Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 1 – Phần 2

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 1: Tính tất yếu khách quan của việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận tổ quốc việt nam và các tổ chức chính trị-xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào  cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Chuyên đề 1 - Phần 2
Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 1 – Phần 2

Những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển đất nước

1.1 Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đang đặt ra những yêu cầu bức xúc trong công tác vận động quần chúng. Quá trình công nghiệp hoá đã và đang tác động, ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống xã hội, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự biến đổi các tầng lớp nhân dân, các giai cấp xã hội. Công nghiệp hoá đặt ra hàng loạt vấn đề về đô thị hoá, về vùng công nghiệp tập trung, về môi trường liên quan trực tiếp đến cuộc sống, lao động, nghề nghiệp, sức khoẻ, công ăn việc làm, trình độ văn hoá, chuyên môn và công nghệ, tới sự công bằng xã hội… Thực tiễn cho thấy, huy động vốn đầu tư phát triển, huy động tiềm năng công nghiệp mà đất nước đã xây dựng trong những năm qua, huy động tiềm lực con người mà đặc biệt là huy động và tạo dựng đội ngũ lao động có kỹ năng và trí tuệ, thích ứng nhanh với khoa học công nghệ hiện đại; bảo đảm môi trường hoà bình, ổn định của đất nước để dồn sức cho sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh đòi hỏi phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

1.2. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi không ngừng hoàn thiện và phát huy sức mạnh của toàn hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng; nâng cao chất lượng đảng viên và hoạt động của tổ chức Đảng ở cơ sở; đổi mới công tác tổ chức, cán bộ… đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng hiện nay. Từng bước hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước của chúng ta lấy mục tiêu phục vụ nhân dân, làm công bộc của nhân dân, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của dân, chịu sự giám sát của nhân dân, bảo vệ quyền con người, các quyền công dân… đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật phải có đủ quyền lực và đủ khả năng định ra pháp luật và tổ chức quản lý mọi mặt của xã hội bằng pháp luật. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể có nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức, động viên, phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; thực hiện Quy chế dân chủ, tham gia thực hiện công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.

1.3. Những thành tựu của thời kỳ đổi mới vừa qua cùng với truyền thống đoàn kết yêu nước và ý chí tự lực, tự cường vẫn là những thuận lợi cơ bản đưa đất nước ta vững bước vào thế kỷ XXI. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn nhiều, mà nổi bật là nước ta vẫn là một nước nghèo, điểm xuất phát thấp; trình độ của lực lượng sản xuất, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, năng lực quản lý vẫn còn lạc hậu so với nhiều nước trên thế giới và khu vực. Những biến động phức tạp trên thế giới và khu vực đang tác động mạnh làm cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của nước ta vốn đã rất khó khăn lại càng khó khăn hơn, chúng ta đã phải điều chỉnh chủ trương, chính sách kinh tế, tài chính để hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Trong cơ chế thị trường, nhiều vấn đề xã hội phức tạp tiếp tục nẩy sinh, đặc biệt là các tệ nạn xã hội như: tham nhũng, buôn lậu, ma tuý, mại dâm, cờ bạc… chưa có các biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời. Vấn đề việc làm, đời sống… vẫn đang là những vấn đề bức xúc, làm cho các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội viên có nhiều tâm tư lo lắng, ảnh hưởng đến tính tích cực và niềm tin của nhân dân.

Những vấn đề trên đặt ra yêu cầu phải đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội để tăng cường công tác đoàn kết toàn dân, tạo nên một khối thống nhất không gì phá vỡ nổi, phát huy tinh thần yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cách mạng hiện nay.

Xuất phát từ nhu cầu của quần chúng, của đoàn viên, hội viên đối với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội

2.1. Điều kiện khách quan của kinh tế, xã hội, nhu cầu và lợi ích của đoàn viên, hội viên đã thay đổi, nhưng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chưa thay đổi kịp. Trên thực tế, khá đông tổ chức cơ sở của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội vẫn tồn tại hình thức, chưa có hoạt động đủ sức thu hút quần chúng, đoàn viên, hội viên, sinh hoạt chiếu lệ, tham gia miễn cưỡng; không ít cán bộ không quan tâm, không muốn gắn bó và làm công tác Mặt trận, Đoàn thể. Nhìn chung, hình thức hoạt động chưa thiết thực, không đáp ứng kịp thời những vấn đề đặt ra trong đời sống của đoàn viên, hội viên. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân chưa thật là “chất keo” để đoàn viên, hội viên gắn bó. Nội dung các hoạt động, sinh hoạt của các đoàn thể mới dừng lại ở việc phổ biến nội dung chủ trương, nghị quyết của cấp trên, phân công thực hiện, ít bàn bạc đến các vấn đề nẩy sinh từ công tác, cuộc sống đặt ra hàng ngày, hàng giờ đối với đoàn viên, hội viên. Người đoàn viên, hội viên chưa thấy ý nghĩa của việc vào tổ chức để sinh hoạt và hoạt động đem lại lợi ích gì cho mình, cho gia đình và xã hội.

2.2. Nền kinh tế thị trường đã tạo nên sự phát triển đa dạng. Mọi người năng động hơn trong việc tính toán, làm ăn, đòi hỏi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phải thay đổi cho phù hợp. Trong điều kiện của cơ chế thị trường người dân quan tâm đến thu nhập để sống, lợi ích kinh tế được đặt lên hàng đầu. Lợi ích kinh tế hàng ngày là cơ sở để người lao động có thể đảm bảo và cải thiện dần điều kiện ăn, ở, đi lại, học hành, bảo vệ sức khoẻ, vui chơi, giải trí, nâng cao dần chất lượng cuộc sống…Quần chúng chỉ gắn bó với đoàn thể của mình, khi họ tìm thấy ở đó những lợi ích chính đáng và được đoàn thể bảo vệ những lợi ích đó. Lợi ích đó gắn liền với trách nhiệm công dân trước pháp luật và không đối lập với lợi ích cộng đồng và dân tộc.

2.3. Hiệu quả là yêu cầu luôn đặt ra cho mọi hoạt động của Mặt trận và các tổ chức chính trị – xã hội trong kinh tế thị trường; quần chúng, đoàn viên, hội viên phê phán, loại trừ các cách làm hình thức, kém hiệu quả. Họ có thể tham gia hoặc không tham gia tổ chức, không thể ép buộc, chỉ có thể vận động, thu hút bằng sự hấp dẫn. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với việc công khai nhận xét, góp ý, phê phán của đoàn viên, hội viên trên các lĩnh vực hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cũng đặt ra yêu cầu phải đổi mới tổ chức và hoạt động, thì mới tập hợp được quần chúng vào tổ chức.

Xem thêm : 

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Khái quát chung

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Cơ cấu tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nước ta hiện nay

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Thành tựu, hạn chế trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thời gian qua 

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Quan điểm, mục tiêu và giải pháp tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Nhận thức chung về nền hành chính

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính nhà nước

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Cải cách nền hành chính nhà nước

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Một số nội dung về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn  giai đoạn 2016-2020 theo tinh thần nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 27-4-2016

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- 180 câu trắc nghiệm

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3 : Cán bộ, công chức và phân định cán bộ với công chức, viên chức.

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3: Công vụ và trách nhiệm của cán bộ, công chức trong hoạt động công vụ

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3: Nghĩa vụ và quyền của cán bộ, công chức.

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3: Mục tiêu, nguyên tắc và các nội dung cơ bản của quản lý cán bộ, công chức

Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 3: Những tồn tại, hạn chế và định hướng hoàn thiện trong thời gian tới

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1. Một số vấn đề về đảng cầm quyền.

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng cầm quyền

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Một số vấn đề cơ bản về đảng cộng sản việt nam

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020 – Chuyên đề 1 : Tình hình công tác xây dựng đảng nhiệm kỳ 2010 2015

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 1 : Một số nội dung về nghị quyết trung ương 4 khóa xi về “một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Những quy định chung.

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 :Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2 : Mối quan hệ công tác

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành kỳ thi công chức kì thi 2020- Chuyên đề 2: Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy

Tài liệu ôn tập môn nghiệp vụ chuyên ngành đối với người dự thi vào cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Chuyên đề 1 : Tính chất, đặc điểm, vị trí, vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị ở việt nam.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);