Ưu điểm nổi trội của dán sứ veneer so với bọc răng sứ chính là việc mài rất ít men răng, bảo tồn tối đa răng gốc. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc miếng dán sứ veneer cũng phải đạt độ mỏng tương ứng nhưng đồng thời vẫn phải đảm bảo màu sắc – độ che phủ và độ cứng ăn nhai. Hãy cùng tìm hiểu xem miếng dán sứ veneer có thể mỏng đến mức độ nào và thực tế khách hàng đã dán sứ veneer.
Nội dung chính:
Miếng dán sứ veneer quyết định đến độ hot của phương pháp này
Tại sao miếng dán sứ veneer lại là yếu tố quyết định đến độ hot của phương pháp này? Dán sứ veneer không phải phương pháp mới xuất hiện trong Nha khoa mà đã có từ rất lâu trước đó. Tuy nhiên, do sự phát triển của sứ và chất kết dính thời gian trước không đáp ứng được các yêu cầu đặt ra về thẩm mỹ và chịu lực nên bọc sứ được đa số khách hàng lựa chọn.
Hơn 1 năm trở lại đây, đặc biệt sau “cú shock” ngành nha về trào lưu mài răng bọc sứ, dán sứ veneer bắt đầu trở nên thịnh hành vì các thương hiệu sản xuất vật liệu thế giới đã bắt kịp theo xu hướng khi cho ra các vật liệu và cement để cho ra những miếng dán sứ veneer có chất lượng không khác gì khi khách hàng mài nhỏ răng bọc sứ.
Dán răng sứ Veneer có phải mài răng không?
Nếu như trước đây khách hàng muốn có một hàm răng đều, đẹp, khắc phục hiệu quả tình trạng khuyết điểm của răng thì họ thường tìm đến phương pháp bọc răng sứ. Tuy nhiên, vì phải mài toàn bộ cấu trúc của răng để tạo cùi do răng sứ khá dày nên gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe răng miệng về sau khiến nhiều người cảm thấy e ngại. Ngoài ra, nếu lựa chọn nha khoa kém chất lượng, kỹ thuật mài cùi răng không đảm bảo có thể gây viêm lợi, viêm nha chu, … sau khi bọc răng sứ.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học nha khoa, với mặt dán sứ mỏng khoảng 0,3 – 0,6mm thì bạn không cần phải lo lắng nhiều về vấn đề mài răng nữa. Bởi phương pháp này chỉ mài một ít bề mặt ngoài của răng, thậm chí đối với răng có kích thước nhỏ bác sĩ có thể không cần mài mà chỉ chà nhám để tạo độ bám cho răng sứ mà thôi. Do đó, với câu hỏi dán răng sứ Veneer có phải mài răng không thì câu trả lời là CÓ mài răng nhưng tỉ lệ không nhiều như các phương pháp khác, vì vậy, răng gốc và tủy được bảo tồn tối đa.
Kỹ thuật của bác sĩ kết hợp cùng miếng dán veneer cho kết quả hoàn hảo
Điều kiện cần và đủ để có kết quả tốt nhất là sự kết hợp giữa kỹ thuật bác sĩ và miếng dán veneer. Nếu bọc sứ rất nhiều bác sĩ, thậm chí kỹ thuật viên có thể mài răng bọc sứ nhưng rất ít % bá sĩ có thể dán sứ veneer đúng kỹ để bảo vệ răng gốc cho khách hàng.
Với mỗi khách hàng – mỗi bộ răng sẽ có kế hoạch mài răng khác nhau. Nhiều khách hàng nghĩ rằng răng cứ đều là mài giống nhau nhưng thực tế lại không phải vậy. Với mỗi cung hàm, mối dáng răng, bác sĩ sẽ định hình kế hoạch mài trong đầu theo kinh nghiệm và kiến thức về dán sứ veneer + bệnh lý + thẩm mỹ dáng răng.
Kỹ thuật mài không chỉ quyết định đến việc bảo tồn răng gốc mà còn là vấn đề giữ cho miếng dán sứ veneer chắc chắn để bệnh nhân ăn nhai thoải mái.
Dán răng sứ Veneer có bền không?
Dán răng sứ Veneer có bền không là băn khoăn của nhiều khách hàng. Nguyên nhân xuất phát chủ yếu là do khách hàng suy nghĩ rằng: Bọc răng sứ phải mài xung quanh cả thân răng trong khi dán sứ Veneer chỉ mài một ít bề mặt ngoài của răng. Hơn nữa, mão răng bọc sứ cũng dày hơn so với miếng dán mỏng Veneer. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn ngược lại, dán sứ Veneer có độ bền cao hơn so với bọc sứ. Thế nhưng, để miếng dán sứ Veneer được bền với thời gian sử dụng cần đáp ứng đầy đủ những tiêu chí sau:
- Trình độ tay nghề của bác sĩ phải chuẩn xác
Yếu tố tay nghề của bác sĩ đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến chất lượng cũng như độ bền của sản phẩm. Không giống như bọc sứ, dán sứ đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, tỉ mỉ, vì thế, bác sĩ khi thực hiện phải thực sự là người có kiến thức chuyên môn sâu, nhận định tốt để xác định hướng mài đúng, tỷ lệ mài chính xác cho từng trường hợp và có khả năng linh hoạt để xử lý nhanh các tình huống phát sinh trong quá trình dán sứ.
- Chất liệu răng sứ phải đảm bảo chất lượng
Chất liệu của mặt dán sứ cũng là một trong những yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng sứ Veneer. Nếu sử dụng sứ chất lượng kém thì sau một thời gian sử dụng miếng dán Veneer sẽ xuất hiện một số biểu hiện như nứt, gãy hoặc nhiễm màu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng, nặng hơn có thể gây những biến chứng tiêu cực khác cho răng như sâu răng, hôi miệng, …
- Chăm sóc răng miệng phải đúng cách
Đây cũng được xem là bước quan trọng quyết định đến độ bền của răng sứ. Nếu bạn chăm sóc kỹ lưỡng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ có chế độ ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng đúng cách và tái khám thường xuyên thì có thể duy trì dài lâu độ bền của răng sứ.
Tiêu chuẩn của một miếng dán veneer sứ?
Để tạo nên một nụ cười đẹp như một kiệt tác nghệ thuật, mỗi miếng dán veneer sứ phải đạt được cái tiêu chuẩn cao nhất để đảm bảo các yếu tố và thẩm mỹ về chức năng ăn nhai.
Chính vì thế, miếng dán veneer sứ phải như một lớp men răng nhân tạo chức năng như men răng tự nhiên để bảo vệ và làm đẹp cho răng:
- Khả năng chịu lực: Răng tự nhiên có khả năng chịu lực 80 – 120Mpa còn miếng dán veneer sứ có khả năng chịu lực lên tới 450 – 500Mpa. Điều này đảm bảo sau khi gắn veneer sứ bạn ăn uống, cắn xé thức ăn thoải mái mà không cần lo vỡ, sứt, mẻ.
- Độ mỏng chỉ từ 0.2 – 0.5mm: Sự kỳ diệu của công nghệ dán veneer sứ chính là gần như không mài răng gốc, không mài nhỏ răng. Điều này giúp bạn an tâm không lo vấn đề ê buốt, nhạy cảm răng. Để làm được điều này, miếng dán veneer sứ phải đạt độ mỏng như một tờ giấy.
- Tái tạo màu sắc tuyệt đỉnh: Màu sắc của miếng dán veneer là yếu tố chính quyết định đến độ sáng – độ tươi của nụ cười. Đa số các khách hàng chú trọng đến vấn đề này do tâm lý xuất phát ban đầu khi làm răng là răng gốc xỉn màu, ố vàng. Đặc biệt khi đánh son làm giảm tính thẩm mỹ.
- Hình dáng răng: Hình dáng miếng veneer sứ quyết định hình dáng của mỗi chiếc răng khi lên cung miệng. Răng cửa hình dáng khác răng cửa bên, răng nanh lại cần có nét duyên riêng. Hình dáng răng 2 bên cân đối, hài hòa, phù hợp với khuôn mặt, tính cách của khách hàng.
Bên trên là một số thông tin về miếng dán sứ veneer. Chúc các bạn có được nhưng thông tin hữu ích!
Xem thêm: So sánh bọc răng sứ và dán răng sứ thẩm mỹ.
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng khi làm răng thẩm mỹ
Review dán sứ veneer? Có nên dán sứ veneer không?
Dán sứ veneer là gì? Những trường hợp nào nên dán sứ veneer?
Implant ETK Active là gì? Ưu điểm của trồng răng Implant ETK Active