Dán răng sứ veneer loại nào tốt nhất?

Dán răng sứ veneer loại nào tốt nhất? Hiện nay do nhu cầu làm răng sứ thẩm mỹ ngày càng cao cùng với đó là sự xuất hiện của rất nhiều cơ sở nha khoa, rất nhiều thương hiệu sứ quảng cáo tràn lan. Điều này khiến rất nhiều khách hàng băn khoăn không biết chọn dòng veneer nào đem lại kết quả phục hình lí tưởng nhất. Vậy dán răng sứ veneer loại nào tốt nhất hiện nay, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Dán răng sứ veneer loại nào tốt nhất?
Dán răng sứ veneer loại nào tốt nhất?

Dán răng sứ veneer là gì?

Dán răng sứ hiện nay là đỉnh cao của nha khoa thẩm mỹ. Miếng veneer siêu mỏng được gọi là veneer ultrathin, veneer laminate hay Pressing Laminate được dán lên bề mặt men răng để che đi mọi khuyết điểm về màu sắc và hình thể xấu của răng gốc, giúp nụ cười bạn rạng rỡ. Lịch sử của veneer từ những năm 1950 khi một nha sĩ người Mỹ trong phim trường muốn làm đẹp các hàm răng của các diễn viên. Ông dùng những miếng răng sứ mỏng dán tạm lên bề mặt của răng. Sau đó nhờ công nghệ vật liệu phát triển, miếng dán sứ veneer chắc và keo dán tốt giúp răng sứ veneer tồn tại lâu mà phát triển thành ngành công nghệ dán sứ trong nha khoa hiện đại.

Dán răng sứ veneer là kỹ thuật được ưa chuộng số 1 hiện nay trên thế giới, dựa vào 3 tiêu chí: an toàn. Không mài nhỏ răng gốc, bảo vệ tuỷ răng nhờ vật liệu sứ Laminate mang đến nụ cười toàn diện.

Miếng dán sứ veneer có độ mỏng chỉ 0.2 – 0.5mm nhưng đạt độ cứng lên tới 400Mpa cao gấp 3 lần răng thật. Màu sắc veneer được đắp lớp tạo hiệu ứng tinh tế với vân răng tự nhiên, rõ nét. Một miếng veneer tuy mỏng nhưng lại thể hiện được đầy đủ các hiệu ứng về màu sắc, sự thay đổi của cạnh cắn, rìa cắn trong.

Dán răng sứ veneer là gì?
Dán răng sứ veneer là gì?

Trường hợp nào nên và không nên dán răng sứ veneer

Trường hợp nào nên dán sứ răng veneer

Không phải ai răng xấu cũng có thể dán răng sứ. Nếu răng bạn đang gặp các vấn đề dưới đây thì veneer là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn:

• Răng ố vàng, xỉn màu do thực phẩm, thời gian đã tẩy trắng nhưng không lên màu được như mong muốn

• Răng nhiễm kháng sinh, flour

• Răng thưa kẽ không quá 3mm

• Răng sứt mẻ không quá 1/3 thân răng

• Men răng xấu, bề mặt răng rỗ, không đều

Trường hợp nào không nên dán răng sứ

Với những trường hợp: Răng không đều đặn nhưng muốn làm thẩm mỹ răng sứ như:

• Răng mọc lệch lạc, chen chúc quá nhiều

• Răng sai khớp cắn (răng hô, móm, khớp cắn đối đầu hay cắn chéo)

Để đáp ứng tiêu chuẩn thực hiện dán sứ răng và an toàn nhất cho sức khỏe răng miệng bạn nên:

+ Niềng răng ( chỉnh nha) để răng tương đối đều, giảm mức độ xô lệch

+ Sau đó sẽ tiến hành dán răng sứ veneer

Dán răng sứ Veneer có phải mài răng không?

Nếu như trước đây khách hàng muốn có một hàm răng đều, đẹp, khắc phục hiệu quả tình trạng khuyết điểm của răng thì họ thường tìm đến phương pháp bọc răng sứ. Tuy nhiên, vì phải mài toàn bộ cấu trúc của răng để tạo cùi do răng sứ khá dày nên gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe răng miệng về sau khiến nhiều người cảm thấy e ngại. Ngoài ra, nếu lựa chọn nha khoa kém chất lượng, kỹ thuật mài cùi răng không đảm bảo có thể gây viêm lợi, viêm nha chu, … sau khi bọc răng sứ.

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học nha khoa, với mặt dán sứ mỏng khoảng 0,3 – 0,6mm thì bạn không cần phải lo lắng nhiều về vấn đề mài răng nữa. Bởi phương pháp này chỉ mài một ít bề mặt ngoài của răng, thậm chí đối với răng có kích thước nhỏ bác sĩ có thể không cần mài mà chỉ chà nhám để tạo độ bám cho răng sứ mà thôi. Do đó, với câu hỏi dán răng sứ Veneer có phải mài răng không thì câu trả lời là CÓ mài răng nhưng tỉ lệ không nhiều như các phương pháp khác, vì vậy, răng gốc và tủy được bảo tồn tối đa.

Mặt dán sứ Veneer
Mặt dán sứ Veneer

Dán răng sứ Veneer có tốt không?

Răng sứ Veneer có tốt không là băn khoăn, lo lắng của nhiều khách hàng đang có nhu cầu cải thiện tình trạng răng bị ố, vàng, răng thưa,… bằng phương pháp này. Với câu hỏi trên, các bác sĩ và khách hàng đã trải nghiệm qua dịch vụ này đều cho rằng bạn nên lựa chọn phương pháp này bởi những ưu điểm vượt trội sau:

Giảm thiểu tối đa quá trình mài răng

Trong khi bọc sứ phải mài cả mặt trong và ngoài của răng thật thì dán sứ Veneer không mài răng chỉ “tiêu hao” mặt ngoài của răng với một tỉ lệ cực kỳ nhỏ. Thậm chí đối với những trường hợp răng thưa thì tỉ lệ mài này gần như bằng không. Điều này khiến cho việc bảo tồn răng gốc tối đa, không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như khả năng nhai về sau.

Bảo vệ tủy răng

Tủy là nguồn sống của răng. Việc va chạm vào tủy, gây chết tủy sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe răng miệng sau này. Chính vì thế, với tỷ lệ mài răng ít, không ảnh hưởng đến cấu trúc răng, không lấn sâu vào mô răng nên tuyệt đối sẽ không xảy ra tình trạng ảnh hưởng đến tủy răng, gây chết tủy.

Bảo vệ tủy, không mài nhiều răng thật là một trong những ưu điểm tuyệt vời mà dán sứ Veneer mang lại bởi khách hàng sẽ hoàn toàn cảm thấy thoải mái, dễ chịu trong quá trình thực hiện, không gây ra bất cứ sự khó chịu, ê buốt nào.

Độ bền cao

Mặt dán sứ Veneer nếu được dán lên răng với kỹ thuật chuẩn xác và được chăm sóc đúng cách sẽ tồn tại lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn.

Độ cảm biến thức ăn tốt

Do Veneer có kích thước siêu mỏng không gây ra tình trạng vướng, cộm nên không gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai cũng như độ cảm biến thức ăn.

Dán răng sứ Veneer có tốt không?
Dán răng sứ Veneer có tốt không?

Dán răng sứ Veneer có hại không?

Bất kỳ phương pháp nào cũng có ưu – nhược điểm riêng, vậy dán răng sứ Veneer có hại không? Thực tế, dán răng sứ Veneer ít có nhiều rủi ro nhất so với những phương pháp khác, vì không xâm lấn nhiều đến cấu trúc của răng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp bất kỳ biến chứng nào sau khi dán sứ Veneer có thể là do những nguyên nhân sau:

  • Bác sĩ tư vấn sai phương pháp

Dán sứ Veneer chỉ phù hợp cho những trường hợp cấu trúc hàm răng tương đối đều nhưng màu sắc răng lại không đẹp nên muốn cải thiện. Còn với những trường hợp răng lệch lạc, hô, móm nhiều thì không áp dụng được. Tuy nhiên, một số nha sĩ vì lợi nhuận đã tư vấn sai cho khách nên gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm nướu, hôi miệng, đau nhức kéo dài, …

  • Răng bị mài quá nhiều

Được xem là kỹ thuật làm răng sứ khó nhất trong phục hình răng, dán sứ Veneer đòi hỏi bác sĩ nha khoa phải thực sự chuyên sâu và lành nghề để tính toán, đo lường chính xác tỉ lệ mài răng, tránh việc mài quá đà, làm mất cân bằng giữa cùi răng và mặt dán gây mất thẩm mỹ.

  • Vệ sinh răng miệng kém

Sau khi dán sứ xong, bạn có thể ăn nhai như bình thường. Tuy nhiên, để bảo vệ răng sứ tốt nhất, bạn nên hạn chế cắn hoặc nhai những thức ăn quá cứng hoặc quá dai để tránh gây nứt, bể mặt sứ. Khi mặt dán sứ bị nứt, bể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào phá hủy men răng và gây ra một số bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu, hôi miệng, …

Dán răng sứ veneer loại nào tốt nhất?

Dán răng sứ veneer loại nào tốt nhất?
Dán răng sứ veneer loại nào tốt nhất?

 

Hiện tại,mình lựa chọn và mang đến cho các bạn 3 loại veneer được sản xuất từ thỏi thủy tinh nguyên khối, đáp ứng các tiêu chí khắt khe nhất:

(1) Dán sứ veneer Emax press: Dòng veneer hướng đến sự tự nhiên

(2) Dán sứ veneer Lisi Press: Dòng veneer hướng đến màu trắng trong nhưng có sắc tươi trẻ

(3) Dán sứ veneer Celtra Press: Dòng veneer dành cho các răng nhiễm màu nặng

Loại veneer nào tốt nhất? Câu trả lời không có loại veneer nào tốt nhất mà chỉ có loại veneer phù hợp nhất với tình trạng của bạn. Dán sứ veneer là dịch vụ nha khoa cao cấp nhất trong số các phương pháp làm răng thẩm mỹ hiện nay. Bản chất các loại veneer đã là một sản phẩm hoàn hảo.

Do đó, việc lựa chọn loại veneer nào hoàn toàn tùy thuộc vào vấn đề răng – mong muốn thẩm mỹ và điều kiện tài chính của khách hàng.

Xem thêm: So sánh bọc răng sứ và dán răng sứ thẩm mỹ.

Review dán sứ veneer? Có nên dán sứ veneer không?

 Dán sứ veneer là gì? Những trường hợp nào nên dán sứ veneer?

Implant ETK Active là gì? Ưu điểm của trồng răng Implant ETK Active

Kinh nghiệm gửi ô tô bằng tàu hỏa Bắc Nam 2020

Kinh nghiệm chuyển xe máy bằng tàu hỏa khi đi chơi xa 2020

Có thể bạn quan tâm:

(function($) { $(document).ready(function() { $('header .ux-search-submit').click(function() { console.log('Moew'); $('header form.search_google').submit(); }); }); })(jQuery);