Thử tiên đoán sự thay đổi của Trung Quốc .Đọc những bài gần đây cho rằng ông Tập Cận Bình đang bắt và khởi tố hàng loạt các quan chức cao cấp dính líu đến tham nhũng điển hình là Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Bạc Hy Lai….Không biết ông ta có thật sự thấm nhuần cuốn sách Lịch sử nhìn từ góc độ sinh thái học- trong đó chỉ ra một điểm vô cùng quan trọng rằng mọi quốc gia Châu Á- với hàng ngàn năm lịch sử- không thể trở thành một quốc gia hùng mạnh được nếu không trải qua một thời kì dài độc tài và không tham nhũng, hay là ông ta đang tiêu diệt các kẻ chống đối, những người suýt cướp đi sinh mạng ông ta trong vụ tai nạn giao thông 4/9/2012
Không phải đơn giản mà Trung Quốc trở thành cường quốc lớn thứ 2 thế giới với một thế mạnh tài chính hùng hậu, một cơ sở hạ tầng vững chắc và một tương lai vô cùng sáng láng trở thành cường quốc số 1 thế giới. Lịch sử đã ghi nhận nó từng là quốc gia số một thế giới và rằng nó hoàn toàn trở lại vị trí đó một lần nữa giống như những nhà vô địch bóng đá rất có thể sẽ lại chạm tay vào cúp một lần nữa.
Trung Quốc không đông dân hơn Ấn Độ quá nhiều, không rộng lớn hơn Canada và Nga, không được những điều kiện thuận lợi như Mỹ- chế độ chưa chắc đã tiến bộ hơn các nước tư bản khác, xuất phát điểm sau chiến tranh thế giới kém hơn nhiều so với Nga và Canada, chỉ ngang Ấn Độ-nhưng nó vẫn đi lên và đi lên mạnh mẽ, điều đó khẳng định người Trung Quốc giỏi và lãnh đạo họ giỏi. Bằng chứng là trước căng thẳng Trung Nhật- người Nhật cũng đặc biệt thích công nhân Trung Quốc vì sự chăm chỉ và cần cù của họ.
Nhìn những cuộc truy quét mạnh tay gần đây của ông Tập và chợt liên hệ với việc Đà Nẵng bị Thanh tra chính phủ quạt thất thoát trong quản lý đất đai 3400 tỷ để rồi Thanh tra chính phủ bị phản công ngược dòng với hàng loạt thông tin về bê bối giàu có của các ông cựu lãnh đạo và đương nhiệm của cơ quan này. Nơi chỉ có nước chảy xuôi và nơi có cả nước chảy ngược.
Ông Tập có thể coi là hùng cứ một phương vì với cương vị Chủ tịch Quân ủy trung ương, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, ông ta có quyền làm tất cả. Ông ta cũng thừa hiểu rằng để xây dựng một quốc gia Trung Hoa mạnh mẽ thì điều đầu tiên là những người lãnh đạo phải nhận được sự tôn trọng của người dân giống như những gì người dân Đà Nẵng tôn trọng cựu lãnh đạo của họ.
Bài toán phát triển đất nước trên góc độ quản lý đang được Trung Quốc đặc biệt chú tâm, với quyết tâm tiêu diệt tất cả hổ và chuột, không biết rằng trong thời gian tới người dân của họ có thay đổi và tôn trọng các vị lãnh đạo của mình không. Cơ chế ở các quốc gia khác đem lại cho họ những người lãnh đạo được dân vô cùng tôn sùng và nể phục, thường trên 50% dân chúng ấn tượng và ủng hộ lãnh đạo của họ. Chính vì thế, trên bảo dưới rất nghe, việc làm bao giờ cũng thường mang lại lợi ích cho dân tộc.
Với những động thái gần dây nhằm thay đổi ý thức dân tộc của người Trung Quốc, ông Tập có thể sẽ thành công trong tương lai. Nhưng sẽ phải chờ rất lâu mới biết được rằng liệu cơ chế của họ có tiếp tục sản sinh ra những người lãnh đạo được dân nể trọng để noi theo làm tấm gương răn dạy con cháu hay không.
Ở thế giới này, dù ở quốc gia nào cũng ủng hộ những người lãnh đạo anh minh, họ là những bằng chứng sống đem lại lợi ích cho dân tộc và lòng ngưỡng mộ của dân chúng đời đời kiếp kiếp với những gì họ đã làm cho dân tộc. Vượt lên trên tất cả, mọi tiên đoán chỉ có mang tính chất tương đối, nhưng nếu bắt tay cải cách hình ảnh lãnh đạo trong dân, ta có thể mang tới những kì vọng tươi đẹp đủ lớn cho tương lai.