Bộ đề ôn thi giáo viên giỏi kèm đáp án 2020

Bộ đề ôn thi giáo viên giỏi kèm đáp án 2020.

PHẦN I: CÂU HỎI KIỂM TRA NĂNG LỰC (THAM KHẢO)

Bộ đề ôn thi giáo viên giỏi kèm đáp án  2020
Bộ đề ôn thi giáo viên giỏi kèm đáp án 2020

ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Theo Chương II của Thông tư số 30 có Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Vậy chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học có những tiêu chuẩn nào, có mấy tiêu chí? Theo anh (chị) Chuẩn nào là quan trọng nhất? Vì sao?

  1. b) Nêu các hành vi giáo viên không được làm được quy định tại Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Câu 2: a) Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học hiện nay là một việc làm thường xuyên đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy. Anh (chị) hiểu như thế nào là giáo án điện tử và bài giảng điện tử ?

  1. b) Để thiết kế bài giảng điện tử có chất lượng và hiệu quả, theo Anh (Chị) bài soạn cần đạt những yêu cầu gì ?            

Câu 3:  a) Để biên soạn một đề kiểm tra theo chuẩn KT-KN cần tuân thủ các bước nào ? 

  1. b) Anh chị hãy cho biết số lần kiểm tra đối với bộ môn Anh (chị) trực tiếp giảng dạy (Đúng chuyên môn đào tạo bao gồm cả chủ đề tự chọn). Anh chị sẽ xử lí thế nào nếu có 1 học sinh không có đủ số lần kiểm tra theo quy định trên?
  2. c) Học sinh Nguyền Thị Thảo có điểm trung bình các môn cả năm như sau:

Toán

Văn

Hóa

Sinh

Địa

Sử

Anh

CN

GDCD

MT

ÂN

TD

8,9

8,5

8,7

8,4

8,6

9,0

8,5

4,9

8,3

8,9

Đ

Đ

Đ

Anh chị hãy xếp loại học lực cho học sinh Nguyền Thị Thảo. Vì sao anh chị xếp loại như vậy?

Câu 4: a. Qua quá trình tham gia giảng dạy trong trường THCS Thầy, Cô giáo hãy cho biết: Cần có giải pháp gì để phát huy và tăng cường tính tích cực của học sinh?     

  1. Đồng chí hãy kể tên một số phương pháp dạy học mà đồng chí đã được hoc tập, tập huấn và thực hiện giảng dạy trên lớp? Theo đồng chí thì PPDH nào là tốt nhất, có hiệu quả nhất?

Câu 5: Anh chị hãy nêu Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm? Ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo nhóm. Anh chị cần làm gì để phát huy hiệu quả phương này với đối tượng học sinh trường THCS Đồng Rùm.

Câu 6:  Theo điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học giáo viên trường trung học có nhiệm vụ gì?

Câu 7: Theo điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học giáo viên có những quyền nào?

Câu 8: Căn cứ vào Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, Quy định về đánh giá xếp loại Học lực học kỳ và cả năm cho học sinh được chia thành mấy loại? Hãy nêu tiêu chuẩn của mỗi loại?

Câu 9: Thầy cô nêu biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn mình tại đơn vị đang công tác ?

Câu 10: Anh/chị trình bày mục tiêu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã được nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW (Hội nghị Trung ương 8 khoá XI). Nhà trường đã làm gì để góp phần thực hiện mục tiêu này?

Câu 11: Anh/chị hãy nêu những nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017 – 2018 bậc THCS

PHẦN II: CÂU HỎI TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM

Câu 1. Khi thầy (cô) đang giảng bài trên bục giảng với bộ môn mình đang phụ trách, chợt phát hiện trong lớp một học sinh đang mở vở học bài một phân môn khác. Thái độ của mình đối với học sinh đó như thế nào ?

GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

Giáo viên bình tỉnh và đặt câu hỏi liên quan đến kiến thức thuần túy vừa giảng cho cả lớp và yêu cầu học sinh đó trả lời:

– Nếu trả lời đúng thì việc đầu tiên GV khen HS đó nhưng trong lời khen có ý nhắc nhỡ về việc tập trung học tập của em đó.

– Nếu trả lời sai thì nhắc nhỡ HS đó cần tập trung hơn trong giờ học

Câu 2. Dịp 20/11, học sinh thường tặng hoa mừng thầy (cô) nhân ngày : “nhà giáo Việt Nam”. Sau khi nhận hoa và lời chúc của các em. Thầy (cô) lấy sổ điểm ra để kiểm tra miệng trước khi dạy bài mới. Một học sinh cuối lớp phát biểu trổng: “Mới tặng hoa 20/11,  cho chúng em miễn đọc bài  hôm nay đi”. Thái độ của thầy (cô) sẽ như thế nào?

GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

Không nóng giận, nhẹ nhàng phân tích cho các em thấy,  tặng hoa là nghĩa cử thể hiện tình cảm của các em đối với thầy (cô) giáo, vấn đề quan trọng và ý nghĩa hơn trong những ngày nầy là những bông hoa “điểm 10” của các em mới chính là món quà thiết thực đối với thầy (cô) giáo. Và giáo viên tiến hành kiểm tra bài cũ.

Câu 3. Dịp 8/3 thầy (cô) vào lớp, lấy sổ điểm ra chuẩn bị gọi học sinh kiểm tra bài cũ. Một học sinh phát biểu : ” thưa thầy (cô). Hôm nay nhân 8/3 thay vì đọc bài cũ em xung phong hát tặng cô và các bạn nữ một bài hát để lấy điểm kiểm tra miệng được không ạ!”. Thầy (cô) giải quyết tình huống này như thế nào?

GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

Phân tích cho các em thấy văn nghệ và kiến thức không thể thay thế cho nhau mà văn nghệ chỉ giúp ta những lúc giải lao sau khi đã hoàn thành công việc của mình, vì vậy không thể thay bài kiểm tra bằng bài hát. Thầy (cô) cám ơn nhã ý của em, nhưng để dành vào dịp tổ chức sinh hoạt 8/3 của lớp em sẽ thể hiện còn hôm nay vẫn phải kiểm tra bài cũ thôi.

Câu 4. Thầy cô sẽ xử lí như thế nào khi phát hiện 1 học sinh tương đối ngoan và là con của bạn thân mình đang kín đáo xem tài liệu trong giờ kiểm tra?

GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

– Giáo viên khéo léo tiếp cận gần vị trí của học sinh đó để ngầm nhắc nhỡ và ngăn chặn hành vi trên.

– Gặp riêng học sinh đó để phân tích việc làm sai trái của học sinh và yêu cầu cam kết không tái phạm. Có thể báo cho bạn mình biết vào dịp thuận lợi nhất.

Câu 5. Khi phát hiện 1 học sinh để chuông điện thoại di động reo trong tiết học và thầy (cô) yêu cầu HS đó nộp lại điện thoại di động nhưng em đó một mực không chịu nộp. Thầy (cô) sẽ có hành động gì tiếp theo trong khi lớp học rất mất trật tự?

GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

– GV bình tỉnh và dùng lời lẽ nhẹ nhàng để mời em đó ra khỏi lớp để ổn định lớp học và dạy tiếp, hẹn gặp em đó sau tiết dạy

– Tìm hiểu nguyên nhân gây nên sự cố vừa rồi và nhắc nhỡ HS cẩn thân hơn khi sử dụng điện thoại của mình nhất là trong giờ học.

Câu 6. Khi phát bài kiểm tra một tiết cho học sinh ở đầu tiết dạy và phát hiện một học sinh gói một tờ giấy lại rồi ném ra cửa sổ, thầy (cô) nghi đó là bài kiểm tra của. Thầy (cô) sẽ xử lí tình huống này như thế nào?

GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

– Vẫn cứ tiến hành dạy học bình thường và xem như không có chuyện gì xảy ra.

– Cuối tiết, yêu cầu em đó mang bài kiểm tra đến gặp riêng thầy (cô). Nếu tờ giấy đó không phải là bài kiểm tra thì thầy (cô) nên xin lỗi em đó và nói rõ về hành động của em gây nên sự hiểu nhầm. Nếu đúng là bài kiểm tra của em đó không còn hoặc nhàu nát thì thầy cô phân tích cho em đó hành động rất sai của em đó có thể dẫn đến hậu quả rất lớn cho bản thân. Thầy cô cũng nên khoan dung tha thứ cho em đó và nhắc nhỡ những hành động không tốt như thế nữa.

Câu 7: Một học sinh trong lớp bạn chủ nhiệm làm mất xe đạp đã không dám về nhà vì lo sợ bố mẹ đánh mắng. Bạn biết HS đó đang ở nhà một người ban. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

  • Đến nhà em học sinh đó để hỏi han tình hình và trấn an tinh thần họ. Nhấn mạnh những điểm tốt của học sinh đó để gia đình yên tâm về con mình và không nghĩ rằng em đánh mất xe vì một lý do xấu.
  • Khéo léo chỉ ra cho học sinh cách giáo dục sai lầm của gia đình là dùng bạo lực, phương pháp đó có thể gây cho học sinh bị tổn thương nặng nề về tâm lý.
  • Khi gia đình hiểu bạn hứa sẽ tìm và đưa em trở về gia đình
  • Bạn và vài học sinh trong lớp đưa em đó về để xin lỗi bố mẹ và hứa lần sau cẩn thận hơn. 

Câu 8: Bạn vào lớp dạy tiết 3 ở lớp 6A khoảng 10 phút thì một em học sinh đứng lên hốt hoảng nói với bạn rằng em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi vào đã không thấy đâu. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

– Trấn an học sinh đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng.
– Sau đó bạn tiếp tục bài giảng và dành thời gian giải quyết vấn đề:
+ Trước tiên bạn khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn ở trong túi em không và có phải mất ở lớp thật không.
+ Nếu thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ một thái độ điềm tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với học sinh trong lớp: bạn động viên tinh thần tự giác của các em, giải thích cho học sinh và mở ra nhiều hướng cho em nào đã trót lấy của bạn có cơ hội trả lại mà không ai biết mình đã lấy.
+ Nếu có học sinh trong lớp lấy của bạn thì giáo viên không mạt sát học sinh mà tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết.
+ Giáo viên có lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền của bạn và học sinh cả lớp.
Câu 9: Bạn được Ban giám hiệu phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 6A. Khi nhận lớp bạn thấy các em rất trầm. Trong các giờ học học sinh không mấy khi phát biểu. Các em cũng không hăng hái tham gia vào các hoạt động của lớp. Bạn phải làm gì để khuấy động phong trào của lớp?

GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

– Tìm hiểu nguyên nhân
– Đưa ra các biện pháp phù hợp
+ Có các biện pháp để động viên khích lệ các em mỗi khi làm được một việc tốt
+ Cùng cả lớp tổ chức những trò chơi chung, những buổi học ngoại khóa
+ Động viên học sinh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động của lớp của trường
+ Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, cuối tuần có biểu dương khen thưởng kịp thời.
Câu 10: Lớp bạn chủ nhiệm đang cần chọn một học sinh làm lớp trưởng. Bạn băn khoăn giữa hai học sinh Lý và Hùng. Lý là học sinh giỏi nhất lớp nhưng lại hơi trầm kém hoạt bát. Ngược lại, Hùng rất năng nổ, nhanh nhẹn, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của lớp nhưng chỉ học vào loại trung bình. Cả hai em đề được các bạn trong lớp quý mến. Bạn chọn ai làm lớp trưởng?

GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

– Bạn đưa ra các tiêu chuẩn cần phải có của một lớp trưởng.
– Cho học sinh trong lớp bình bầu bằng cách bỏ phiếu kín để chọn bạn xứng đáng.
– Cùng các em kiểm phiếu và chọn lớp trưởng dựa trên kết quả bình bầu.
– Sau khi đã chọn xong lớp trưởng bạn cần xem xét các mặt ưu điểm cũng như những hạn chế của lớp trưởng mới để giúp đỡ, hướng dẫn lớp trưởng làm tốt hơn công việc của mình.
Câu 11: Bạn mới ra trường, BGH giao cho bạn tổ chức một tiết hoạt động tập thể cho toàn bộ học sinh khối 9, nhưng bạn chưa hiểu nên rất lúng túng không biết làm thế nào. Bạn sẽ làm gì trong trường hợp đó?

GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

– Tìm hiểu chủ đề của tiết HĐTT trong thời gian đó
– Xây dựng giáo án, tìm phương án tổ chức của tiết đó
– Xin ý kiến đóng góp của các giáo viên trong khối
– Duyệt giáo án với Ban giám hiệu trước khi thực hiện
– Khi thực hiện xong xin ý kiến đóng góp của tất cả giáo viên dự và ban giám hiệu.

Câu 12: Bạn vào lớp dạy tiết 3 ở lớp 6A khoảng 10 phút thì một em học sinh đứng lên hốt hoảng nói với bạn rằng em mang tiền đi đóng quỹ lớp mà sau giờ ra chơi vào đã không thấy đâu. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

– Trấn an học sinh đó để em không quá hốt hoảng và lo lắng.
– Sau đó bạn tiếp tục bài giảng và dành thời gian giải quyết vấn đề:
+ Trước tiên bạn khuyên học sinh đó xem lại thật kỹ tiền còn ở trong túi em không và có phải mất ở lớp thật không.
+ Nếu thật sự mất ở lớp, bạn cần giữ một thái độ điềm tĩnh, ôn tồn để nói chuyện với học sinh trong lớp: bạn động viên tinh thần tự giác của các em, giải thích cho học sinh và mở ra nhiều hướng cho em nào đã trót lấy của bạn có cơ hội trả lại mà không ai biết mình đã lấy.
+ Nếu có học sinh trong lớp lấy của bạn thì giáo viên không mạt sát học sinh mà tế nhị yêu cầu học sinh đó gặp riêng cô giáo để giải quyết.
+ Giáo viên có lời khuyên đối với học sinh làm mất tiền, với học sinh lấy tiền của bạn và học sinh cả lớp.

Câu 13: Gần đây bạn phát hiện trong lớp bạn chủ nhiệm đang có lời bàn ra tán vào của học sinh về trường hợp bạn H “học thì chẳng ra gì mà môn Toán của thầy N toàn 8, 9 điểm”. Trong khi các bạn khác “phấn đấu chật vật cũng chỉ được 6, 7 điểm là cùng”. Là một giáo viên chủ nhiệm, bạn phải làm gì để “trấn an” dư luận này của học sinh? Chọn 1 trong 3 cách xử lý dưới đây:
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

  1. Trong buổi sinh hoạt cuối tuần bạn thẳng thắn đưa ra vấn đề này và đề nghị các em nói trực tiếp, không bàn tán sau lưng. Sau đó tuỳ tình hình bạn sẽ tìm cách xử lý.
    2. Phê bình học sinh trong lớp đã có hiện tưởng không đoàn kết, nói xấu bạn và thầy giáo.
    3. Gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh học khá giỏi và có uy tín trong lớp để xác minh hiện tượng này. Sau đó bạn sẽ quyết định cách xử lý để đảm bảo tính công bằng trong lớp học.
    — Cập nhật —
    Sự công bằng là một tiêu chuẩn vô cùng quan trọng trong suy nghĩ của học sinh. Chúng luôn quan niệm một cách đơn giản rằng đã là môi trường sư phạm thì các thầy cô phải tuyệt đối công bằng trong cách cư xử với học sinh, có như thế mới có thể khuyến khích các em phấn đấu học tập tốt. Một khi nguyên tắc đó bị vi phạm sẽ rất dễ khiến các em mất niềm tin vào các thầy cô giáo.
    Chính vì vậy khi lớp bạn chủ nhiệm có dư luận về vấn đề này, hơn nữa lại liên quan đến “quyền lợi sát sườn” của học sinh (chuyện đánh giá kết quả học tập bằng điểm) chắc chắn bạn không thể bỏ qua. Nếu bạn cố tình cho qua như không hề biết có thể dư luận đó sẽ không chỉ ngấm ngầm mà sẽ bùng phát vào một ngày nào đó chưa biết chừng.
    Bạn sốt sắng với thông tin này và quyết tâm “làm ra nhẽ” bằng cách thẳng thắn nêu ra vấn đề trong một cuộc họp tập thể nào đó. Thậm chí trong cuộc họp có vẻ dân chủ và công khai ấy, bạn tỏ ý phê bình các em đã có hiện tượng nói xấu thầy và bạn. Bạn chọn cách xử lý này sẽ là quá nóng vội khi chưa hề biết là độ chính xác của thông tin đó đến mức nào. Bạn biết rằng “không có lửa thì làm sao có khói”, chắc chắn học sinh của bạn không ghen tị nhau đến mức bịa đặt ra chuyện “tày trời” đó. Nếu bạn vội kết tội học sinh biết đâu chúng sẽ nghĩ bạn bênh vực cho đồng nghiệp của mình và sẽ không bao giờ đứng về phía chúng. Hơn nữa, mang những chuyện tế nhị này ra công bố trước dư luận là điều không bao giờ nên làm.
    Điều trước tiên cần làm là bạn phải tìm mọi cách để thẩm định lại thông tin này một cách chính xác. Bạn có thể gặp riêng lớp trưởng hoặc một em học sinh mẫu mực trong lớp để khéo léo trò chuyện. Bạn chỉ có thể “thu thập” được những thông tin chuẩn xác khi nói chuyện với học sinh bằng sự cởi mở, chân thành, tế nhị và không áp đặt. Khi xác minh dư luận đó là có thật thì bạn cần suy nghĩ về cách xử lý để đảm bảo công bằng và quyền lợi của học sinh. Nhưng dù lựa chọn giải pháp nào thì sự tế nhị và thận trọng sẽ là nguyên tắc đầu tiên cần tôn trọng.
  2. Học sinh đánh nhau sau khi cô giáo rời lớp sớm

Giáo viên hướng dẫn bận việc đột xuất nên nhờ N – giáo viên thực tập dạy thay một tiết. Suốt cả tiết dạy, trên bảng cô giảng mặc cô, dưới lớp nhiều em học sinh nói chuyện, làm việc riêng, bàn tán rồi cùng nhau cười khúc khích. Giận dỗi, N bỏ ra khỏi lớp sớm 6 phút. Chẳng may trong 6 phút đó có hai em nghịch ngợm trong lớp đã trêu nhau dẫn đến đánh lộn khiến cả lớp học náo loạn cả lên. Vào tình huống của giáo viên N bạn sẽ xử lý ra sao?
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

  1. Bạn làm ngơ vì đó là thuộc về trách nhiệm của học sinh
    2. Bạn quay lại lớp và gay gắt phê bình học sinh đã vi phạm nội quy lớp học và nói sẽ báo cáo lại cho giáo viên chủ nhiệm.
    3. Bạn quay lại lớp ổn định tình hình và tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao các em mất trật tự trong giờ học, lại còn gây lộn, đánh nhau. Đồng thời cũng nhận khuyết điểm đã bỏ về khi tiết học chưa kết thúc dẫn đến tình trang nhốn nháo trên.
    — Cập nhật —
    Đây quả thật chỉ là một tình huống đột xuất xảy ra ngoài dự đoán của bạn. Chỉ vì một phút tự ái, nóng vội, bạn đã không kiên trì ở lại hết tiết mà cho học sinh nghỉ sớm nên đã xảy ra chuyện.
    Như vậy dù biện minh thế nào thì trước hết lỗi phải thuộc về bạn. Thế mà bạn lại có thể làm ngơ và cho rằng trách nhiệm thuộc về học sinh. Rõ ràng nếu có mặt ở lớp đến hết tiết chắc rằng sự việc đó đã không xảy ra. Xử lý theo cách thứ nhất là bạn đã vô tình biến mình thành một giáo viên thiếu trách nhiệm với học sinh.
    Bạn cũng có thể quay lại lớp để chấn chỉnh học sinh và cho các em biết rằng chúng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động của mình. Trong tình huống đó có thể vì sợ nên học sinh sẽ ngoan ngoãn nhận lỗi của mình nhưng thực ra trong lòng các em thừa hiểu rằng bạn phải là người có trách nhiệm trước tiên chứ.
    Vậy cách ứng xử hợp lý nhất trong tình huống này là bạn nhanh chóng quay lại lớp học và ổn định tình hình. Trước cả lớp, bạn nên thẳng thắn nhận trách nhiệm của mình trong việc ra khỏi lớp trước khi hết giờ, nên lớp đã xảy ra tình trạng trên. Đồng thời bạn cần phải nghiêm khắc nhắc nhở các em về ý thức tự quản khi không có giáo viên ở trong lớp. Với sự chia sẻ trách nhiệm này, có thể bạn sẽ nhận được sự phê bình từ phía Ban giám hiệu, nhưng đó cũng là một lần nhắc nhở bạn về lòng kiên trì và sự kiềm chế cảm xúc cá nhân
  2. Khi học sinh xé bài kiểm tra

Trả bài kiểm tra một tiết cho học sinh xong, bạn quay lên bục giảng để bắt đầu bài mới thì bỗng “roạc”, “xoạt, xoạt”, hình như là tiếng xé và vò giấy. bạn quay lại thì thấy Tiến đã xé tan bài làm được một điểm của mình trước sự ngơ ngác của các bạn trong lớp. Khi được hỏi tại sao em xé bài, thì Tiến trả lời tỉnh queo: “Bài của em thì em xé”. Trước sự việc đó, bạn phải giải quyết ra sao?
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

  1. Bạn không nói gì, quay trở lại bục giảng để bắt đầu bài của mình
    2. Bắt em đó đứng dậy, phê bình em gay gắt trước lớp và ghi vào sổ đầu bài vì ý thức thiếu tôn trọng giáo viên.
    3. Bạn tạm thời “bỏ qua” và nhanh chóng bắt đầu bài giảng của mình. Sau đó cuối giờ bạn gọi em học sinh đó lại để hỏi han, tâm sự và giải thích cho em hiểu sự đúng sai trong hành động của mình.
    4. Bạn dành ra một vài phút xuống chỗ em đó và nhẹ nhàng nhắc nhở em, để em đó nhận ra khuyết điểm của mình và động viên em lần sau cố gắng.

    — Cập nhật —
    Trong quá trình giảng dạy, bạn không hiếm trường hợp phải đối mặt với những học sinh có thành tích học tập kém, lại ngang ngạnh và nhiều khi tỏ ra coi thường kỉ luật, thiếu tôn trọng giáo viên. Nếu bạn không thực sự nghiêm khắc thì có những lúc rất dễ bị học sinh coi thường và tiếp tục có những hành động không đúng mực.
    Chắc chắn là các thầy cô giáo ai cũng sẽ cảm thấy tức giận trước hành động này của học sinh. Em đó có thể biện minh rằng do bài bị điểm kém, lại là bài của mình nên em muốn làm gì thì làm. Nhưng đó là cách “lý sự cùn” vì rõ ràng đây là lớp học, cô giáo đang lên lớp, bài tập vừa được cô giáo chấm điểm mà em đó có hành động như thế là thiếu tôn trọng giáo viên. Và chính vì vậy bạn không thể bỏ qua một cách dễ dàng (như ở gợi ý 1), vì rất dễ khiến học sinh coi thường bạn. Các em học sinh khác trong lớp sẽ nghĩ gì đây khi chứng kiến hành động hơi vô lễ đó mà cô giáo lại “không dám làm gì”.
    Thái độ nghiêm khắc lúc này là hết sức cần thiết. Bạn có thể phê bình em đó gay gắt ngay trước lớp, nhưng để giữ “hòa khí’, bạn nên tìm cách nhẹ nhàng khuyên bảo em. Bạn không nên để sau buổi học để nói riêng với em đó vì những hành động như thế cần được rút kinh nghiệm ngay để các em khác không lặp lại.
    Bạn nên dành một vài phút xuống chỗ em học sinh đó để phân tích về hành động vừa rồi của em. Bạn có thể nói: “Cô biết bài hôm nay của em bị điểm kém và em rất buồn. Nhưng em đã kịp xem lại bài của mình nghuyên nhân tại sao không? Em nói là “bài của em thì em xé”, đúng bài đó là của em nhưng dù sao đó cũng là bài cô đã cẩn thận xem xét, đánh giá và chỉ ra cái sai cho em để lần sau em cố gắng hơn. Thế mà không ngờ công sức của em trong một tiết và cả của cô bị em xé toạc thành những mảnh giấy vụn. Nếu đặt trường hợp em sau này sẽ là một giáo viên như cô, có một học sinh làm việc đó ngay trước mặt em thì em nghĩ sao? Nhưng thôi, dù sao em cũng đã trót làm, lần đầu cô có thể thông cảm. Cô mong rằng em hiểu những điều cô nói và cố gắng hơn trong những bài làm sau. Cô tin là em làm được”.
    Đồng thời bạn cũng nên khéo léo nhắc nhở các em trong lớp rút kinh nghiệm để lần sau không có những phản ứng nóng nảy như thế.

  2. Em ước được nghỉ tiết học của cô

Ở lớp 7C sau khi giảng bài xong, cô giáo Lan hỏi vui:
– Nếu cô cho các em một điều ước trong khả năng của cô, các em sẽ ước gì?
Cả lớp cười, bỗng cô nghe thấy cuối lớp có tiếng học sinh đáp:
– Thưa cô, em ước được nghỉ tiết học của cô ạ.
Là cô giáo Lan, bạn ứng xử thế nào?
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

  1. Lờ đi coi như không nghe thấy câu nói đó và “đánh trống lảng” sang chuyện khác.
    2. Tự ái, phê bình em học sinh đó về ý thức học tập.
    3. Vẫn thái độ vui vẻ, bạn giải thích cho em hiểu bạn không thể đáp ứng được điều ước đó của em, nhưng cũng rút kinh nghiệm trong việc nói chuyện vui vẻ với các em vào những lần sau để tránh bị học sinh đẩy vào tính huống khó xử.
    — Cập nhật —
    Sau những giờ học căng thẳng, một vài câu chuyện vui hay những lời tâm sự cởi mở giữa cô và trò là một món ăn tinh thần thực sự quý giá. Nó chính là một sợi giây vô hình gắn kết tình thầy trò trong một bầu không khí gần gũi, thương yêu và cũng là phút thư giãn hiếm hoi để chuẩn bị bước vào những tiết học sau.
    Bạn hiểu được ý nghĩa cũa việc đó và bắt đầu câu chuyện của mình một cách “hồn nhiên”. Nhưng ai ngờ được rằng chính sự vô tư ấy lại đặt bạn vào một tình thế khó xử.
    Ai cũng đã từng trải qua một thời học trò tinh nghịch, ngây thơ chắc sẽ hiểu được rằng ở tuổi này đôi khi chúng ta “lỡ” nói những lời quá vô tư và bồng bột. Quả thật khi nghe bạn hỏi, các em đã trả lời một cách chân thành không dấu diếm. Với học sinh sau 3-4 tiết học căng thẳng nếu được “giải lao” hẳn một tiết thì còn gì bằng. Thế là chúng hồn nhiên nói ra điều ước của mình. Nhưng điều đó có thể làm bạn phật lòng và nặng nề hơn lại bị quy kết là thiếu ý thức học tập? Cũng có thể lắm chứ. Nhưng đừng vội trách mắng học sinh vì như thế sự cởi mở và chân thành của các em đã bị thái độ “nghiêm túc quá” của cô làm cho tắt ngấm. Và lần sau chắc sẽ rất khó để học sinh có thể biểu lộ sự chân tình và hồn nhiên trẻ con đáng yêu của mình.
    Như vậy dù học sinh của bạn có trả lời như thế nào, bạn hãy duy trì sự dịu dàng và gần gũi của mình. Sự hóm hỉnh sẽ là chìa khóa giúp bạn thoát khỏi tình huống này. Bạn sẽ vui vẻ giải thích cho các em hiểu rằng, với tư cách là giáo viên, bạn không thể đáp ứng “điều ước” này của các em vì không thể bỏ qua quy định của nhà trường. Nhưng bạn luôn thể hiện cho học sinh thấy bạn luôn thấu hiểu những vất vả trong công việc học tập của học sinh, chính vì thế bạn sẽ cố tạo ra những câu chuyện cười, những phút thư giãn để động viên tinh thần của các em. Ở vào những tình thế này, sự cởi mở, chân tình và óc hài hước của bạn sẽ được vận dụng tối đa.
  2. Khi cô giáo ghi nhầm đầu bài

Lớp 4A có phong trào thi đua vở sạch chữ đẹp đã được học sinh nhiệt tình hưởng ứng. Sau khi kiểm tra bài cũ, cô giáo ghi đầu bài của tiết học lên bảng. Em Long cặm cụi, cẩn thận ghi đầu bài mới vào vở sạch sẽ của mình.
Bỗng cô giáo phát hiện ra mình đã ghi nhầm đầu bài bèn thông báo cho học sinh và ghi lại đầu bài lên bảng. Em Long cảm thấy bực bội xé ngay trang vở vừa viết và càu nhàu nói: “Viết như vậy mà cũng viết”. Cô giáo cũng nghe thấy. Ở vào tình huống này bạn xử lý sao đây?
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

  1. Lờ đi coi như không nghe thấy câu nói của Long.
    2. Quay sang hỏi em học sinh nào đã nói câu đó và phê bình em đó trước lớp.
    3. Nhận sự sơ suất của mình trước các em, nhưng cũng đồng thời phân tích cho các em hiểu những sai sót của em Long. Cô nói cho các em hiểu rằng trong cuộc sống đôi khi mọi người cũng có lúc nhầm lẫn.
    — Cập nhật —
    Đây là một tình huống rất dễ xảy ra nhất là ở những lớp thuộc bậc tiểu học. Với các em, phong trào “vở sạch chữ đẹp” có một ý nghĩa kích thích rất lớn trong việc rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập. Nhưng đôi khi do trẻ quá đề cao, và hiểu một cách máy móc nên cũng gây ra không ít tình huống khiến cho các cô giáo khó xử. Và đây là một ví dụ.
    Trước hết bạn phải thừa nhận rằng lỗi đầu tiên thuộc về mình do đã không cẩn thận. Nhưng đối với học sinh lớp lớn hơn (trung học cơ sở trở lên) thì chuyện đó chẳng có gì to tát cả vì cô giáo thì cũng có lúc phải nhầm chứ. Mà nhầm thì bỏ đi viết lại có sao đâu. Sự hiểu biết và dễ thông cảm của các em sẽ không làm bạn phải áy náy.
    Nhưng ở đây bạn phải đối mặt với một học sinh còn quá nhỏ. Các em chưa ý thức được mọi việc một cách chính xác nên rất dễ “quan trọng hóa vấn đề”. Hơn nữa ở tuổi này các em còn vô tư, bồng bột nên nghĩ gì nói nấy một cách không do dự. Và đây dù sao cũng là phản ứng của học sinh khi chỉ vì lỗi nhỏ của cô giáo mà có thể ảnh hưởng đến thành tích thi đua của mình. Hiểu được đặc điểm tâm lý này, bạn có thể sẵn sàng bỏ qua câu nói bột phát đó của em. Và đó cũng có thể là cách bạn “né tránh” phải thú nhận sự nhầm lẫn của mình.
    Nhưng thái độ im lặng của bạn không làm cho học sinh cảm thấy thỏa mãn. Có thể trong lúc “hậm hực” vì phải viết lại mà không do lỗi của mình em học sinh đó sẽ nghĩ: “Tại sao mình nhầm, mình sai thì phải xin lỗi cô giáo, mà cô giáo nhầm thì chẳng thấy nói năng gì”. Nếu để suy nghĩ đó tồn tại thì quả thật là tai hại. Dù các em còn rất nhỏ nhưng không vì thế mà chúng ta nghĩ chúng không để ý, dễ bỏ qua mọi chuyện. Ngược lại trẻ em đặc biệt tinh tế trong việc thiết lập sự công bằng trong quan hệ với bạn bè, thầy cô, chính vì thế hay xuất hiện tâm lý so sánh, xét đoán. Nếu chúng không nhận được sự đối xử công bằng ở người lớn thì lần sau rất khó có thể khiến chúng nghe lời. Vì vậy trong tình huống này thái độ im lặng của bạn là hoàn toàn không có lợi.
    Là một giáo viên chắc chắn bạn sẽ không vừa lòng khi nghe học sinh nói ra câu đó dù là bột phát. Nhưng bạn có thể trách mắng học sinh khi lỗi thực ra thuộc về mình? Nếu bạn cẩn thận một chút chắc là đã không thể có chuyện đó xảy ra. Chính vì vậy, sự nghiêm khắc của bạn trong lúc này có thể làm các em nể sợ nhưng trong lòng chúng không thực sự bằng lòng vì cảm giác mình bị mắng oan.
    Không có cách nào khác dù không muốn bạn cũng phải thành thật nhận lỗi trước học sinh là đã có sự nhầm lẫn. Bạn có thể đưa ra một lý do nào đó để giải thích và mong các em thông cảm. Nhưng như thế chưa đủ. Bạn cũng phải phân tích cho em Long và các bạn khác trong lớp thấy được chỗ không phải trong cách phản ứng đó. Bạn nên nói cho các em hiểu ở đời không ai là không một lần có sơ xuất. Cô đã nhầm nhưng đáng lẽ ra em Long không nên có phản ứng mạnh như vậy. Thành tích thi đua là quan trọng, nhưng điều ý nghĩa nhất là rèn luyện cho các em tính kiên trì, cẩn thận và ý thức nghiêm túc trong học tập. Không một thầy cô nào có thể trừ điểm thi đua của em khi trong cả một quá trình rèn luyện em chỉ có một nhầm lẫn nhỏ. Khi các em đã hiểu ra thì thực sự bạn đã thành công trong việc giúp các em biết cách kiềm chế bản thân trong những tình huống giao tiếp xã hội để tránh có những biểu hiện và lời nói không phù hợp.
  2. Nỗi ân hận muộn màng

Thùy Linh là lớp trưởng một lớp có nề nếp, thường xuyên được tuyên dương dưới cờ vào sáng thứ hai hàng tuần. Giờ kiểm tra một tiết môn sinh của cô Kim Chi, cả lớp im lặng, nghiêm túc làm bài. Cô Kim Chi rời bục giảng ra đứng dưới tán bàng sân trường xầm xì chuyện gẫu với một thầy giáo trong trường. Khi quay trở vào lớp cô bắt gặp Thùy Linh đang nói gì đó khá to với một bạn ngồi bàn trên. Một tiếng quát đanh gọn vang lên:
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

– Thùy Linh. Đưa bài làm lên đây cho tôi.
– Th…ưa…ưa cô – Thùy Linh đỏ mặt, giọng lạc đi.
– Không thưa gửi gì! Tôi không ngờ một lớp trưởng như cô mà lại thiếu nghiêm túc như vậy trong giờ kiểm tra.
Nộp xong bài cho cô, Thùy Linh chạy thụp xuống chỗ ngồi ôm đầu khóc nấc. Một phút trôi qua. Bỗng Thùy Linh đứng dậy xin phép cô ra ngoài.
-Vâng! Cứ việc ra – Lời cô Kim Chi chưa hết vẻ tức giận.
Và thế là cái gì đến đã đến. Thùy Linh đã vĩnh viễn ra đi không bao giờ còn trở lại cái lớp 81 thân yêu ấy nữa sau cú nhảy lầu từ tầng ba khi em vừa bước ra khỏi lớp.
Sau ngày Linh ra đi mọi chuyện mới được vỡ lẽ. Giờ kiểm tra sinh hôm ấy khi cô giáo ra ngoài lớp, thấy Nghĩa ở bàn trên mở sách cóp bài, với trách nhiệm của lớp trưởng Linh đã nhắc nhở bạn nhiều lần về việc làm sai trái đó chứ hoàn toàn không phải em trao đổi bài làm với bạn như cô Kim Chi nghĩ. Biết được chuyện đó cô Kim Chi càng ân hận, day dứt khôn cùng. Nhưng tất cả đã muộn.
1– Với góc nhìn sư phạm và kinh nghiệm bạn hãy thổ lộ những bức xúc của mình trước thái độ và việc làm trên của cô Kim Chi?
2– Câu chuyện trên đã gợi bạn nhớ lại một kỷ niệm khó quên của mình hoặc của đồng nghiệp. Từ đó bạn suy nghĩ gì về bài học kỷ cương, tình thương, trách nhiệm của người thầy trong không khí toàn ngành bước vào năm học mới 2007-2008 với cuộc vận động thực hiện thêm hai không mới: không vi phạm đạo đức nhà giáo và không có học sinh ngồi nhầm lớp.

— Cập nhật —
Thật xót xa khi em Thùy Linh lựa chọn một lối thoát đáng buồn đến như thế. Em đã ra đi mãi mãi, chuyện xảy ra thì không thể sửa đổi được.
Thật tiếc cho cách giải quyết bồng bột của em. Cô giáo có trách mắng em một cách oan uổng thì em vẫn có thể phân trần, nói lại cho cô Kim Chi hiểu kia mà! Mọi chuyện sẽ không hề nghiêm trọng nếu như em có cách ứng xử tốt hơn cho cuộc đời của em. Thực tế thì có trường hợp như em Thùy Linh trong cuộc sống đời thường. Có em đã tự vận để thầy cô hiểu được nỗi lòng của em. Và khi thầy cô hiểu được em bị oan khiên thì em đã mất, không còn hiện diện trên cõi đời này nữa rồi. Em Thùy Linh đã trả một giá quá đắt cho hành vi của em. Nơi “suối vàng” em có ân hận thì cũng đã muộn màng lắm rồi, không thể sửa sai được nữa! Cô Kim Chi dĩ nhiên sai lầm, sai phạm quá rõ, thế nhưng em Linh còn sai lầm lớn hơn rất nhiều khi quyết định chọn lấy cái chết để giải thoát đời em. Em Thùy Linh đã quá dại dột khi quyết định từ giã cõi đời. Cái chết của em càng làm sáng tỏ hơn sai phạm nghiêm trọng của cô Kim Chi. Chuyện cô Kim Chi bỏ lớp rồi xuất hiện trở lại lớp một cách bất ngờ, đã vậy cô Chi lại trách oan, mắng oan em Thùy Linh với lời lẽ khá nặng nề. Em Linh bị sốc chứ vì em ứng xử đúng khi nhắc nhở một người bạn, vậy mà cô Chi lại hiểu lầm em. Chuyện em ứng xử đúng trở thành ứng xử sai trong cảm nhận của cô Chi đã khiến cho em Linh rất uất ức mà không biết phải bày tỏ cùng ai. Kết quả sau cùng là em quyên sinh để cô Kim Chi có thể hiểu được nỗi lòng của em. Cô là một giáo viên, đáng lý ra cô phải có cách ứng xử mềm mỏng, linh hoạt, để cô và trò thêm hiểu nhau hơn. Tôi đã từng dạy học nên tôi hiểu tâm lý giáo viên lắm. Đúng lý ra sau khi cô Chi bỏ lớp rồi cô quay về lớp, cô phải biết cách hòa nhã với học trò với một tâm trạng thoải mái, vui vẻ, chân thành. Về phía Linh, lứa tuổi của em cũng có thể ý thức được rằng cuộc sống, cuộc đời của bản thân mình quý giá đến mức nào. Em Linh có thể phân trần với cô Chi, em còn có thể phản ánh với thầy cô hiệu trưởng về cách cư xử không đúng – không hay của cô Chi. Cụ thể là sau tiết học em nên đến văn phòng để trình báo “nỗi oan” của em. Thậm chí em còn có thể nhờ bố mẹ của em đến trường để phản ánh chuyện không đúng của cô Chi. Sau đó em có thể chuyển lớp, không học trong lớp có cô Chi giảng dạy nữa vì em không hài lòng với cách ứng xử phi sư phạm của cô Chi… Rất nhiều cách để em có thể nguôi giận khi cô Chi xúc phạm đến em. Theo đúng như tâm lý giáo viên thì cô Chi trở về lớp sẽ vui vẻ hỏi học trò: “Các em đã làm gì khi không có cô nào. Thôi các em bắt đầu học tập, làm bài nào? Ủa! Thùy Linh, em nói chuyện gì với bạn thế, nói lại cho cô nghe xem nào?”. Nét vui vẻ, hòa nhã, chan hòa với lớp của cô Chi sẽ khiến cho cả lớp vui hẳn lên và dĩ nhiên em Linh sẽ báo cáo cho cô Chi biết rằng: “Thưa cô, em nhắc bạn phải nghiêm túc trong giờ học, chứ em đâu có nói chuyện riêng gì đâu ạ!”. Thế là mọi chuyện đã được giải quyết xong ngay khoảnh khắc ấy. Cô, trò thêm hiểu nhau và đâu có chuyện gì buồn bã xảy ra. Tiếc cho cách ứng xử của cô Kim Chi và em Thùy Linh quá! Chuyện có gì đáng nói đâu mà kết quả lại buồn thảm đến như thế. Cả hai cô – trò đều có những sai lầm thật là đáng trách. Đúng lý ra mọi chuyện sẽ có kết quả rất hậu hĩ nhưng đáng tiếc quá, tình huống xấu nhất đã xảy ra rồi! Không thể thay đổi được nữa.
Qua câu chuyện trên chúng tôi xin kiến nghị như sau: đối với giáo viên: – Không nên có những lời lẽ quá căng thẳng, quá “mỉa mai”, quá trách cứ vô cớ đối với các em học sinh. Tuyệt đối không nên có chuyện miệt thị, la mắng học trò một cách quá đáng, nhất là học trò ở độ tuổi teen, tuổi mới lớn. Ở độ tuổi này tâm lý của các em rất bất ổn. Một chuyện không hài lòng, không vừa lòng các em cũng có thể phạm sai lầm rất to tát như chuyện của em Thùy Linh vậy. Các giáo viên phải nghiêm túc trong giờ lên lớp, cư xử với trò phải hòa đồng, hòa nhã, chan hòa, thông cảm, thương yêu các trò như thương yêu người thân của mình vậy.
Đối với học trò: qua chuyện buồn của Linh, các em phải luôn bình tĩnh, tỉnh táo, chuyện đâu vẫn còn có đó, các em phải biết phân trần – giãi bày với thầy cô nếu các em bị la mắng một cách oan ức. Các em còn có thể trình bày với ban giám hiệu, với phụ huynh các em để phụ huynh phản ánh chuyện không hay của thầy cô. Thậm chí các em có thể viết thư phản ánh đến Báo Giáo Dục TP.HCM (300 Điện Biên Phủ, Q.3, TP.HCM) kia mà!

  1. Cô giáo em không dạy như thế này

Trong giờ học tiếng anh của tôi ở lớp 6.Khi đang cho các em học sinh luyện đọc, thì có một số em học sinh quay sang thì thầm với nhau. Tôi gọi một em trong lớp đứng dậy và hỏi ” Tại sao em không chú ý?” em học sinh đó trả lời ” thưa thầy , em đi học thêm cô giáo em không dạy đọc như vây. cô đọc khác cơ?”, theo các bạn lên xử lý tình huống này như thế naò .
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

Hãy giải thích cho hs rằng : Chỉ có Tiếng anh của người anh thôi chứ không có Tiếng anh của cô trên lớp hay cô học thêm. Và là người đứng trên bục giảng bạn phải biết mình đang dạy cái gì cho hs và phải đảm bảo rằng cái bạn nói luôn luôn đúng. (Nếu không chắc nên coi lại, đó cũng là lý do tại sao cần phải soạn giáo án).

  1. Bài kiểm tra xuất sắc “đột xuất”

Trong khi chấm bài kiểm tra viết một tiết, bạn nhận thấy có một trường hợp xuất sắc “đột xuất”: bài của một em có sức học chỉ vào loại trung bình yếu nhưng lại rất tốt, xứng đáng được nhận điểm tuyệt đối. Trong giờ trả bài, bạn sẽ chọn cách xử lý nào sau đây:
1. Cho điểm cao đúng như những gì thể hiện trong bài và khen ngợi em học sinh đó trước toàn lớp.
2. Tỏ thái độ nghi ngờ, và không cho điểm vào bài đó vì lý do em đó có thể quay cóp hoặc chép bài của người khác.
3. Khen ngợi em đó đã có kết quả làm bài tốt và mời em đó lên bảng trình bày lại cho cả lớp nghe để cùng học tập.
4. Cách khác.
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

Trong trường hợp này, trước hết bạn vẫn nên cho điểm bài làm của em đó theo đúng những gì mà em đã viết một cách chính xác, công bằng thậm chí có thể thưởng điểm nếu xét thấy cách giải quyết thực sự hay, độc đáo và vì em đó là một học sinh trung bình mà đã biết cố gắng vượt bậc. Không phải ai cũng chọn cách làm này vì nhiều giáo viên vẫn thường có quan niệm đơn giản rằng, đã là học sinh giỏi thì bài nào cũng tốt, còn đã là học sinh yếu kém thì… muôn đời cũng thế mà thôi. Chính vì tư tưởng ấy mà các thầy cô giáo chưa có sự động viên khích lệ xứng đáng đối với những trường hợp có sự cố gắng để cải thiện sức học của mình. Nhưng bạn nên nhớ rằng những lời động viên khi các em có tiến bộ nhiều khi có tác dụng rất lớn làm thay đổi hẳn một con người đấy.
Nhưng trong những trường hợp xuất sắc “đột xuất” của một em học sinh nào đó bạn cũng cần phải xem xét cẩn thận. Cách xử lý 1 e là quá chủ quan. Khen ngợi, động viên học sinh, nhất là những người có tiến bộ là điều nên làm, nhưng cũng phải đúng lúc, thích hợp thì mới có tác dụng. Bạn chưa biết thực chất bài đó có phải do em học sinh này tự làm hay đi chép thì cần phải tìm hiểu kỹ. Vì nếu đó thực sự là một “bản sao” thì lời khen của bạn sẽ làm cho học sinh đó xấu hổ, nhưng ngược lại cũng cũng có thể là một sự “khuyến khích” em đó lần sau tiếp tục… chép bài.
Nếu chọn cách giải quyết thứ 2 thì thật sai lầm. Nếu em đó có chép bài thật đi chăng nữa cũng sẽ cảm thấy “bực tức” khi bị cô giáo mỉa mai, phê bình trước lớp, khiến cho mối quan hệ thầy trò và bạn bè trong lớp cũng xấu đi. Mà thực ra bạn cũng đâu có “chứng cớ” gì. Chỉ kết luận theo cảm tính, hay định kiến thì quả thực khó có thể làm học sinh tâm phục khẩu phục được. Còn nếu bài làm đó thực sự là kết quả của một sự cố gắng thì cách xử lý của bạn thật là tệ hại và bạn đã mắc phải một sai lầm lớn. Những lời nói thiếu “thiện chí”, coi thường như vậy của cô giáo sẽ dập tắt mọi sự cố gắng của em, thậm chí em sẽ cảm thấy bị xúc phạm. Là những bậc “cha mẹ thứ hai”, đừng bao giờ bạn để học sinh của mình rơi vào tâm trạng đó.
Bạn nên chọn cách giải quyết 3. Khi trả bài trước lớp bạn vẫn phải khen ngợi người làm bài kiểm tra đó trước cả lớp vì đã có cách giải hay, độc đáo. Đồng thời bạn phải khéo léo kiểm tra xem bài làm ấy thực sự là của em hay không bằng cách gọi em lên bảng để chữa cho các bạn khác cùng học tập. Đó cũng là một cơ hội để cho em chứng minh sự tiến bộ của mình trước lớp. Và bạn cũng làm sáng tỏ được vấn đề mình đang băn khoăn. Nếu em trình bày một cách trơn tru, thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề đó thì không còn điều gì phải bàn nữa, mọi chuyện đã rõ ràng (và chắc đây cũng là điều bạn mong muốn). Còn nếu em tỏ ra lúng túng, không làm chủ được phần kiến thức, chứng tỏ bài đó không phải do em tự làm mà đi chép ở đâu đó. Nhưng dù sao bạn cũng không nên phê bình em học sinh đó trước lớp mà phải thực sự tế nhị. Bạn tạm thời chưa cho điểm vào bài làm đó, cho em học sinh này nợ hôm sau kiểm tra lại, đồng thời cũng không quên nhắc nhở em cố gắng học tập.

  1. Khi học sinh từ chối thực hiện yêu cầu của cô

Khi bước vào dạy tiết 2, bạn nhìn thấy bảng chưa lau và mấy mẩu giấy vụn còn nằm rải rác trên nền lớp học, bạn gọi một học sinh ngồi ở đầu bàn trên cùng lên xóa bảng và nhặt những mẩu giấy vụn đó đi. Nhưng vừa dứt lời thì em học sinh đó đứng lên và nói: “Thưa cô, em không vứt giấy ra lớp và hôm nay cũng không phải đến phiên em trực nhật”. Nói xong, học sinh đó ngồi xuống.
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

  1. Phê bình em học sinh đó và dứt khoát yêu cầu em phải lên nhặt giấy vụn để đảm bảo uy tín của cô.
    2. Gọi em khác hoặc em trực nhật lên dọn.
    3. Không nói gì thêm mà lẳng lặng bước lên bục giảng xóa bảng và cúi xuống nhặt mấy mẩu giấy vụn bỏ vào sọt rác. Sau đó bạn bắt đầu bài giảng một cách bình thường như không có chuyện gì xảy ra.
    4. Bạn sẽ nói rằng: “Vậy thì em có thể làm giúp cô được không?” Sau đó bạn nên khen ngợi em học sinh đó đồng thời nhắc nhở người trực nhật lần sau rút kinh nghiệm.
  2. Khi học sinh thắc mắc vì thầy cho điểm thấp

Trong một lần trả bài kiểm tra lớp 9B của thầy Việt, có một học sinh đứng lên thắc mắc với thầy về kết quả điểm thầy chấm với lý do: “Bài của em làm giống hệt bài của bạn Thắng, sao bạn ấy lại được điểm 8 mà em chỉ được có 5?”. Đặt vào tình huống của thầy Việt, bạn xử lý ra sao?
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

  1. Trả lời qua loa và vào bài giảng mới ngay.
    2. Yêu cầu học sinh đó xem lại bài và không được thắc mắc vì thầy đã chấm rất kỹ không có chuyện nhầm lẫn.
    3. Yêu cầu em đó ngồi xuống bình tĩnh xem lại bài của mình. Sau đó bạn có thể thu lại hai bài làm đó để xem xét cho kỹ. Nếu thực sự đã có sai sót, bạn thành thật xin lỗi trước các em và hứa chấm lại bài cho em đó. Nếu sau khi kiểm tra thấy mình đã làm đúng thì nên giải thích cặn kẽ cho em đó hiểu về kết quả của mình.
  2. Khi học sinh đề nghị đổi thầy giáo

Bạn là giáo viên chủ nhiệm của lớp 12A – một lớp ngoan và học giỏi. Nhưng ngay giữa học kỳ I, trong một lần sinh hoạt lớp, em lớp trưởng đứng lên thay mặt cả lớp đề đạt với cô giáo chủ nhiệm về việc đổi thầy giáo dạy Lý.
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

Lý do các em đưa ra là thầy dạy khó hiểu, lại hay có những lời mạt sát, xúc phạm đến các em. Bạn biết là những lời nói của các em về thầy dạy Lý không hoàn toàn sai sự thật. Hơn nữa, với cương vị là một giáo viên chủ nhiệm của một lớp cuối cấp, bạn cũng rất lo lắng cho kết quả học tập của các em, khi mà kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi Đại học sắp đến. Bạn phải làm thế nào đây để vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, vừa đảm bảo quyền lợi của học sinh?
Có 3 cách xử lý:
1. Bạn gạt phắt ngay đề nghị của các em, cho rằng như thế là các em đã thiếu tôn trọng thầy giáo của mình, lười học, lười suy nghĩ rồi đổ lỗi cho thầy. Không kiềm chế được có giáo viên còn “chua cay”: “Sao các anh chị không đề nghị Ban Giám hiệu (BGH) đổi luôn tôi đi?”
2. Bạn tỏ ra thông cảm với nỗi khổ đó của học sinh phải chịu đựng và hứa sẽ ngay lập tức đề nghị lên BGH đổi một giáo viên khác dạy giỏi hơn. Và bạn sẽ tranh thủ (có giáo viên còn nhân dịp này) “bồi thêm” những câu không tốt về đồng nghiệp trước mặt học sinh.
3. Bạn tổ chức họp lớp, tìm hiểu thêm ý kiến, nguyện vọng của các em. Nhưng dù thế nào bạn cũng giữ vững nguyên tắc không đổi giáo viên. Bạn sẽ dùng lời lẽ đầy thuyết phục để phân tích cho các em hiểu và thông cảm với thầy dạy Lý. Bạn hứa sẽ có biện pháp góp ý với thầy giáo nhưng không quên nhắc nhở các em cần chủ động suy nghĩ, không nên quá ỷ lại vào thầy giáo.

  1. Khi phát hiện học sinh yêu nhau

Theo dư luận của học sinh, bạn phát hiện trong lớp bạn chủ nhiệm có một đôi hình như “đã yêu nhau”. Bạn thấy cả hai thường không chú ý nghe giảng khi ở trong lớp. Và một lần bạn gặp họ đi xem phim cùng nhau và bạn hoàn toàn khẳng định tin “đồn thổi” ấy là đúng sự thật.
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

Điều đáng nói đây là năm cuối cấp, và sức học của cả hai học sinh ấy đều có chiều hướng đi xuống, nhất là cậu con trai từ một học sinh khá giỏi đã tụt xuống mức trung bình khá. Là một chủ nhiệm lớp, trước tình huống đó bạn xử lý ra sao? (chọn 1 trong 4 cách xử lý dưới đây)
1. Biết rõ hiện tượng đó, nhưng vì nghĩ chúng đã lớn, có tự do cá nhân và cần phải tự lo cho bản thân mình nên bạn coi như không biết. Thậm chí bạn còn nghĩ: “Nếu mình “nhúng tay vào” chúng không hiểu lại bảo mình “lắm chuyện” can thiệp vào đời tư của người khác, vừa mất thời gian lại vừa khiến chúng coi thường.
2. Bạn tìm mọi cách để “phanh phui” sự việc này trước lớp và nhắc nhở rất gay gắt cả hai học sinh đó và có ý muốn cấm đoán không được yêu đương khi còn là học sinh.
3. Bạn khéo léo tìm gặp riêng từng học sinh một và có cách nhắc nhở nhẹ nhàng, tế nhị để chúng quan tâm đến chuyện học tập, vừa không ảnh hưởng đến kết quả của bản thân vừa không ảnh hưởng đến thành tích chung của cả lớp.
4. Bạn làm như không biết chuyện hai em đó có tình cảm với nhau, và cho lớp tổ chức một buổi thảo luận về “tình yêu tuổi học trò” để định hướng đúng đắn cho các em qua những lời tâm sự của bạn. Sau đó bạn có thể gặp riêng từng em, ân cần tâm sự hỏi han xem lý do gì khiến các em học hành sa sút để các em có thể giãi bày và bạn sẽ đưa ra lời khuyên chân tình, xác đáng.

  1. Hai bài làm giống nhau từng chữ

Trong khi chấm bài kiểm tra viết cho học sinh, bạn phát hiện có hai bài giải giống nhau từng chữ. Bạn chọn cách xử lý nào trong ba cách sau?
GỢI Ý TRẢ LỜI: (Những gọi ý dưới đây mang tính định hướng, giáo viên có thể có cách xử lí tình huống hay hơn).

1.Nêu tên hai em đó, phê bình trước lớp và cho cả hai điểm một để làm gương cho các em khác.
2.Nêu hiện tượng này trước lớp, yêu cầu hai em đó tự giác đứng lên nhận lỗi (bạn không thể nêu tên cụ thể hai em học sinh đó). Sau đó bạn phê bình các em và cho cả lớp nghe một giáo dục đạo đức về tính không trung thực.
3.Trả bài bình thường và nêu chung chung rằng có hiện tượng chép bài của nhau trong lớp. Bạn không nêu tên hai em những sau đó sẽ gặp riêng hai em để tìm hiểu nguyên nhân và nhắc nhở.

 

NỘI DUNG BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GV

TRONG HỘI THI GVG CẤP HUYỆN (Tham khảo)

 NĂM HỌC 2015-2016

 
   

 

 

TRẮC NGHIỆM :  Khoanh tròn một phương án A, B C hoặc D thầy, cô cho là đúng.

Câu1 : Thông tư số 12/2011/TT- BGD ĐT: Điều lệ trường trung học nêu rõ Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học  thuộc điều mấy của Thông tư này.           

  1. Điều 32                         B.  Điều 31                          C.  Điều 19

Câu2 : Đánh giá bằng nhận xét kết quả học tập (sau đây gọi là đánh giá bằng nhận xét) đối với các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục.Theo TT58/2011/BGD-ĐT thì xếp loại cả năm đạt yêu cầu (Đ) khi:

  1. Cả hai học kỳ xếp loại CĐ
  2. Học kỳ I xếp loại Đ, học kỳ II xếp loại CĐ
  3. Cả hai học kỳ xếp loại Đ hoặc học kỳ I xếp loại CĐ, học kỳ II xếp loại Đ.

Câu3 : Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được thực hiện trong các trường phổ thông ở giai đoạn nào?

  1. 2006-2011.             B.  2010-2015             C.  2008-2013.                                   

Câu 4 : Thông tư số 30/2009/TT-BGD ĐT qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở gồm:

  1. 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí.                         B.  5 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí.
  2. 6 tiêu chuẩn với 24 tiêu chí.

Câu 5:  Theo QĐ số 26/2001-QĐ-BGD ĐT ban hành qui định tiêu chuẩn, kiểm tra và đánh giá công nhận phổ cập giáo dục THCS. Đơn vị THCS thuộc xã miền núi  được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS phải đảm bảo tiêu chí:

  1. Tỉ lệ học sinh TNTHCS hằng năm từ 80% trở lên.
  2. Tỉ lệ học sinh TNTHCS hằng năm từ 90% trở lên.
  3. Tỉ lệ học sinh TNTHCS hằng năm từ 95% trở lên.

Câu 6: Thông tư số 12/2011/TT- BGD ĐT: Điều lệ trường trung học quy  mỗi lớp ở cấp THCS có:

  1. Không quá 40 học sinh.                                     B. Không quá 45 học sinh.
  2. Không quá 50 học sinh.

Câu 7: Một HS A của trường THCS B có điểm TBM đạt 8.0 trở lên  trong đó có một môn Văn hoặc Toán đạt 8.0. Trong các môn còn lại có một môn đạt 6.4 còn lại đạt 6.5 trở lên và các môn đánh giá bằng nhận xét đều xếp loại đạt. Học sinh A được xếp loại về học lực là:

  1. Giỏi                         B.  Khá                                   C.  TB

Câu 8: Thông tư 58/2001/TT-BGD&ĐT có hiệu lực thi hành kể từ :

  1. 5/10/2006             B. 15/09/2008             C. 26/01/2012

Câu9: Luật Viên chức có hiệu lực thi hành vào thời gian nào?

  1. 01/01/2012             B.  01/01/2010             C.  01/01/2011

Câu 10: Thông tư 28/2009/TT-BGD&ĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông. Ở Điều 6 định mức tiết dạy của giáo viên THCS trên một tuần là:

  1. 17 tiết             B. 18 tiết                                 C. 19 tiết

Câu 11: Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày           

A.05/09/2012.                B. 01/07/2012.             C. 16/05/2012.

Câu 12: : Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm quy định diện tích trung bình cho mỗi học sinh trong lớp:

  1. 0,5 m2.             B. Từ 1,10 m2 trở lên.           C. Từ 1,50 trở lên.

Câu 13: Chủ tịch Hội đồng trường do:

  1. Các thành viên của Hội đồng trường bầu.
  2. Hội đồng sư phạm bầu.                                     Hiệu trưởng bổ nhiệm.

Câu 14  Theo thông tư 58/2011/TT-BGD-ĐT về quy chế đánh giá xếp loại học sinh . Ai là người trực tiếp ghi kết quả học tập của học sinh sau khi thi lại:

  1. Văn thư.                         B.    Giáo viên bộ môn.           C.   Giáo viên chủ nhiệm

Câu 15: Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức Nhà giáo thuộc điều mấy của quyết định số 16: Ban hành qui định về đạo đức nhà giáo?

  1. Điều 4.                         B. Điều 5.                                C. Điều 6

Câu 16:  Theo QĐ số 26/2001-QĐ-BGD ĐT ban hành qui định tiêu chuẩn, kiểm tra và đánh giá công nhận phổ cập giáo dục THCS. Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS phải đảm bảo tiêu chí ( trừ xã đặc biệt khó khăn)

  1. Tỉ lệ học sinh TNTHCS hằng năm từ 80% trở lên.
  2. Tỉ lệ học sinh TNTHCS hằng năm từ 90% trở lên.
  3. Tỉ lệ học sinh TNTHCS hằng năm từ 95% trở lên.

Câu 17: Thông tư số 30/2009/TT-BGD ĐT qui định quy trình đánh giá,xếp loại giáo viên  theo các bước

  1. Giáo viên tự đánh giá,xếp loại – Hiệu trưởng đánh giá xếp loại.
  2. Tổ đánh giá-Hiệu trưởng xếp loại.
  3. Giáo viên tự đánh giá,xếp loại – Tổ đánh giá, xếp loại- Hiệu trưởng đánh giá xếp loại

Câu 18: Theo thông tư số 13/2012/TT-BGD ĐT qui định về tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có bao nhiêu tiêu chuẩn? Tiêu chí

  1. 5 tiêu chuẩn. 30 tiêu chí B. 5 tiêu chuẩn. 36 tiêu chí  
  2. 6 tiêu chuẩn. 36 tiêu chí

Câu 19: Điểm trung bình các môn cả năm học( ĐTBcn), theo thông tư số 58/2011 được tính như thế nào?

  1. ĐTBcn là trung bình cộng của điểm trung bình cả năm các môn học đánh giá bằng cho điểm.
  2. ĐTBcn là trung bình cộng của điểm trung bình cả năm của các môn học đánh giá bằng cho điểm, trong đó điểm trung bình môn Toán và Ngữ văn tính hệ số 2.
  3. ĐTBcn là trung bình cộng của điểm trung bình các môn HKI và HKII, trong đó điểm trung bình các môn HK II tính hệ số 2.

Câu 20: Theo thông tư 58/2011/TT-BGD-ĐT về quy chế đánh giá xếp loại học sinh khuyết tật theo nguyên tắc.

  1. Tính điểm bình thường

B . Theo nguyên tắc động viên, khuyến khích, tiến bộ                 

  1. Theo sự tiến bộ của học sinh.

Câu 21:  Theo thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT thì số lần kiểm tra thường xuyên của môn học có từ trên 1 tiết đến dưới 3 tiết /tuần  bao gồm cả kiểm tra các loại chủ đề tự chọn là:

  1. Ít nhất 3 lần           B. Ít nhất 2 lần                         C. Ít nhất 4 lần

Câu 22:   Đối tượng phải phổ cập THCS là:

  1. Trẻ em đang học ở trường THCS
  2. Trẻ em từ 11 tuổi đến 18 tuổi ,đã tốt nghiệp tiểu học     
  3. C. Trẻ em từ 11 tuổi đến 18 tuổi

Câu 23: Một học sinh cuối năm học đạt được kết quả học tập như sau:

Môn

T

Hóa

Sinh

V

Sử

Địa

TD

AN

MT

Tin

NN

CD

TB CN

H K

ĐTB

8.5

8.2

8.4

8.0

7.5

9.0

6.4

Đ

Đ

Đ

9.8

8.0

9.0

8.3

Tốt

Theo thông tư 58/2011 học sinh này được xếp loại

  1. Giỏi            B. Trung Bình                               C. Khá   

Câu 24: Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT( Điều lệ trường trung học) quy định trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên THCS là:

A.Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng

B.Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

C.Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Câu 25: Theo Quy chế công nhận trường chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn chất lượng giáo dục về mặt học lực được quy định là:

A.Xếp loại giỏi đạt từ 3% trở lên; loại khá đạt từ 35% trở lên; loại yếu, kém không quá 5%.

B.Xếp loại giỏi đạt từ 3% trở lên; loại khá đạt từ 30% trở lên; loại yếu, kém không quá 5%.

C.Xếp loại giỏi đạt từ 3% trở lên; loại khá đạt từ 20% trở lên; loại yếu, kém không quá 5%.

Câu 26: Một trong những mục tiêu của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 là:

A.Phát huy sự chủ động, sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong điều kiện hội nhập quốc tế.

B.Phát huy tính chủ động,tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả.

C.Tập trung các nguồn lực để giải quyết dứt điểm những yếu kém về cơ sở vật chất, thiết bị trường học, tạo điều kiện cho học sinh khi đến trường được an toàn, thân thiện, vui vẻ.

Câu 27: Giáo viên nữ có con nhỏ  từ 12 tháng trở xuống thì số tiết đựơc giảm trong tuần là:

  1. 2 tiết /tuần B. 1 tiết /tuần              C. 3 tiết/tuần

 

Câu 28: Theo Điều 30 Luật giáo dục năm 2005, cơ sở giáo dục phổ thông gồm:

  1. Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học.
  2. Trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học.
  3. Trường tiểu học, trường THCS, trường THPT, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp.

Câu 29:  Nguyên lý giáo dục là :

  1. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận với thực tiễn, nhà trường kết hợp với gia đình và xã hội.
  2. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội.
  3. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Câu 30:    Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chính thức Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT: Quy chế, đánh giá xếp loại học sinh trung hoc cơ sở và trung học phổ thông ngày tháng năm nào?

A/ 12/12/2011.               B/ 15/12/2011.                        C/ 12/11/2011.

Câu 31:    Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT quy định đối với các môn học đánh giá bằng cho điểm kết quả của mỗi học kỳ được tính.

                           TĐKTtx + 2 x TĐKTđk + 3 x ĐKThk

A/        ĐTBmhk =

                              Số bài KTtx + 2 x Số bài KTđk + 3

                       TĐKTtx +  TĐKTđk + 3 x ĐKThk

B/        ĐTBmhk =

                              Số bài KTtx + Số bài KTđk + 3

                       TĐKTtx + 2 x TĐKTđk + 2 x ĐKThk

C/        ĐTBmhk =

                              Số bài KTtx + 2 x Số bài KTđk + 2

Câu 32:    Thông tư 13/2012/TT-BGDĐT ban hành ngày 06/4/2012: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC có mấy tiêu chuẩn?

  1. 3             B. 4                             C. 5

Câu 33:   Thông tư 12/2011/TT BGDDT Ban hành về Điều lệ  trường THCS,THPT và  trường phổ thông có nhiều cấp học bao gồm bao nhiêu chương? Bao nhiêu điều?

  1. 7  Chương với 47 điều                  B.  6  Chương với 46 điều
  2. 5  Chương với 45 điều

Câu 34:  Thông tư 30/2009/TT BGDDT Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên được hiểu như thế nào?

    A –  Là hệ thống các yêu cầu cơ bản về năng lực chuyên môn,nghiệp vụ .

    B –   Là hệ thống các yêu cầu cơ bản về  phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn.

    C –  Là hệ thống các yêu cầu  cơ bản về phẩm chất chính trị,đạo đức lối sống, năng lực chuyên môn,nghiệp vụ .

Câu 35:  Quy trình về tổ chức đánh giá xếp loại Giáo viên quy định tại Thông tư 30/2009/TT BGDĐT được tiến hành :

    A –  Hiệu trưởng tổng hợp và công bố kết quả của giáo viên .

    B –  Đánh giá xếp loại Giáo viên được thực hiện vào cuối năm học .

    C –  Đánh giá xếp loại Giáo viên được thực hiện vào cuối mỗi học kì  .

Câu 36:  Hình thức đánh giá của môn GDCD về  kết quả học tập của học sinh được quy định :

  1. Đánh giá bằng nhận xét             B. Đánh giá bằng cho điểm
  2. Kết hợp giữa đánh giá bằng cho điểm và nhận xét

Câu 37:  Đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh được xếp thành những loại gì?

  • Tốt, Khá, Trung bình, Yếu
  • Giỏi, Khá,Trung bình , Yếu, Kém             Giỏi, Khá,Trung bình , Yếu

Câu 38:  Theo thông tư số 17/2012/TT-BGD ĐT thời hạn cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy học thêm có hiệu lực nhiều nhất là:

  1. 12 tháng.                         B. 18 tháng.                            C. 24 tháng.

Câu 39: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009  của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Gồm có mấy chương? Mấy điều qui định?

          A/ 4 chương, 14 điều         ;          B/  3 chương , 14 điều

Câu 40:  Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là?

        A/ Hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

        b/ Quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của chuẩn NGGV

        c/ Hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với  GV trung học về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Câu 41: Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt. Là tiêu chí, tiêu chuẩn, điều nào được quy định trong chuẩn nghề nghiệp Gíao viên?

 a/Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong thuộc Tiêu chuẩn 2 Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục của Điều 5.

 b/Tiêu chí 3 Ứng xử với học sinh thuộc Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của Điều 4.

c/ Tiêu chí 2.Đạo đức nghề nghiệp thuộc Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của Điều 4  dục của Điều 5.

Câu 42:  Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí là một trong 4 phẩm chất được quy định trong điều:

          a/ Điều 3. Phẩm chất chính trị;                                     b/  Điều 5. Lối sống, tác phong

          c/ Điều 4. Đạo đức nghề nghiệp      

Câu 43: Đổi mới PPDH nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của HS. Được quy định trong:

a/ Điều 7. Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

b/ Điều 6. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

c/ Điều 3. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

Câu 44:  Điều lệ Trường Phổ thông gồm có:

      a/ 6 chương với 47 điều quy định;                        b/ 7 chương với 47 điều quy định         

      c/ 6 chương với 46 điều quy định             

Câu 45:  Chương II trong  Điều lệ Trường Phổ thông là chương nói về:

      a/ Tổ chức và quản lý nhà trường;     b/ Chương trình và các hoạt động giáo dục

      c/ Quan hệ giữa nhà trường- gia đình và xã hội  

Câu 46: Thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT Quy định:

    a/ Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT

    b/ Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở

    c/ Quy định về dạy thêm, học thêm         

Câu 47: Nội dung Quyết định số 16/2008/ QĐ-BGD&ĐT là:

       a/ Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở.

       b/ Quy định về đạo đức Nhà giáo

       c/ Điều lệ trường phổ thông

Câu 48: Ngày 1/1/2007, Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục Việt nam ra Nghị quyết số 442/NQ-CĐN. Nội dung Nghị quyết số 442/NQ-CĐN ban hành ngày 1/1/2007 là:

       a/ Về việc phát động cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

        b/ Về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

        c/ Quy định về dạy thêm, học thêm

CÂU 49: Theo qui chế đánh giá 58/2011/TT-BGDĐT, Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

  1. a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
  2. b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
  3. a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
  4. b) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
  5. a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 2 môn Toán, Ngữ văn từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
  6. b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
  7. c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

CÂU 50: Theo qui chế đánh giá 58/2011/TT-BGDĐT, nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh:

A. xếp loại Kém

B. xếp loại Y

C. xếp loại TB

CÂU 51: Thông tư  số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Giáo viên chủ nhiệm được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học:

  1. không quá 3 ngày liên tục B. không quá 4 ngày liên tục
  2. không quá 5 ngày liên tục

 

CÂU 52: Thông tư  số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, mỗi lớp học có số học sinh khônng quá:

A. 40 em

B. 45 em

C. 50 em

CÂU 53: Theo thông tư 17/2012/TT-BGDĐT có quy định về viêv dạy thêm học thêm là phòng học đảm bảo diện tích trung bình cho 1 học sinh là:

A. từ 0,90m2 trở lên

B. từ 1,00m2 trở lên

C. từ 1,10m2 trở lên

CÂU 54: Theo thông tư 30/2009/TT-BGDĐT, ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông có:

A. 50 tiêu chí và có tổng số điểm là 200 điểm

B. 50 tiêu chí và có tổng số điểm là 100 điểm

C. 25 tiêu chí và có tổng số điểm là 100 điểm

 CÂU 55: Theo thông tư số 30/2009/TT-BGD ĐT, qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học có bao nhiêu mục đích?

  1. 4 mục đích.                         B. 5 mục đích.                         C. 6 mục đích.

Câu 56: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung của tài liệu nào?

  1. Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD ĐT về việc phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
  2. Thông tư số 58/2011/TT-BGD ĐT : Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.
  3. Thông tư số 12/2011/TT- BGD ĐT: Điều lệ trường trung học

Câu 57: Theo qui chế đánh giá 58/2011/TT-BGDĐT, một học sinh có số điểm cuối năm như bảng kê được xếp loại học lực loại gì?

 

Toán

Vật Lý

Hoá Học

Sinh Học

Ngữ Văn

Lịch Sử

Địa Lý

Tiếng Anh

GDCD

Công Nghệ

Thể Dục

Âm Nhạc

Mĩ Thuật

Tin Học

ĐTBm

 

 

8.3

6.8

5.0

5.2

7.6

5.5

5.1

8.0

7.2

6.6

Đ

Đ

5.9

6.5

 

A. xếp loại Khá

B. xếp loại TB

C. xếp loại yếu

                                     

Câu 58.  Theo điều lệ trường THCS,THPT và phổ tông nhiều cấp học được ban hành theo thông tư 12/2011của Bộ giáo dục & đào tạo thì giáo viên không được thực hiện công việc nào sau đây:

  1. Tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
  2. Trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lý nhà trường;
  3. Tổ chức các lớp dạy thêm ngoài nhà trường

Câu 59.  Tiêu chuẩn đánh giá trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học Ban hành kèm theo Thông tư số: 13/2012/TT-BGDĐT bao gồm bao nhiêu tiêu chuẩn, tiêu chí

  1. 5 Tiêu chuẩn 36 tiêu chí             B. 5 Tiêu chuẩn 47 tiêu chí
  2. 7 Tiêu chuẩn 47 tiêu chí

Câu 60. Theo qui chế đánh giá xếp loại học sinh trung học có sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT thì hạnh kiểm học sinh được xếp thành những loại sau

  1. Giỏi ; Khá; TB; Yếu             B. Tốt; Khá; TB; Yếu
  2. Tốt; Khá; TB; Yếu; kém

Câu 61. Theo qui chế đánh giá xếp loại học sinh trung học có sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT Ai có quyền cho phép HS được miễn học môn xếp loại:

  1. GVCN                         B. GV BM thể dục                  C. Hiệu trưởng nhà trường

Câu 62. Theo điều lệ trường THCS,THPT và phổ thông nhiều cấp học được ban hành theo thông tư 12/2011của Bộ giáo dục & đào tạo  thì trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên THCS là:

  1. Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm
  2. Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS
  3. Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT.

Câu 63. Trong hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra được ban hành theo công văn số 8773/BGDĐT-GDTrH thì bước đầu tiên của quy trình đề là :

  1. Chọn mục đích của đề kiểm tra             B. Thiết lập ma trận
  2. Biên soạn câu hỏi.

Câu 64. Theo quy đinh chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư số 30 /2009 /TT-BGDĐT giáo viên được đánh giá và xếp thành các loại sau:

  1. Xuất sắc; Khá; TB; Yếu; Kém. B. Xuất sắc; Khá, TB; Kém.
  2. Xuất sắc; Khá; TB; Yếu.
    Câu 65. Theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, số lần kiểm tra thường xuyên đối với môn học có 1 tiết trở xuống/tuần mỗi HK có:
  3. Ít nhất 2 lần B. Ít nhất 3 lần                        C. Ít nhất 1 lần

Câu 66. Chỉ thị về  “chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” do ai ký ban hành

  1. Thủ tướng Chính phủ B. Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tao            
  2. Chủ tịch Quốc hội

Câu 67. Ý nào không có trong  nội dung cần công khai theo thông tư 09-2009/ BGD&ĐT về thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân

  1. Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế
  2. Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở giáo dục
  3. Công khai lý lịch của cán bộ công chức nhà trường

CÂU 68: Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương là nhiệm vụ của :

  1. Nhân viên văn thư của trường
  2. Phó hiệu trưởng phụ trách HĐGDNGLL
  3. Tất cả giáo viên, nhân viên trường Trung học

CÂU 69: Ban cán sự lớp được bầu ra vào đầu mỗi năm học ( gồm lớp trưởng và các lớp phó) để tổ chức hoạt động của lớp là do:

  1. Tập thể học sinh trong lớp bầu ra
  2. Giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ định
  3. Tổng phụ trách và BGH nhà trường chỉ định

CÂU 70: Đánh giá xếp loại học lực được xếp thành những loại gì?

  1. Tốt, Khá, Trung bình, Yếu
  2. Giỏi, Khá,Trung bình , Yếu, Kém
  3. Giỏi, Khá,Trung bình , Yếu

CÂU 71: Học sinh được xếp học lực loại gì nếu có các điều kiện sau:

– Điểm TB các môn học từ 8.0 trở lên,trong đó điểm TB của 1 trong 2môn Toán,Ngữ văn từ 8.0  trở lên

– Không có môn học nào điểm TB dưới 6.5

– Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ

A-Loại Giỏi                                 B-Loại Khá                             C-Loại TB

CÂU 72: Học sinh không được lên lớp trong trường hợp nào dưới đây:

A-Hạnh kiểm và học lực từ TB trở lên                B-Hạnh kiểm khá và học lực TB

C-Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học.

CÂU 73: Có những hình thức kiểm tra nào  đối với bộ môn học?

A-Kiểm tra miệng,kiểm tra viết               B-Kiểm tra viết,kiểm tra thực hành

C-Kiểm tra miệng,kiểm tra viết,kiểm tra thực hành.

CÂU 74:  Hệ số 3 được tính cho loại bài kiểm tra nào:

A-Điểm kiểm tra viết và kiểm tra thực hành từ 1 tiết trở lên

B-Điểm kiểm tra học kỳ                                                C-Điểm kiểm tra thường xuyên

CÂU 75: Trường hợp nào dưới đây học sinh không ở lại lớp hẳn?

  1. Học lực yếu,hạnh kiểm yếu.             B. Học lực TB,hạnh kiểm yếu.
  2. Học lực kém,hạnh kiểm Khá

Câu 76 : Theo thông tư 58/2011 của Bộ GD&ĐT. Đánh giá kết quả học tập của học sinh cuối học kỳ và cuối năm được xếp theo.

  1. Học lực có 5 loại;hạnh kiểm có 4 loại B. Học lực có 5 loại;hạnh kiểm có 5 loại
  2. Học lực có 5 loại;hạnh kiểm có 3 loại D. Học lực có 4 loại;hạnh kiểm có 5 loại

Câu 77: Theo điều lệ trường trung học hiện hành thì mỗi tổ chuyên môn có một tổ trưởng, do:

  1. Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ

B.Tập thể BGH biểu quyết tín nhiệm theo đa số

C.Hội đồng thi đua nhà trường bầu ra

D.Tập thể giáo viên trong tổ bầu ra và hiệu trưởng giao nhiệm vụ.

Câu 77: Thông tư đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở số 58/2011/TT-BGDĐT ngày  12/12/2011 của Bộ Giáo dục Đào tạo quy định có mấy hình thức kiểm tra học sinh:

  1. 2 hình thức                 B. 3 hình thức          C. 4 hình thức D. 5 hình thức

Câu 78: Kết quả cuối năm học của một học sinh THCS như sau: Hạnh kiểm xếp loại Tốt và điểm trung bình các môn cuối năm là:

Toán

Hóa

Sinh

Văn

Sử

Địa

NN

GD

CD

CN

TD

ÂN

MT

TB CmCn

8,8

8,8

9,2

7,4

6,1

9,1

8,8

8,5

8,0

8,3

Đ

Đ

Đ

8,3

       Theo Thông tư đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở số 58/2011/TT-BGDĐT ngày  12/12/2011 của Bộ Giáo dục Đào tạo thì học sinh này được xếp loại cả năm là:

  1. Giỏi                     B. Khá                     C. Trung bình           D. Yếu

Câu 79 : Điều kiện dự xét công nhận tốt nghiệp của học sinh học hết chương trình THCS là bao nhiêu tuổi ?

  1. không quá 18 tuổi                                     B. không quá 19 tuổi 
  2. không quá 20 tuổi                                     D. không quá 21 tuổi

Câu 80: Theo thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng BGDĐT giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân trường học được giảm bao nhiêu tiết 1 tuần ?

  1. 1 tiết B. 2 tiết   C. 3 tiết                     D. 4 tiết

Câu 81: Để công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia phải đảm bảo mấy tiêu chuẩn ?

  1. 2 B. 3 C. 4                             D.5

Câu 82 : Một học sinh có điểm trung bình các môn học ở học kỳ 1 là 8,7, môn thể dục được xếp loại chưa đạt, các môn còn lại đạt từ 8,0 trở lên. Học sinh này được xếp loại học lực:

A/ Giỏi                        B/ Khá                         C/ Trung bình           D/Yếu

Câu 83 : Giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi, tiết học tham gia thi giảng được báo trước ít nhất

A/ 1 tuần         B/ 3 ng ày                    C/ 5 ngày            D/ 10 ngày

Câu 84:  Giáo viên tham dự Hội thi cấp tỉnh ngoài việc phải hội đủ những điều kiện của giáo viên tham gia Hội thi  cấp huyện còn phải có giấy chứng nhận đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện mấy lần trong 4 năm trước liền kề.

  1. 1 lần. B.2 lần.                           C. 3 lân.                D. 4 lần.

Câu 85: Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn như Tổ trưởng bộ môn được giảm:

  1. 1 tiết/tuần. B. 2 tiết/tuần.  C. 3 tiết/tuần.        D. 4 tiết/tuần.

Câu 86: Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kì nào?

A.Học kì I                          B. Học kì II                            C. Cả hai học kỳ

Câu 87 : Theo Thông tư liên tịch số 35, công tác thiết bị, thí nghiệm ở trường Trung học cơ sở hạng 2, hạng 3 được bố trí:

       A-01 biên chế

       B-02 biên chế

       C-03 biên chế

D-04 biên chế

Câu 88 : Học sinh được công nhận đạt danh hiệu học sinh tiên tiến học kì hoặc cả năm thì phải đảm bảo điều kiện gì?

       A.Hạnh kiểm loại K trở lên và học lực loại K trở lên.

       B.Hạnh kiểm loại Tb và học lực loại khá.

Câu 89: Kết quả cuối năm học của một học sinh THCS như sau: Hạnh kiểm xếp loại Tốt; các môn đều có điểm trung bình 8,0 trở lên, riêng môn Lịch sử là 2,0; điểm trung bình các môn 8,3, các môn xếp loại đạt.

          Theo Thông tư đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở số 58/2011/TT-BGDĐT ngày  12/12/2011 của Bộ Giáo dục Đào tạo thì học sinh này được xếp loại cả năm là:

  1. Giỏi                     B. Khá                      C. Trung bình           D. Yếu

Câu 90: Nếu điểm trung bình học kì hoặc điểm trung bình cả năm đạt mức loại G nhưng do kết quả của một môn học nào đó mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại gì?

A.Giỏi                  B.Khá                         C.Yếu                    D. Kém

Câu 91: Điều lệ trường phổ thông quy định, giáo viên chủ nhiệm có bao nhiêu quyền:

A-6 quyền

B-8 quyền

C-12 quyền

D-13 quyền

Câu 92 : Thẩm quyền cấp bằng tốt nghiệp THCS  là:

  1. Hiệu Trưởng trường sở tại nơi học sinh đang theo học.
  2. Trưởng Phòng Giáo Dục và Đào Tạo.
  3. Giám Đốc sở Giáo Dục và Đào Tạo.
  4. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

Câu 93 : Theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy ở bậc trung học, căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu chí, mỗi giáo viên được đánh giá theo một trong các loại sau:

A-2 loại: đạt chuẩn, chưa đạt chuẩn.              B-3 loại: Xuất sắc, Khá, Trung bình.

C-4 loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu.        D-5 loại: Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém

Câu 94: Thông tư số 21/2010/TT/BGDĐT về việc ban hành điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp PT và GDTX  có hiệu lực từ ngày tháng năm nào?

  1. 3/9/2010             4/9/2010                  c. 5/9/2010                  d. 6/9/2010

Câu 95: Biên chế giáo viên của trường THCS cho mỗi lớp học là:

  1. không quá 1,70 giáo viên                         không quá 1,80giáo viên
  2. không quá 1,90 giáo viên             D. không quá 2,0 giáo viên

Câu 96: Học sinh được xếp loại hạnh kiểm ……………….. khi thi học kì I , em bị vi phạm gian lận trong kì thi .

    a- khá                              b- trung bình                     c- yếu

Câu 97: Điều lệ trường học quy định nhà trường phải có bao nhiêu loại hồ sơ sổ sách?

  1. 16             B. 17               C. 18                           D. 19

Câu 99 : Theo quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia (Ban hành kèm theo Thông tư  số  47/2012/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) trường trung học đạt chuẩn quốc gia cần đảm bảo đầy đủ …….. tiêu chuẩn.

  1. 2 B. 3                 C. 4                             D. 5

Câu 100: Giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện phải đảm bảo các điều kiện:

  1. có thời gian công tác từ 01 năm trở lên, có 01 lần đậu GVG cấp trường, có SKKN đạt 6/10 điểm.
  2. có thời gian công tác từ 03 năm trở lên, có 02 lần đậu GVG cấp trường, có SKKN đạt 6/10 điểm.
  3. có thời gian công tác từ 05 năm trở lên, có 02 lần đậu GVG cấp trường, có SKKN đạt 6/10 điểm.

có thời gian công tác từ 07 năm trở lên, có 04 lần đậu GVG cấp trường, có SKKN đạt 6/10 điểm.

Câu 101: Theo điều 30 (Điều lệ trường trung học). Giáo viên trường trung học là :

  1. Người làm nhiệm vụ giảng dạy trong nhà trường, gồm các giáo viên bộ môn .
  2. Người làm nhiệm vụ giảng dạy trong nhà trường, gồm các giáo viên bộ môn , giáo viên chủ nhiệm .
  3. Người làm nhiệm vụ giảng dạy trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng , Phó hiệu trưởng , giáo viên bộ môn , giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp THPT ), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS ) .
  4. Người làm nhiệm vụ giảng dạy , giáo dục trong nhà trường, gồm : Hiệu trưởng , Phó hiệu trưởng , giáo viên bộ môn , giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp THPT ), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THCS ) .

Câu 102: Theo quy chế thi học sinh giỏi. Điều kiện để học sinh dự thi học sinh giỏi:

  1. xếp loại học lực giỏi, điểm TBm dự thi từ 8.0 trở lên.
  2. xếp loại học lực, hạnh kiểm từ khá trở lên, điểm TBm dự thi từ 8.0 trở lên.
  3. xếp loại học lực khá, điểm TBm dự thi từ 6.5 trở lên.
  4. xếp loại học lực trung bình, điểm TBm dự thi từ 9.0 trở lên.

Câu 103: Theo Điều 18 – Điều lệ hội thi giáo viên giỏi, giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh phải đạt mấy yêu cầu:

a-2 yêu cầu          b-3 yêu cầu                  c-4 yêu cầu                   d-5 yêu cầu

Câu 104: Theo điều 39 (Điều lệ trường trung học ) . Học sinh có mấy quyền  ? 

  1. 4 .             B. 5.                            C. 6 .                          D. 7 .

Câu 105:  Học sinh không được lưu ban quá bao nhiêu lần trong một cấp học?

  1. 1 lần b.2 lần                      c.3 lần                                  d.4 lần

Câu 106: Anh (Chị) hãy cho biết cấp nào ra quyết định công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia ?

a-Bộ GD-ĐT

b-Sở GD-ĐT

c-UBND cấp tỉnh

d-UBNDcấp huyện

Câu 107:Theo Quy chế công nhận trường chuẩn quốc gia, thời hạn công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia là bao nhiêu năm kể từ ngày ký quyết định công nhận.

            a-3 năm

b-4 năm

c-5 năm

d-6 năm

Câu 108: Điều 72 của Luật Giáo dục có qui định nhiệm vụ của nhà giáo. Anh (Chị) hãy cho biết nhà giáo có bao nhiêu nhiệm vụ?

a-5

b-6

c-7

d-8

Câu 109: Anh (Chị) hãy cho biết Luật Giáo dục hiện nay mà ngành đang sử dụng là Luật Giáo dục được ban hành vào năm nào?.

a-2004

b-2005

c-2006

d-2007

Câu 110: Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào cấp học ở tuổi cao hơn bao nhiêu  tuổi so với tuổi quy định?

         a.1 tuổi                b.2 tuổi                   c.3 tuổi                              d.4 tuổi.

Câu 111: Điều kiện thi GVG cấp huyện là:

  1. Phải hội đủ những điều kiện của giáo viên tham gia hội thi cấp trường .
  2. Phải hội đủ những điều kiện của giáo viên tham gia hội thi cấp trường . SKKN đạt vòng trường .
  3. Phải hội đủ những điều kiện của giáo viên tham gia hội thi cấp trường và phải có giấy chứng nhận GV dạy giỏi cấp trường trong 2 năm truớc liền kề.
  4. Phải hội đủ những điều kiện của giáo viên tham gia hội thi cấp trường và phải có giấy chứng nhận GV dạy giỏi cấp trường năm truớc liền kề

Caâu 112:  Nếu học sinh có hành vi xúc phạm danh dự , nhân phẩm của bạn hoặc của người khác; đánh nhau gây rối trật tự , trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội thì được xếp hạnh kiểm loại gì ?

  1. Tốt . B. Khá .             C. TB              D. Yếu             E. Kém

Câu 113: Giáo viên làm kiêm công tác thanh tra nhân dân cấp trung học cơ sở được giảm bao nhiêu tiết trên tuần?

A.1 tiết.                        B. 2 tiết.                      C.3 tiết.                      D. 4 tiết.

Câu 114 : Theo thông tư số 30 ngày 22 tháng 10 năm 2009. Khi đánh giá , xếp loại giáo viên theo Chuẩn ; tổng số điểm đạt được tối đa là bao nhiêu ?

  1. 50.             B. 100 .                       C. 150 .                       D. 200 .

Câu 115. Nguyên tắc dạy thêm , học thêm bao gồm mấy nguyên tác?

a.4                   b.5                   c. 6

Câu 116. Đánh giá viên chức được phân làm mấy loại:

  1. 1 loại. b. 2 loại. c. 3 loại.               d. 4 loại

Câu 117. Theo điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Tại Điều 30 quy định: Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm:

  1. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng b. GV bộ môn, GV làm công tác Đoàn, Đội
  2. GV chủ nhiệm, GV làm công tác tư vấn HS d. Tất cả đều đúng.

Câu 118: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội là:

  1. Mục tiêu giáo dục             b. Tính chất giáo dục
  2. Nguyên lý giáo dục             d. Tất cả đều sai.

Câu 119: Căn cứ theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT, thì 8 tiêu chí gồm:  “Xây dựng kế hoạch dạy học; Đảm bảo kiến thức môn học; Đảm bảo chương trình môn học; Vận dụng các phương pháp dạy học; Sử dụng các phương tiện dạy học; Xây dựng môi trường học tập; Quản lý hồ sơ dạy học; Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh” thuộc năng lực nào đối với chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học?

  1. Năng lực dạy học                         b. Năng lực giáo dục
  2. Năng lực hoạt động chính trị, xã hội d. Năng lực phát triển nghề nghiệp.

Câu 120: Trong trường hợp điểm trung bình cả năm (ĐTBcn) đạt 8.0, trong có điểm trung bình của môn Ngữ văn là 8,0 và các môn còn lại không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5. Nhưng có môn Thể dục bị xếp loại chưa đạt (CĐ) thì em đó được xếp loại:

  1. Khá             b. Trung bình                         c. Yếu                          d. Kém.

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);