GÁNH NGHIỆP- trong gia đình hay dòng họ, nếu có những cừu đen, cho dù xấu tính xấu nết thì cũng đừng bao giờ quay lưng với họ

Cừu đen gánh nghiệp: Trong mỗi gia đình thường có một đứa con… cá biệt. Dân gian còn gọi là “cừu đen”. Bao nhiêu thứ xui xẻo xấu xa đều dồn hết vào đứa con này. Hầu hết các gia đình coi “cừu đen” là của nợ, mà ông Trời bắt mọi người trong nhà phải chịu đựng…

Có thể “cừu đen” đang phải trả nghiệp cho tiền kiếp của mình! Nhưng cũng có thể, “cừu đen” đang gánh nghiệp cho cả gia đình dòng họ ở chính kiếp này! Và trong khi bị mọi người coi là của nợ, thì có thể, “cừu đen” đang gánh nghiệp thay cho tất cả!

Tôi không mê tín, nhưng tôi tin vào định luật bảo toàn trong vũ trụ. Có được thì có mất. Bạn nhận khó khăn về mình thì ai đó sẽ có sự thuận lợi. Bạn gặp xui xẻo cũng có nghĩa là bạn đã dành lại sự may mắn cho người khác.

Bà ngoại của các con tôi, ốm liệt giường 10 năm, rồi mới ra đi. Bà bị bệnh mất trí nhớ alzheimer. 5 năm cuối, bà đã không còn nhận ra con cháu của mình. Nhiều người thương bà, nhưng cũng ái ngại cho cảnh con cháu bà phải chăm sóc người bệnh trong nhiều năm.

GÁNH NGHIỆP-
GÁNH NGHIỆP-

Nhưng tôi không nghĩ thế. Trong suốt 10 năm bà nằm trên giường bệnh, con cháu chúng tôi đã gặp rất nhiều thuận lợi, từ chuyện học hành của trẻ con tới công ăn việc làm của người lớn… Có thể vì bà đã giành hết mọi xui xẻo của gia đình vào bản thân mình. Người ta nói, bệnh alzheimer khéo chăm cũng chỉ kéo dài được 5 năm, nhưng tôi nghĩ, bà đã cố chịu đựng 10 năm để gánh nghiệp cho con cái… Những chuyện tâm linh như thế chỉ có thể cảm nhận, mà rất khó diễn tả bằng lời.

Điều tôi muốn chia sẻ là, trong gia đình hay dòng họ, nếu có những cừu đen, cho dù xấu tính xấu nết hay điên điên khùng khùng, thì cũng đừng bao giờ quay lưng với họ, vì biết đâu họ đang gánh nghiệp cho chính chúng ta.

Cừu đen trong gia đình mang tới hình ảnh một người có lối sống tiêu cực với những rắc rối, gây ra muộn phiền, thế nhưng đó là quan điểm quá cũ, quá xa xưa. Bạn có thể chọn cho mình một góc nhìn mới ngay từ bây giờ!
 

Cừu đen gánh nghiệp,

 
Cừu đen gánh nghiệp,

Cừu đen trong gia đình là gì?

Cừu đen là chú cừu sinh ra với bộ lông màu đen, trái ngược hoàn toàn với những con cừu có màu trắng thông thường. Chú cừu này có màu lông khác biệt giữa đàn chỉ vì gien lông đen là gien lặn so với lông trắng.

Từ xa xưa, lông cừu đen thường khó để nhuộm và cũng chưa có thuốc nhuộm trắng cho len đen nên những con cừu đen được xem là kém giá trị, chúng thường bị bán cho các lò mổ để làm thịt.

 
Còn cừu đen (black sheep) trong gia đình dùng để nói tới những thành viên lập dị, thường có những hành động và quyết định tồi tệ, khác những thành viên khác và không được coi trọng trong gia đình. 

Những con “cừu đen” này thường bị xem là của nợ, bị xa lánh, hắt hủi, chê bai thương tiếc dù đôi khi họ sở hữu cá tính và tài năng hơn người. Đó có thể là người đã phạm phải tội ác, đã có những hành động trái đạo đức, trái pháp luật khiến cho gia đình phải xấu hổ về họ. 

 
Sự khác biệt theo chiều hướng tiêu cực của họ so với các thành viên còn lại được so sánh như giống như một con cừu đen vô tình lọt vào giữa bầy cừu trắng vậy
 

Có phải cừu đen gánh nghiệp cho cả gia đình?

Có khái niệm gánh nghiệp?

Ngày nay, có nhiều quan điểm cho rằng một thành viên nổi loạn, tai tiếng, ương ngạnh, bốc đồng, rất khó kiểm soát là cừu đen và họ đang phải gánh nghiệp cho cả gia đình mình. Thậm chí có người tin rằng mình đang gánh nghiệp nên mọi người phải có trách nhiệm chăm sóc mình…

Thực ra, kết luận này quả là hồ đồ khi họ tin rằng người này gánh nghiệp cho người kia. Theo góc nhìn của Đạo Phật thì có biệt nghiệp và cộng nghiệp, không có chuyện ai gánh nghiệp cho ai. Nếu khẳng định là có gánh nghiệp thì giải thích thế nào cho những gia đình tất cả những người con của họ thành đạt? Vậy ai đang gánh nghiệp?

Nghiệp tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện. Nghiệp là năng lực, là hành động từ những suy nghĩ rồi phát xuất ra lời nói có cố ý, cố tâm, được lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu ngày trở thành thói quen. 

Do đó, nghiệp là do ta toàn quyền, không ai có thể ban phước giáng họa và định đoạt, sắp đặt, mà chính ta là chủ nhân của bao điều họa phúc.

Theo Phật, sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát; cho dù thân thiết như cha mẹ, anh em, cũng không thể thay thế cho nhau được. Giống như khi ăn cơm, mình ăn mình no, không ai có thể ăn thay cho mình được.

Nếu bạn dành thời gian tìm hiểu: Vì sao chúng ta đầu thai làm con của bố mẹ mình, bạn sẽ biết rằng do cộng nghiệp mà chúng ta trở thành bạn bè, người thân, anh em, vợ chồng, con cái của bố mẹ,… tức là chúng ta gặp nhau ở cõi này là do nghiệp tương đồng, là chính do việc cá nhân chúng ta làm chứ không phải là để gánh nghiệp, hay trợ nghiệp cho ai cả.

Vì thế không có chuyện mình xuất hiện trong nhà nào thì làm nhà đó gặp may hay vì mình mà nhà đó suy đồi, chỉ là vô tình trùng hợp lúc ta xuất hiện cũng là lúc nghiệp chung của tất cả mọi người tốt lên hoặc xấu đi mà thôi.

 
nguoi ta khac biet va cuoi che ban
 

Nguyên nhân trở thành cừu đen

Những gì tạo nên con người ta ở hiện tại đều có tác nhân từ hoàn cảnh là một phần và phần lớn là do cách ta phản ứng lại với nó.

Những thành viên nổi loạn, tai tiếng, ương ngạnh, khó kiểm soát vì những điều này xuất phát từ những vết thương lòng từ tuổi thơ của chúng. Dù vô tình hay cố ý, chúng đều nhận định rằng không nhận được sự quan tâm và yêu thương từ bố mẹ.

Từ đó, chúng cố gắng thú hút sự quan tâm bằng việc nổi loạn nhưng càng như thế chúng càng thấy mình không được yêu thương, coi trọng như một người anh/chị/em nào đó của mình. Từ tâm lý, góc nhìn có phần tiêu cực này của họ càng khiến tình hình tệ hơn.

 
Nếu họ không tự cứu lấy mình thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này thì lớn lên họ luôn mặc cảm bởi suy nghĩ rằng không ai đối xử công bằng với họ, cuộc sống này bất công, họ là người duy nhất chịu thiệt thòi.

Những người còn oán thán số phận, oán thán bố mẹ, anh em mình đã gây ra cho cuộc sống của mình những gì chỉ phản ánh góc nhìn tiêu cực của họ mà thôi. Vì thế, chúng ta không nên sai lầm khi cổ xúy cho suy nghĩ này, thay vào đó hãy giúp họ sống tích cực, có trách nhiệm hơn với bản thân, với lời nói, quyết định của mình.

Có thể tạm hiểu rằng, những người này không chịu hoặc chưa đủ giác ngộ để tu tâm, lại luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh, rất đáng thương hơn là đáng trách. Họ là những người thiếu thốn tình cảm, do đó chỉ dùng tình thương để hóa giải chứ không thể dùng sự kỷ luật, khuôn phép như những người khác.

Còn nếu bạn tự cho mình là cừu đen thì ngay lúc này hãy tìm cách để bạn xua tan những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi đầu, hứa với lòng mình từ nay mình sẽ sống khác vì không điều gì là quá muộn cả.

 
tre con thu han tro thanh nguoi xau
 
 

3. Cừu đen thì vẫn có thể hạnh phúc

Sự thật là chỉ những người tin rằng cừu đen là người chịu bất hạnh thì mới có cuộc sống bất hạnh, vì đơn giản cuộc sống này do chính bạn tạo ra, bạn nghĩ thế nào nó sẽ hình thành như thế.

Trong khi đó, không ít những người có tư duy khác biệt đã vượt qua khó khăn, trở ngại để trở thành người thành công rực rỡ trong xã hội.

Đơn giản như những chú cừu lông đen ngày xưa chỉ dùng để giết thịt thì hiện tại, lông cừu đen đã trở thành một mặt hàng vô cùng giá trị trong ngành công nghiệp thời trang và ngày càng có nhiều nông trại chỉ nuôi toàn cừu đen.

Hoặc vô số loài cây cảnh chỉ nhờ khác biệt vì sự biến dị, có gien trội khác biệt so với cùng loài lại vô tình có giá trị cao ngất ngưởng, không có gì so sánh được.

Vậy đấy, cùng là cừu đen nhưng có người chọn hạnh phúc, có người không, không có ai có quyền chọn lựa giúp bạn, nếu cuộc đời vứt cho bạn quả chanh sao không vắt thành cốc nước chanh?

Điều mà “những con cừu đen trong gia đình” cần thay đổi chính là suy nghĩ của chính mình. Rằng bạn không làm gì sai, bạn có quyền lựa chọn điều gì nên nghe và không nên nghe, không có trách nhiệm làm hài lòng tất cả mọi người.

Nếu nơi nào khiến bạn cảm thấy không thể hòa nhập, đơn giản vì bạn có suy nghĩ khác họ mà thôi, hay bạn không thể hòa hợp với các thành viên trong gia đình, không hành xử như các anh chị em khác hay đơn thuần không chọn nghề nghiệp mà ba mẹ đã chọn và sống với đam mê của mình thì điều đó chẳng có gì là sai trái.

Nếu tư duy, cách thể hiện của ta có phần khác biệt vì bạn là chính bạn, không phải ai cũng dễ dàng hiểu bạn vì mọi người chỉ tạm hiểu những gì theo số đông, theo vốn hiểu biết cơ bản của họ mà thôi. Nhưng hãy biến chúng thành sáng tạo, thành thứ có giá trị, bạn đã có lợi thế để thành công mà bạn không biết khai thác đấy chứ!
 
Nhiều trường hợp đã cho thấy rằng những người thành đạt lại là những chú cừu đen. Bởi họ dám khác biệt và sự thật là rất nhiều những đứa trẻ thiểu năng có thể là thiên tài chỉ nhờ vào tình yêu thương của mọi người.

Vì thế, thành công hay thất bại là do bạn hoàn toàn quyết định, không ai khác ngoài bạn là người nắm giữ số phận của bạn, bất kể hoàn cảnh hiện tại của bạn là như thế nào!

 

Bài tham khảo trên báo:

 Không ít gia đình đông con thường có một đứa… cá biệt. Dân gian còn gọi là “cừu đen”. Bao nhiêu thứ xui xẻo, xấu xa đều dồn hết vào đứa con này.

Nhưng “ông trời sinh ra ta là có lý do của ổng”. Những đứa con “gánh nghiệp” này có phải là gánh nặng của gia đình không?

Trút gánh, vai vẫn còn đau

Tôi tìm về thăm hàng xóm cũ ở khu trường đua Phú Thọ (quận 11, TP.HCM) thì hay tin gia đình anh Tài đã dọn về ở quận 10. Ngày trước tôi khá thân với gia đình này, bởi anh Tài là bạn nhậu của tôi. 

Dua con 'ganh nghiep'
Ảnh minh họa

Theo chỉ dẫn, tôi tìm ra nhà mới của anh Tài trong một con hẻm nhỏ. Không khó để anh nhận ra tôi, còn tôi có chút giật mình. Ở phòng khách, bàn thờ đang nghi ngút khói hương. Anh cho hay, con gái anh mất đã gần 5 năm. Khi sinh ra cháu đã bị não úng thủy, vợ chồng anh chạy chữa khắp nơi, nhưng bác sĩ chỉ bảo: “Về lo cho con, được nào ngày hay ngày đó”. 

Vợ chồng anh có ba đứa con, hai đứa con đầu mạnh khỏe, bình thường, cháu gái bị não úng thủy là con út. Ngày trước anh làm tài xế xe tải, kinh tế gia đình khá giả, sinh đứa con gái út bị bệnh hiểm nghèo nhà anh sa sút hẳn. Vợ anh phải nghỉ làm để chăm con bệnh, riêng anh phải bán chiếc xe tải và chạy taxi thuê. Ngôi nhà lớn do cha mẹ để lại, anh bán đi mua nhà nhỏ hơn, rồi lại bán, mua nhà nhỏ hơn nữa, để có tiền chạy chữa cho con. 

 

Thi thoảng ngồi nhậu với nhau, anh thường tự trách: “Tại kiếp trước mình vay, kiếp này mình phải trả nợ”. Người ác mồm, ác miệng hay nói vợ chồng anh ăn ở làm sao mới nhận quả báo như vậy. 

Thậm chí hàng xóm còn không giao tiếp với gia đình anh, vì ám ảnh đứa con tật nguyền của họ. Anh nói: “Con do mình rứt ruột sinh ra, có tàn tật thì nó vẫn là dòng máu của mình, dù tốn kém bao nhiêu tôi vẫn cố gắng, để duy trì sinh mệnh cho con”. Vợ anh suốt ngày bận bịu với đứa nhỏ, còn anh vừa lo kiếm tiền vừa lo ăn học cho hai đứa lớn, khiến kinh tế gia đình càng lúc càng suy kiệt. 

Khi con anh mất, tưởng gia đình sẽ trút bỏ được gánh nặng, nhưng không ngờ vợ chồng anh hụt hẫng, suy sụp đến độ vợ anh phải vào bệnh viện tâm thần. Anh cho biết, cho dù con bé chỉ nằm yên một chỗ, nhưng vợ chồng anh đã quá quen thuộc với việc mỗi ngày chăm sóc, thuốc thang cho con. Anh rơm rớm nước mắt: “Nếu phải bán luôn căn nhà này để đi thuê trọ, tôi vẫn mong duy trì sự sống của con bé được ngày nào hay ngày đó”.

Hôm nay là ngày giỗ đầu của anh Long, con trai bà Lụa (ngụ tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương). Nhà bà Lụa có tới bảy người con, trai gái đủ cả. Anh Long lớn lên như bao trẻ con bình thường khác, thậm chí còn thông minh, học rất giỏi, và thi đỗ vào một trường đại học danh giá. Đùng cái, xảy ra tai nạn giao thông khiến sinh mệnh anh như “ngàn cân treo sợi tóc”. Cuối cùng, bác sĩ đã cứu sống anh, nhưng di chứng để lại nặng nề, anh liệt hoàn toàn từ thắt lưng trở xuống.

Từ ngày anh Long bị tai nạn, đang là niềm hy vọng của gia đình, anh trở thành một gánh nặng. Trong việc chăm sóc anh Long, bà Lụa là chủ lực, các anh chị em thỉnh thoảng ghé thăm, phụ ít tiền mua thức ăn, sữa, tã… Năm năm, mười năm, mười lăm năm, thời gian và việc dìu đỡ con nặng nề, vất vả đã “bẻ còng” lưng bà Lụa. Tất cả trở nên xa xỉ với bà dù là một bữa ăn thảnh thơi, một đêm ngủ thẳng giấc, hay một bữa tiệc vui vầy cùng họ hàng. “Gánh nặng” gia đình bà Lụa vừa được cởi bỏ vào năm ngoái khi anh Long bị sốt xuất huyết và qua đời. 

Bà Lụa chẳng buồn tiếp khách tới thắp nhang cho con trai. Từ ngày anh mất, bà Lụa hụt hẫng hẳn. Ngày nào bà cũng ra cửa ngóng đợi anh Long về, anh chị em của anh Long cũng vậy. Tưởng chừng họ trút được “gánh nặng” phải đeo mang cả đời, thay vào đó là sự hối tiếc lẫn ân hận. Anh chị em quây quần trong ngày giỗ anh Long, sáu anh chị em nhìn nhau: một sự thiếu vắng không còn cơ hội để bù đắp lại được nữa. Trong men rượu, anh trai anh Long đã không còn giấu được cảm xúc của mình: “Giá mà mày đừng mất! Giá mà tao quan tâm mày nhiều hơn, Long ơi…”.

Dua con 'ganh nghiep'

Ảnh minh họa

Trong họa có phúc

Gia đình bà Sáu khi dọn về xóm tôi ở, trở thành gia đình giàu nhất xóm. Hai con gái của bà Sáu, một chị lấy chồng có tiệm buôn bán xe máy, một chị lấy chồng là giám đốc một thương hiệu bia nước ngoài. Hai người con trai lớn cao ráo đẹp trai cũng đang ngấp nghé lấy vợ giàu có. Người con trai út tên Lâm bệnh tâm thần từ nhỏ. Hàng xóm láng giềng hay nói, bao nhiêu cái đẹp, cái tốt, bốn người con của bà Sáu lấy trọn, dành hết phần xấu xí, thiệt thòi cho anh Lâm.

Anh Lâm bệnh tâm thần nhưng rất hiền. Chẳng riêng gì hàng xóm, mấy anh chị em trong nhà vẫn gọi anh là “Lâm khùng”. Hằng ngày anh Lâm hay đi lang thang khắp đường phố, quần áo nhếch nhác, bẩn thỉu; trời nắng gắt, anh lại cười nói vu vơ. Đối với gia đình bà Sáu, anh Lâm thật sự là một gánh nặng, khiến bà Sáu mất mặt với thông gia, với hàng xóm. Có nhiều lúc bà vất vưởng đi tìm anh Lâm khi anh bỏ nhà ra đi, bà hay rủa: “Sao mày không chết luôn đi cho tao nhờ?”.

Anh Lâm là người con “không có còn hơn” của bà Sáu, cho đến một ngày thay đổi vận mệnh cả gia đình bà. Hai cô con gái của bà đang yên bề gia thất, đùng một cái bể nợ vì dính tới cờ bạc. Bao nhiêu tiền bạc cuốn gói ra đi, hai chàng rể chịu hết thấu đưa đơn ly hôn. Máu cờ bạc ăn vào người, hai cô con gái càng thua càng cay cú, bán hết nhà cửa để thử vận đỏ đen. Kết quả là một cô âm thầm “tha phương… trốn nợ”, một cô bị công an bắt quả tang khi tham gia một đường dây cờ bạc tổ chức quy mô lớn, phải đi tù.

Hai anh con trai bà Sáu dính vào heroin trở thành con nghiện. Để đáp ứng nhu cầu, hai anh tham gia bán ma túy, bị công an bắt và cũng vào tù. Từ gia đình khá giả, bà Sáu mất hết tất cả. “Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí”, bà Sáu bị đột quỵ, may mà còn giữ được mạng sống. Bốn đứa con, đứa tù tội, đứa trốn biệt xứ, để lại cho bà Sáu bốn đứa cháu còn nhỏ dại và anh Lâm khùng.

Bà Sáu bán nhà rồi thuê nhà trọ để ở, sau cơn đột quỵ, sức khỏe bà rất kém, nhất cử nhất động đều cần dìu đỡ. Mẹ bệnh, kinh tế gia đình sa sút, các anh chị gặp nạn, tâm trí anh Lâm tự dưng được “đánh thức”. Anh không còn lang thang xin cơm của người ta ăn nữa. Hằng ngày anh đi bán vé số để giúp gia đình có cái ăn từng bữa. Thấy anh tội nên mọi người cùng nhau mua vé số giúp đỡ để anh Lâm có tiền lo cho cháu nhỏ và mẹ già. Hàng xóm thấy vậy thường nói: “May mà còn có thằng Lâm khùng, nếu không bà Sáu chẳng còn biết dựa vào ai”.

Không may mắn, sinh ra đã bệnh tật, bao nhiêu cái “tội” đổ lên đầu người con “cừu đen” này. Nhiều trường hợp “cừu đen” bị ruồng rẫy, ngược đãi, thậm chí bị bỏ rơi. Những hành động tồi tệ ấy không che giấu được, bạn đời, con cháu sẽ nhìn vào và sao chép cách đối đãi như thế với “cừu đen” và với nhau; đánh mất giá trị gia đình: hiếu thảo, yêu thương, bao dung và đỡ nâng.

Mỗi người chúng ta đều có lý do để xuất hiện trong cuộc đời này, không ai đến với thế giới này và ra đi một cách vô nghĩa. Anh Tài – tài xế xe tải trước kia là một tay ăn chơi có tiếng, “tứ đổ tường” món nào anh cũng rành; nhưng khi đứa con gái tật nguyền của anh ra đời, anh thay đổi hẳn tâm tính. Anh yêu thương vợ con nhiều hơn, quan tâm tới gia đình nhiều hơn. Khi con gái bạc phận qua đời, anh dành hết tình cảm cho vợ và hai đứa con còn lại, đồng thời sống trách nhiệm hơn.

Hay như câu chuyện gia đình bà Sáu, có ai ngờ một ngày nào đó đứa con “không có còn hơn” trở thành trụ cột bất đắc dĩ trong gia đình. Cuộc đời không thể đoán trước được điều gì sẽ đến với chúng ta. Mọi thành viên trong gia đình đều bình đẳng, không ai là gánh nặng của ai. Có những thứ mất đi con người ta mới biết trân trọng và gọi đúng tên của nó. Tôi còn nhớ lời của người anh trai trong đám giỗ anh Long: “Giờ còn có sáu anh em, tụi mình phải sống làm sao để thằng Long ở thế giới bên kia không chê cười là được”. 

Phùng Hiếu

Có thể bạn quan tâm:

Giới thiệu Blog

Cuộc sống - cho đi là còn mãi- chia sẻ và yêu thương!

Chào các bạn- Mình là Ngô Hải Long - Ceo công ty Giải pháp số LBK- Chuyên seo web, quảng cáo Google , Facebook, Zalo và lập trình web wordpress, App (ứng dụng) IOS, Android. Các blog lập ra với mục đích chia sẻ kiến thức cuộc sống, thủ thuật máy tính, việc làm, tài liệu miễn phí. Trong quá trình đội ngũ biên soạn không tránh khỏi thiếu sót hoặc trùng lặp nội dung với các quý blog khác, thành thật xin lỗi nếu có sự cố đó xảy ra - Vậy bạn Vui lòng liên hệ giúp tới ngolonglbk@gmail.com nếu có bất cứ ý kiến, thắc mắc , yêu cầu xóa bài nào! Trân trọng cám ơn các bạn!

Chào mừng các bạn đến với  ngolongnd.net - Blog thư giãn và chia sẻ kiến thức, tài liệu miễn phí! 

Liên hệ quảng cáo- mua back link tại đây

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);