tại trụ sở chính.

CÂU 4: Trình bày cách xác định thuế Tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước? Cho ví dụ minh họa?

Nguyên tắc: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, chưa có thuế GTGT và thuế bảo vệ môi trường (nếu có)

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt =   (Giá bán hàng chưa có thuế GTGT – thuế BVMT ) /(1+ thuế suất thuế TTĐB)

Thuế TTĐB = Giá tính thuế TTĐB x thuế suất thuế TTĐB của từng mặt hàng.

Cho ví dụ minh họa:

Năm 2016, giá bán của 1 chai rượu 45 độ là 210.000 đồng chưa có thuế GTGT, thuế tiêu TTĐB là 55%.

Giá tính thuế TTĐB = 210.000/(1-55%) =135.548 đồng

CÂU 5: Trình bày nguyên tắc xác định giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa nhập khẩu? Năm 2013

Trả lời: Nguyên tắc:
– Đối với hàng hóa xuất khẩu, trị giá tính thuế xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu xuất (FOB, DAF) của Việt Nam, không bao gồm chi phí bảo hiểm quốc tế và chi phí vận tải quốc tế.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu, Trị giá tính thuế nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên Việt Nam và được xác định tuần tự theo 06 phương pháp sau đây:
(1): Phương pháp 1: Tr ị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.

(2): Phương pháp 2: Tr ị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt. (3): Phương pháp 3: Tr ị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự. (4): Phương pháp 4: Tr ị giá khấu trừ
(5): Phương pháp 2: Tr ị giá giao tính toán.

(6): Phương pháp 2: Tr ị giá theo phương pháp suy luận

CÂU 6: Trình bày quy định khấu trừ thuế TTĐB đối với cơ sở sản xuất sử dụng nguyên liệu đã chịu thuế TTĐB để sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB. Cho ví dụ minh họa?

– Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp.
– Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra.
– Số thuế TTĐB chưa khấu trừ hết trong kỳ thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.

– Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu chịu thuế TTĐB để sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB thì chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là chứng từ nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu.
– Đối với trường hợp mua nguyên liệu trực tiếp của nhà sản xuất trong nước:

   ▪ Hợp đồng mua bán hàng hoá, trong hợp đồng phải có nội dung thể hiện hàng hoá do cơ sở bán hàng trực tiếp sản xuất; Bản sao Giấy chứng nhận kinh doanh của cơ sở bán hàng (có chữ ký, đóng dấu của cơ sở bán hàng);
   ▪ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng;

   ▪ Chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là hoá đơn GTGT khi mua hàng. Số thuế TTĐB mà đơn vị mua hàng đã trả khi mua nguyên liệu được xác định = giá tính thuế TTĐB nhân (x) thuế suất thuế TTĐB;

Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra.

Việc khấu trừ tiền thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện khi kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được xác định theo công thức sau:

Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ và số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp như sau:

Ta có công thức.

Thuế TTĐB phải nộp=Thuế TTĐB của hàng hóa chịu thuế TTĐB được bán ra trong kỳSố thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu hoặc đã trả ở khâu mua vào tương ứng với số hàng hóa được bán ra trong kỳ.
 


Ví dụ minh họa:
Trong kỳ kê khai thuế, cơ sở A phát sinh các nghiệp vụ sau:

+ Nhập khẩu 10.000 lít rượu nước, đã nộp thuế TTĐB khi nhập khẩu 250 triệu đồng (căn cứ biên lai nộp thuế TTĐB ở khâu nhập khẩu).
+ Xuất kho 8.000 lít để sản xuất 12.000 chai rượu.

+ Xuất bán 9.000 chai rượu, số thuế TTĐB phát sinh khi xuất bán của 9.000 chai rượu xuất bán là 350 triệu đồng.
+ Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nước rượu phân bổ cho 9.000 chai rượu đã bán ra là 150 triệu đồng.

Số thuế TTĐB cơ sở A phải nộp trong kỳ là:

350 triệu đồng – 150 triệu đồng = 200 triệu đồng.

CÂU 7: Trình bày khái quát quy định về giá tính thuế TTĐB đối với các dịch vụ chịu thuế TTĐB. Cho ví dụ minh họa?

– Nguyên tắc chung của giá tính thuế TTĐB  dv là giá bán ra chưa bao gồm thuế TTĐB, thuế BVMT (nếu có) thuế GTGT
– Giá tính thuế TT ĐB = (Giá dịch vụ bán ra chưa bao gồm thuế GTGT)/(1+ thuế suất thuế TTĐB)
Một số dịch vụ cụ thể:

 (1) Đối  với kinh  doanh gôn: Giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT về bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền bán vé tập gôn, tiền bảo dưỡng sân cỏ, hoạt động cho thuê xe (buggy) và thuê người giúp việc trong khi chơi gôn (caddy), tiền ký quỹ (nếu có) và các khoản thu khác do người chơi gôn, hội viên trả cho cơ sở kinh doanh gôn. Trường hợp cơ sở kinh doanh gôn có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB như: khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các trò chơi thì các hàng hóa, dịch vụ đó không phải chịu thuế TTĐB.

(2) Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, giá tính thuế TTĐB là doanh thu từ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện có thưởng trừ (-) đi số tiền trả thưởng cho khách hàng.
(3) Đối với kinh doanh đặt cược giá tính thuế TTĐB là doanh thu bán vé đặt cược đã trừ tiền trả thưởng.
 (4) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá tính thuế TTĐB là doanh thu của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và ka-ra-ô-kê bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm.
(5) Đối với kinh doanh xổ số giá tính thuế TTĐB là doanh thu bán vé các loại hình xổ số được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Ví dụ minh họa:

CÂU 8: Trình bày cách thức kê khai nộp thuế TTĐB đối với hoạt động gia công hàng hóa? Cho ví dụ minh họa?

Đối với Hoạt động gia công: Thì bên nhận gia công và bên giao gia công đều phải kê khai thuế TTĐB.
(1) Bên nhận gia công phảikêkhaivànộpthaythuế TTĐB cho bên giao gia công khi xuất    trả hàng gia công.
– Thời điểm kê khai: Theo tháng đối với đơn vị sxkd, kê khai theo từng lần phát sinh đối với hàng mua để xuất khẩu sau đó không xuất khẩu được đem bán trong nước.
– Thời hạn nộp: Theo tháng là chậm nhất 20 ngày của tháng kế tiếp, và đối với từng lần phát sinh là chậm nhất 10 ngày kể tư ngày phát sinh bán.

– Cơ sở nhận gia công khi lập tờ khai nộp tại cơ quan quản lý thuế của đơn vị phải chuyển cho cả Cơ quan quản lý thuế của đơn vị đưa gia công.
(2) Bên giao gia công phải kê khai và nộp thuế TTĐB khi tiêu thụ hàng hóa. Nếu có chênh

lệch tăng về số lượng hay về giá so với số lượng và giá bên nhận gia công đã nộp thay thì nộp bổ sung phần chênh lệch, nếu thấp hơn thì hoàn thuế.

CÂU 10: Trình bày cách thức kê khai nộp thuế GTGT đối với hoạt động đại lý bán hàng hóa, dịch vụ?

– Đại lý bán hàng hóa dịch vụ bán đúng giá:

+ Trong một số trường hợp đặc biệt: Đại lý bưu chính, viễn thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ; đại lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không, hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% thì Bên nhận đại lý không phải kê khai tính nộp thuế GTGT
+ Các trường hợp khác thì bên nhận đại lý phải khai thuế GTGT đối với hoa hồng mà bên nhận đại lý được hưởng. Kỳ khai thuế là tháng/quý tùy theo quy mô doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Và không phải kê khai đối với hàng hóa mà đại lý bán đúng giá.
+ Trường hợp đại lý bán đúng giá bán hàng hóa không đúng giá thì đơn vị nhận đại lý phải kê khai thuế GTGT như mua bán hàng hóa thông thường.

– Đại lý bán hàng hóa dịch vụ bán không đúng giá:

CÂU 11: Trình bày quy định chung về doanh thu tính thuế TNDN và trường hợp đặc thù sau: Kinh doanh BDS, Cho thuê tài sản?

Trả lời:

– Quy định chung về doanh thu tính thuế TNDN: là toàn bộ doanh thu bán hàng hóa, doanh thu gia công, doanh thu dịch vụ đã cung cấp bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu phụtrội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
– Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu tính thuế TN DN là doanh thua chưa bao gồm thuế GTGT.
– Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu tính thuế TNDN là doanh thu đã bao gồm thuế GTGT.
– Trường hợp doanh nghiệp có kinh doanh dịch vụ thu tiền trước nhiều năm thì doanh thu tính thuế  được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc tính trên số tiền
trả tiền một lần. Đối với trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian ưu đãi thuế thì doanh thu tinh thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước.
– Thời điểm xác dịnh doanh thu tính thuế TNDN:

– Đối với hànghóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng hàng hóa không quan trọng đã thu tiền hay chưa.
– Đối với hoạt độngcung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch      vụ hoặc là thờiđiểmlậphóađơn cung ứng dịch vụ. Trường hợp thời điểm lập hóa
đơn xảy ra trước thời gian hoàn thành việc cung ứng dịch vụ thì thời điểm xác định doanh thu là thời điểm lập hóa đơn.
– Đối với hoạt độngvậntải là thời điểm hoàn thành dịch vụ giao nhận.
– Đối với các hoạt động kinh doanh khác thời điểm theo quy định của pháp luật.

☺ Nguyên tắc xác định doanh thu của trường hợp kinh doanh bất động sản: Doanh thu được xác định theo giá thực tế tại thời điểm chuyển nhượng BĐS. Trường hợp giá chuyển quyền sử dụng đất thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy định thì tính theo giá do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng BĐS.

– Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm bên bán bàn giao BĐS, không phụ thuộc việc bên mua đã đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, xác lập quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Trường hợp được nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê, DN có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ xác định doanh thu tính thuế TNDN tạm nộp theo thời điểm thu tiền của khách hàng.
– DN có thu tiền của khách hàng và đã xác định được chi phí tương ứng với doanh thu thì kê khai nộp thuế TNDN tạm nộp theo doanh thu trừ chi phí. Trường hợp chưa xác định được chi phí tương ứng với doanh thu thì kê khai tạm nộp thuế TNDN theo tỷ lệ 2% trên doanh thu thu được tiền (doanh thu này chưa phải tính vào doanh thu tính thuế TNDN trong năm). Khi bàn giao BĐS, DN quyết toán lại số thuế TNDN phải nộp.
☺ Đối với hoạt động cho thuê tài sản: Hoạt động cho thuê tài sản, doanh thu tính thuế là số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiêu năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền 1 lần

Doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và xác định chi phí, doanh nghiệp lựa chọn một trong 2 phương pháp xác định doanh thu sau: (i) Toàn bộ số tiền bên thuê trả trước; (ii) Số tiền bên thuê trả trước chia cho số năm trả tiền trước. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế và doanh nghiệp lựa chọn xác định doanh thu tính thuế là toàn bộ số tiền bên thuê trả trước thì việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế TNDN của năm trả tiền trước chia cho số năm trả tiền trước.

CÂU 12: Trình bày khái quát quy định về xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Cho ví dụ minh họa?

– Chi phí được trừ phải là khoản chi thỏa mãn cả 03 điều kiện và không nằm trong các khoản chi không được trừ theo quy định của pháp luật.
– Khoản chi thực tế phát sinh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Khoản chi có đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật

– Khoản chi nếu có hoá đơn mua HHDV từng lần có giá trị từ 20trđ trở lên (bao gồm cả thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứngtừ thanh toán khôngdùngtiền
mặt.

– Các khoản chi phí không được trừ thường có những đặc điểm sau đâu

– Nhóm 1: Vượt mức khống chế theo quy định của pháp luật:
   ▪ Trích khấu hao TSCĐ vượt mức quy định hiện hành về chế độ quản lý và sử dụng TSCĐ.
   ▪ Chi trang phục người lao động vượt quá 5trđ/người.
   ▪ Chi vượt mức 1trđ/người/tháng trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện,  mua bảo hiểm hưu trí trự nguyện cho người lao động.
   ▪ Khoản vay không phải của các TCTD vượt mức lãi suất cơ bản 150% do ngân hàng NN ban hành tại thời điểm vay
   ▪ Khoản chi phúc lợi vượt 1 tháng lương bình quân thực hiện của DN.
   ▪ Khấu hao đối với xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống đối với phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ không kinh doanh ngành nghề du lịch, khách sạn, vận tải.
   ▪ Chi thuê quản lý kinh ngành nghề casino, trò chơi có thường vượt quá 4% doanh thu.

– Nhóm 2: Do các nguồn kinh phí khác thực hiện như:
   ▪ Chi từ các quỹ phát triển khoa học và công nghệ
   ▪ Chi ốm đau thai sản do BHXH chi trả
   ▪ Chi sự nghiệp

– Nhóm 3: Không thoả mãn quy định cụ thể của cơ quan có thẩm quyền:
   ▪ Chi lãi vay còn thiếu so với tiến độ góp vốn điều lệ
   ▪ Chi thiên tai, hoả hoạn đã được bồi thường
   ▪ Khăc phục hậu quả thiên tai không đúng quy định
   ▪ Chi tài trợ cho y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học, làm nhà cho người nghèo không đúng đối tượng.
   ▪ Trích lập dự phòng.
– Nhóm 4: Các khoản chi mà nhà nước không khuyến khích hoặc vi phạm pháp luật:
   ▪ Phạt vi phạm hành chánh về : giao thông, chế độ kế toán, đăng ký kinh doanh, về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo qđ của PL.

CÂU 13. Phân tích các điều kiện xác định chi phí được trừ. Cho ví dụ minh họa.

– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp:
– Thực sự phải có nghĩa vụ chi trả.
– Cần thiết để hoạt động kinh doanh bình thường
– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật: Là hóa đơn chứng từ được tạo lập, quản lý và sử dụng đúng quy định của pháp luật
– Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt:
– Bao gồm hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT,
– Thanh toán không dùng tiền mặt là thanh toán qua ngân hàng và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt khác do ngân hàng nhà nước việt nam quy định như bù trừ,cấn trừ công nợ, qua bên thứ 3, ủy quyền.

CÂU 14: Trình bày khái quát cách xác định TNCT cá nhân đối với thu nhập nhận được từ nước ngoài. Cho ví dụ?

– Đối với khoản thu nhập nhận từ nước ngoài chia làm 02 trường hợp:

– Thu nhập từ nước đã ký hiệp định tránh thuế 02 lần Việt Nam: Đối với khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư tại nước đã ký Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam, DN kê khai và nộp thuế theo quy định tại Hiệp định.
– Thu nhập từ nước chưa ký hiệp định tránh đánh thuế 02 lần với Việt Nam. Trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế thu
nhập cá nhân theo quy định của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế của   Việt Nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ        được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.
Ví dụ:
Trong năm 2014, Mr X đc xác định là cá nhân cư trú ở VN, có thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công ở VN là 300 triệu/năm, ở Pháp là 120 triệu/năm (thuế TNCN ở Pháp có tỉ lệ 20%).
Giả sử Mr X chỉ có giảm trừ bản thân, giữa Pháp và Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Tính số thuế mr X phải nộp năm 2014?
Giải
Thu nhập chịu thuế của Mr X (120 +300) (triệu đồng ) =420
Giảm trừ bản thân (108)
Thu nhập tính thuế 312
Thu nhập tính thuế 1 tháng (312/12) 26
Số thuế nộp 1 tháng (20% x 26 – 1.65) 3.55
Số thuế nộp cả năm (3.55 x 12) 42.6
Số thuế được trừ (tránh đánh thuế 2 lần) (12.171429)
Số thuế phải nộp năm 2014 30.428.571
Tính (1)
Thuế đã nộp ở Pháp: 120 x 20% = 24 (3)

Thuế tương ứng ở VN: 42.6 x 120/420 = 12.171429 (4) Ta có (1) = min { (3) và (4) }

CÂU 15: Trình bày nguyên t ắc xác định giá tínhthuế GTGT và quy định về giá tính thuế GTGT trong các trường hợp: Trao đ ổi, tiêu dung nội bộ; bán trả góp; cho thuê tài sản thu tiền trước nhiều năm? Cho ví dụ minh họa?

Trả lời:
Nguyên tắc xác định giá tính thuế GTGT là: Giá tính thuế GTGT là giá bán không bao gồm thuế GTGT.

Các trường hợp cụ thể về giá tính thuế GTGT:

+ Trao đ ổi: Đối với hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đem đi trao đổi là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cùngloại hoặc tươngđương tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Ví dụ minh họa: Đơn vị A sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt để trao đổi với cơ sở B lấy sắt thép, giá bán (chưa có thuế) là 400.000 đồng/chiếc. Giá tính thuế GTGT là 50 x 400.000 đồng = 20.000.000 đồng.

+ Tiêu dùng nội bộ: Đối với hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đem được tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh thì không tính, nộp thuế GTGT. Nếu tiêu dung nội bộ không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thì giá tính thuế GTGT là giá bán của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh.

Ví dụ minh họa: Đơn vị A là doanh nghiệp sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất để phục vụ hoạt động kinh doanh của đơn vị thị đơn vị A không phải tính nộp thuế GTGT đối với hoạt động xuất 50 sản phẩm quạt điện này.

+ Bán trả góp: Giá tính thuế đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó và không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm.

+ Cho thuê tài sản thu tiền trước nhiều năm: Giá tính thuế là tiền thuê trả trước nhiều năm chưa bao gồm thuế GTGT.

CÂU 16: Trình bày cách thức và thời hạn kê khai thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN

Về thuế GTGT

– Cách thức kê khai thuế GTGT:

– Tờ khai thuế GTGT được kê khai theo tháng (DT 50 tỷ) hoặc kê khai theo Quý (DT<= 50 tỷ)  tùy theo quy định về kỳ kê khai của doanh nghiệp.
– Khi kê khai thuế GTGT đơn vị phải xác định số thuế GTGT đầu ra trong kỳ theo bảng kê 01 và số thuế GTGT đầu vào trong kỳ theo bảng kê 02. Lập tờ khai thuế GTGT để xác định số thuế phải nộp hoặc được khấu trừ chuyển kỳ sau.
– Thời hạn kê khai

– Tờ khai thuế GTGT theo tháng: Nộp tờ khai và thuế chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo.
– Tờ khai thuế GTGT theo Quý: Nộp tờ khai và thuế chậm nhất vào ngày 30 của tháng tiếp theo.

Về thuế TNDN
– Cách thức kê khai thuế TNDN:
– Hàng quý: Căn cứ vào kết quả kinh doanh, DN tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý nếu có phát sinh
– Hàng năm:

   ▪ Nộp báo cáo tài chính năm

   ▪ Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu quy định

   ▪ Các phụ lục khác nếu có

– Thời hạn kê khai

– Hàng quý: Chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế
– Năm: Chậm nhất vào ngày thứ 90 của kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính

Về thuế TTĐB:

– Cách thức kê khai thuế  TTĐB

– Kê khai theo tháng
– Kê khai theo từng lần phát sinh đối với hàng hoá mua vào để xuất khẩu nhưng tiêu thụ trong nước.
– Hồ sơ kê khai

– Tờ khai thuế TTĐB
– Bảng kê hoá đơn bán HHDV bán ra chịu thuế TTĐB
– Bản kê hoá đơn mua vào HHDV mua vào chịu thuê TTĐB

– Thời hạn kê khai
– Nộp tờ khai và thuế chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo
– Theo từng lần phát sinh: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và tiền thuế chậm nhất là ngày thứ mười (10) kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

CÂU 18: Sau khi nộp hồ sơ khai thuế, NNT có được nộp hồ sơ bổ sung khai thuế không? Cho ví dụ minh họa.

– Đối với thuế nội địa: Được kê khai bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp.
– Đối với hàng nhập khẩu, xuất khẩu: Được kê khai bổ sung trong thời gian 60 ngày kể từ

ngày thông quan và trước khi cơ quan hải quan công bố quyết định kiểm hóa/hoặc quyết định thanh tra, kiểm tra.

CÂU 19: Trình bày quy định về giá tính thuế tài nguyên. Cho ví dụ minh họa?

– Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định
– Trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thấp hơn giá tính thuế TN do UBND tỉnh quy định thì tính thuế TN theo giá do UBND cấp tỉnh quy định.
– Trường hợp sản phẩm TN được vận chuyển đi tiêu thụ, trong đó chi phí vận chuyển, giá bán sản phẩm tài nguyên được ghi nhận riêng trên hoá đơn thì giá tính thuế TN là giá bán không bao gồm chi phí vận chuyển.

CÂU 20: Trình bày cách xác định thuế tài nguyên đối với dầu thô

Xem thông tư 36/2016/TT-BTC

CÂU 21: Trình bày các tr ường hợp miễn thuế tài nguyên

– Các trường hợp được miễn thuế tài nguyên được quy đinh như sau
– Đối với hải sản tự nhiên
– Đối với cành, ngọn, lá, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang , tranh, vầu, lồ ô do cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt
– Đối với nước thiên nhiên dùng cho hoạt động sản xuất thuỷ điện dùng để phục vụ sinh hoạt hộ gia đình, cá nhân
– Đối với nước thiên nhiên do hộ gia đình các nhân khai thác phục vụ sinh hoạt.
– Đối với đất
   ▪ Khai thác phục vụ tại chỗ trên diện tích được giao, cho thuê;
   ▪ Đất giao khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.
   ▪ Đất khải thác phục vụ tại chỗ bao gồm cát, đá, sỏi có lẫn trong đất nhưng không xác định được cụ thể từn chất và được sử dụng ở dạng thô để san lấp, xây dựng công trình. Trường hợp vận chuyển đi nơi khác để sử dụng hoặc bán thì phải nộp thuế theo quy định.
– Trường hợp khác được miễn thuế TN, bộ tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và báo các Chính phủ để trình lên Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Series lý thuyết thuế vòng 2 final:

Phần 1 ở đây
Phần 2 ở đây
Phần 3 ở đây
Phần 4 ở đây
Phần 5 ở đây (vừa ổ sung thêm)

Series một số vấn đề lý thuyết cần nhớ ôn vòng 2 thuế

Phần 1 xem ở đây
phần 2 xem ở đây
 phần 3 xem ở đây
Phần 4 xem ở đây
Phần 5 xem ở đây
Phần 6 xem ở đây
Phần 7 xem ở đây

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);